Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thói quen thắt dây an toàn trên ô tô: Vẫn chưa có gì thay đổi

Phóng viên - 04/12/2017 | 7:32 (GTM + 7)

VOVGT - Hiện nay, đa phần những người tham gia giao thông không thực hiện quy định thắt dây an toàn khi tham gia giao thông bằng ô tô.

Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô có thể hạn chế được những chấn thương nếu không may xảy ra va chạm.

Tuy nhiên, hiện nay, đa phần những người tham gia giao thông tại Việt Nam không thực hiện quy định thắt dây an toàn khi tham gia giao thông bằng ô tô mặc dù Luật giao thông đường bộ đã có những quy định về vấn đề này. Đâu là nguyên nhân của vấn đề này?

Ý  kiến của người tham gia giao thông phản ánh về thói quen không thắt dây an toàn trên ô tô hiện nay:

"Tôi thấy là hầu hết các lái xe tham gia giao thông trên đường đều không thắt dây an toàn mà chỉ là hầu hết các lái xe. Tôi nghĩ việc thắt dây an toàn cũng khá là quan trọng khi tham gia giao thông vì có thể làm giảm những cái tai nạn không đáng có."

"Mình thì thấy lái xe người ta hay thắt rồi, chủ yếu là hành khách, khách hàng hoặc gia đình, người ta đi lại ít khi thắt, chứ còn lái xe thì thắt cũng khá đầy đủ."

"Theo tôi thấy, hiện nay tình trạng các cháu , bố mẹ cho đi ô tô cùng không bao giờ thắt dây an toàn cả, đôi khi các cháu còn nghịch ngợm trên xe, đôi khi còn ấn linh tinh. Tôi thấy bố mẹ cũng chưa quan tâm sát sao đến việc an toàn. Có rất nhiều nguy cơ rình rập khi mà để cho trẻ con chơi đùa thoải mái trên xe ô tô, thậm chí ở phía trước, nếu có việc gì đó sẽ không xử lí kịp thời."

"Tôi cảm thấy hơi bất tiện, bình thường tôi có thể mở nhạc hoặc với sang ghế bên cạnh thoải mái, chơi đùa với con thoải mái nhưng khi tôi thắt dây an toàn vào, tôi chỉ có thể ngồi một chỗ."

Thắt dây an toàn khi lái xe chưa phải là thói quen của người Việt

Những ý kiến vừa rồi đã cho chúng ta thấy, bản thân những người lớn, khi tham gia giao thông bằng phương tiện ô tô còn khá thờ ơ với việc thắt dây đeo an toàn với lí do là “ bất tiện”, nên việc không thắt dây an toàn cho trẻ nhỏ cũng là điều dễ hiểu.

Đa phần, trên các phương tiện ô tô cá nhân, người lái xe thường là người duy nhất thắt dây an toàn, người ngồi ở các vị trí ghế phụ và ghế sau rất ít khi sử dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp, bản thân lái xe cũng “trốn tránh” việc này, bằng cách cài dây an toàn vào ghế để tránh tín hiệu cảnh báo của ô tô.

Trên các phương tiện vận tải hành khách như xe taxi, xe khách, hầu hết hành khách không quan tâm đến dây đai an toàn cũng như việc thắt dây an toàn.

Tình trạng không thắt dây an toàn khi ngồi ghế sau ô tô cũng xảy ra tương tự tại nhiều quốc gia trong đó có Mỹ.

Kết quả khảo sát từ Viện bảo hiểm an toàn đường bộ Mỹ (IIHS) cho thấy, trung bình cứ 5 năm người thường xuyên sử dụng ô tô đi lại hàng ngày, có đến 4 người không thắt dây đai an toàn khi ngồi ở hàng ghế thứ 2.

Trong khi đó, theo các chuyên gia an toàn giao thông, dây an toàn được thiết kế giúp người sử dụng ngồi yên ở ghế khi xe gặp tai nạn. Nếu không có dây an toàn, người trên xe có thể bị đập vào bất cứ thứ gì xung quanh hoặc văng khỏi ghế, thậm chí văng khỏi xe.

Thực tế cho thấy, vào ngày 24/8/2017, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, 2 em bé đã bị ngã văng ra khỏi ô tô trong một vụ va chạm bởi không thắt dây an toàn. Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo, nếu không thắt dây an toàn, người ngồi hàng ghế sau có nguy cơ bị chấn thương, tử vong cao hơn 75% so với người ngồi hàng ghế trước do phía trước có túi khí.

Việc sử dụng dây đeo an toàn khi ngồi trên các phương tiện ô tô đang chạy trên đường giao thông có thể hạn chế những chấn thương nếu không may xảy ra va chạm, hoặc khi phanh gấp, thế nhưng nhiều người tham gia giao thông vẫn thờ ơ, không chịu chấp hành. Lý giải về điều này, chị Nguyễn Hồng Ngoan ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết:

Theo tôi quan sát được biết, người dân Việt nam của mình rất ít khi thắt dây an toàn. Theo quan điểm của mình do tâm lý chủ quan. Người dân Việt Nam mình rất hay lạc quan, cái việc xảy ra tai nạn hay phanh, dừng đột xuất nó rất ít khi làm việc đó. Hoặc là bản thân các quy định của pháp luật vẫn chưa chặt chẽ , bởi vì mọi người không thắt cũng chẳng sao cả cho nên mọi người cũng rất ít khi bị bắt lỗi hoặc phạt hành chính, cảnh cáo cho nên mọi người vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh việc đấy.

Đồng tình với quan điểm này, chị Hồng Nhung ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, bản thân người tham gia giao thông thấy hết được hậu quả nghiêm trọng của hành vi không thắt dây an toàn khi xảy ra va chạm, tai nạn giao thông.

Mặt khác, hiện nay, công tác tuyên truyền về việc thắt dây an toàn còn bị bỏ ngỏ. Chị Hồng Nhung nói:

Tôi nghĩ là cái quy định này là có nhưng có thể CSGT không giám sát chặt chẽ việc thắt dây an toàn. Tôi nghĩ cái việc này không có xử phạt gì nên có thể người tham gia giao thông không thắt dây an toàn.Theo bản thân tôi, cái quy định đối với việc thắt dây an toàn cho người tham gia giao thông, tôi cũng chưa nghe thấy ở trên báo đài nói gì về cái việc này .Cho nên tôi nghĩ là cần tuyên truyền nhiều hơn nữa trên báo đài, ti vi những giờ mà mọi người xem đông.

TS Trần Hữu Minh- Phó Chánh Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cho biết, hiện nay trên nhiều phương tiện vận tải chưa chú trọng đến việc trang bị đầy đủ dây đai an toàn cho hành khách.

Trong khi đó, Luật giao thông đường bộ chưa bắt buộc tất cả các vị trí trên xe đều phải thắt dây an toàn . TS Trần Hữu Minh phân tích:

Dây bảo hiểm, người ngồi hàng đầu, người lái xe bắt buộc phải thắt. Thế nhưng thực ra theo Luật là chưa bắt buộc người ngồi sau phải thắt đâu mà chỉ khuyến khích. Những cái đó thì là để mà đảm bảo an toàn giao thông là chúng ta phải làm triệt để, ai cũng phải thắt hết. Thế nhưng thực tế lên một xe taxi tìm kiếm 1 dây bảo hiểm rất khó, còn xe khách không tìm được ở đâu cả, thậm chí tháo hết để cho tiện.

Mặc dù Luật giao thông đường bộ mới chỉ khuyến khích người ngồi các hàng ghế sau sử dụng dây đeo an toàn nhằm giảm thiểu thương tích khi xảy ra va chạm. Nhưng khi Việt Nam gia nhập công ước viên 1968, Việt Nam ưu tiên thực hiện các quy định về nội dung này. Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2018, Nghị định số 46/2016 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định người ngồi trên xe ôtô phải thắt dây an toàn ở tất cả các vị trí có trang bị dây an toàn, kể cả những người ngồi ở những hàng phía sau trong xe ô tô Theo đó, mức phạt đối với hành vi này là từ 100- 200 nghìn đồng đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Để từng bước thay đổi thói quen của người dân trong việc thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô, bên cạnh việc tăng cường công tác xử lí vi phạm thì điều quan trọng phải tăng cường công tác giáo dục nhận thức của người tham gia giao thông.

Kinh nghiệm của Thụy Điển – quốc gia có tỷ lệ TNGT thấp nhất thế giới cho thấy, chính quyền quốc gia Bắc Âu khuyến khích các nhà khoa học, nhà nghiên cứu phát minh ra những thiết bị an toàn hiện đại trong đó có dây đai an toàn được sử dụng trên các phương tiện vận tải chất lượng tốt.

Song song với đó là thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho người dân và người tham gia giao thông. Một người dân Thụy Điển chia sẻ:

Người dân Thụy Điển tuân thủ tuyệt đối với việc sử dụng dây đeo an toàn và người dân có ý thức rất là cao. Chúng tôi đã tuyên truyền và giáo dục liên quan đến vấn đề này từ rất là lâu, trong đó yêu cầu cả người đằng trước và người đằng sau đều phải đeo dây an toàn. Bởi các nghiên cứu đã chứng minh, không chỉ những người đằng trước đeo dây bảo hiểm. Khi tai nạn xảy ra, lực văng rất là lớn và có thể những người ngồi đằng sau có thể là trở ngại và có thể gây chấn thương cho người ngồi đằng trước, chứ không phải là xe và người đằng sau có thể là tử nạn do không đeo dây đeo an toàn.

Chị Nguyễn Hồng Ngoan cũng như nhiều người tham gia giao thông đề xuất, Việt Nam cần phải tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cho người dân thấy được hậu quả của việc không thắt dây an toàn và tầm quan trọng, những lợi ích của thói quen thắt dây an toàn, để từng bước thay đổi nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông.

Các phương tiện vận tải chưa trang bị các thiết bi dây đeo an toàn, mức xử phạt thấp, công tác xử phạt lỗi vi phạm không thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô còn gặp nhiều khó khăn là những nguyên nhân khiến cho tình trạng người ngồi trên xe ở ghế trước và ghế sau không thắt dây an toàn diễn ra khá phổ biến.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn nằm ở thói quen chủ quan và thiếu tự giác trong việc chấp hành các quy định của pháp luật của người tham gia giao thông.

Bởi vậy, để từng bước hạn chế hành vi không thắt dây an toàn của người tham gia giao thông, cần những giải pháp đồng bộ cả về chính sách, thực thi pháp luật và công tác giáo dục tuyên truyền cho người tham gia giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //