Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sắc màu thung lũng hoa Hồ Tây

Phóng viên - 08/02/2018 | 16:26 (GTM + 7)

VOVGT-Ở Hà Nội có một khoảng trầm lắng, nên thơ lạ lùng, đó là cánh đồng hoa nước mát, chạy dài được nhiều người gọi với cái tên Thung lũng hoa Hồ Tây.

Thời điểm này, các loại hoa đều đã đến vụ thu hoạch ở Tây Tựu - Ảnh: Vy An

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

OnedayTour: Dạo chơi 6 làng hoa ven Hà Nội dịp giáp Tết

Đầu tiên phải kể tới Tây Tựu. Nằm ở quận Bắc Từ Liêm, Tây Tựu là một làng nghề trồng hoa lâu đời của thủ đô Hà Nội. Khoảng đầu tháng 10 Âm lịch hàng năm, người dân Tây Tựu lại bận rộn chuẩn bị vụ hoa lớn để đón Tết. Nơi đây trồng chủ yếu là các loại hoa cúc, từ cúc đại đóa vàng, trắng, cho đến cúc chi, cúc tím, hồng. Ngoài ra, không thể thiếu violet, thược dược, đồng tiền, hoa hồng... rất được ưa chuộng để trang trí lẫn trưng bày trên bàn thờ dịp lễ.

Làng hoa Tây Tựu cách trung tâm Hà Nội 20 km. Bạn có thể bắt xe buýt số 29 và xuống ở điểm Tây Tựu. Làng nằm ngay bên chợ hoa, tiếp giáp mặt đường chính. Nếu đi bằng xe máy, bạn thẳng hướng đường Hồ Tùng Mậu, tới quốc lộ 32 thì rẽ phải ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp khoảng 2 km.

Thời điểm này, các loại hoa đều đã đến vụ thu hoạch ở Tây Tựu - Ảnh: Nguyễn Quốc Sơn

Làng hoa Nhật Tân được biết đến nhiều nhất nhờ những gốc đào trồng với kỹ thuật cao, hoa nở đều và màu đẹp. Khoảng 20 tháng Chạp hàng năm, người dân trong làng đã rục rịch cắt đào đem ra chợ bán và đưa đi khắp Hà Nội. Hoa đào Nhật Tân ngày nay còn được bán sang cả một số quốc gia khác, không riêng các tỉnh trong nước. Bên cạnh đào, quất phục vụ dịp Tết, làng hoa Nhật Tân còn trồng rất nhiều luống cúc, bách nhật, hoa bướm... để bán lẻ cũng như cho du khách tham quan chụp ảnh kỷ niệm, ảnh cưới.

Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 7 km, bạn chạy xe theo hướng đường Nghi Tàm đến chợ hoa Quảng An và đi qua nghĩa trang làng.

Phong trào trồng hoa, cây cảnh được nhân rộng ra toàn xã kể từ cách đây 7 năm - Ảnh: Lê Bích

Làng hoa Xuân Quan thuộc xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên có tổng diện tích đất canh tác gần 200 ha, nằm toàn bộ phía ngoài đê. Các loại hoa, cây cảnh được trồng chủ yếu ở Xuân Quan bao gồm: hoa truyền thống (hồng, cúc...), hoa chất lượng cao (ly, địa lan...), hoa giỏ treo (dạ yến thảo, cát tường...), cây trải thảm, cây công trình (đào tiên, lộc vừng...).

Vì cách Hà Nội gần 20 km và khá gần làng gốm Bát Tràng nên bạn có thể đi xe máy theo đê Long Biên hướng Bát Tràng hoặc bắt xe buýt số 47 rồi đi xe ôm thêm một đoạn là tới.

Hoa trà là loại nổi bật của làng hoa và cây cảnh Phụng Công - Ảnh: Lê Bích

Cũng thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đất Phụng Công khá nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh và hoa. Ngoài trồng các loại hoa như lan, ly, hải đường, trạng nguyên... người dân ở đây còn chăm rất nhiều giống cây thế như si, sanh, lộc vừng... Đặc biệt, làng Phụng Công nức tiếng nhờ trồng hoa trà, tên khác là hoa hải đường, hoa trà mi - một giống cây cũng được nhiều người ưa chuộng và bán chạy vào dịp lễ Tết.

Để tới làng hoa Phụng Công, bạn theo hướng đến làng gốm Bát Tràng nhưng không rẽ vào mà đi tiếp qua cầu Bắc Hưng Hải chừng 2 km sẽ thấy rất nhiều biển báo. Làng nằm phía trái triền đê sông Hồng.

Thược dược, violet tím cũng được trồng khá nhiều ở làng hoa Liên Mạc - Ảnh: Lê Bích

Từ một làng thuần nông, Liên Mạc ngày nay đã phát triển trồng hoa như một nghề chính. Làng cũng dần trở thành một vựa hoa lớn bên cạnh Tây Tựu. Ngoài thế mạnh là hoa, làng còn trồng bưởi Diễn - giống quả rất được ưa chuộng dịp lễ Tết. Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 12 km, bạn có thể đi xe máy theo hướng đường Âu Cơ tới chân cầu Thăng Long qua đình Vẽ, đình Chèm và qua cầu chừng 2 km theo triền đê sẽ thấy cổng làng.

Những người nông dân hồ hởi thu hoạch vụ hoa tết ở Mê Linh - Ảnh: Lê Bích

Làng hoa Mê Linh nằm ven quốc lộ 23B thuộc xã Mê Linh, huyện Mê Linh, ở phía bắc thành phố Hà Nội, giáp sân bay quốc tế Nội Bài. Làng có diện tích gần 100 ha, trồng chủ yếu là hoa hồng Pháp, cúc. Với không khí trong lành, bình yên của một vùng ngoại ô và sự thân thiện từ dân địa phương, Mê Linh trở thành điểm đến ưa thích cho những du khách yêu hoa.

Làng hoa Mê Linh cách Hà Nội khoảng 30 km, bạn có thể đi xe buýt số 07 hoặc chạy xe máy theo hướng lên sân bay Nội Bài qua cầu Thăng Long, rẽ lối vào khu công nghiệp Thăng Long, đi qua tiếp khoảng 5 km là tới.

Đường vui của tôi: Sắc màu thung lũng hoa Hồ Tây

Nằm nép mình bên bờ Hồ Tây thơ mộng, thung lũng hoa hưởng những thớ thịt phù sa màu mỡ, bồi đắp từ sông Hồng rộng hàng ngàn m2, trên đường Nhật Chiêu, quận Tây Hồ, một địa điểm không quá khó tìm. Hàng ngày, nơi đây thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới thăm quan và chụp ảnh.

Chủ vườn sen đã cải tạo và biến hồ sen thành thung lũng hoa nhân tạo, đáp ứng nhu cầu của khách gần xa - Ảnh: LĐTĐ

Thủa trước, nơi đây vốn là một hồ sen rộng lớn, nhưng vì hoa sen chỉ nở vào mùa hè, khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu mùa đông hoa sẽ tàn và các chủ vườn phải tháo nước, phơi đất để tăng khí oxy, giúp hoa mùa sau dễ lên hơn.

Từ đặc điểm đó, chủ vườn sen đã cải tạo và biến hồ sen thành thung lũng hoa nhân tạo, đáp ứng nhu cầu của khách gần xa. Từ ý tưởng đó, hồ sen chỉ một mùa được lấp đầy bằng những luống hoa rực rỡ. Xa xa, từng mảng hoa trông giống như những thảm hoa được vẽ nên với bố cục hài hòa, cân xứng bởi nhiều mảng màu khác nhau. Người ta kể rằng, vườn hoa ấy là thiên đường của các loài hoa nằm ngay trung tâm thành phố. Bất cứ thời điểm nào, hàng ngàn m2 luôn kín hoa với những khoảnh ruộng đủ sắc màu: Vàng, xanh, đỏ…

Không chỉ có các loài hoa thuần túy, thung lũng quy tụ đủ các loài hoa lạ ở vùng Tây Bắc, Đà Lạt như hoa tam giác mạch, hoa dã quỳ… Có thời điểm, vùng đất này du nhập thêm hoa tuy líp, hoa oải hương… phục vụ người dân.

Không chỉ có các loài hoa thuần túy, thung lũng quy tụ đủ các loài hoa lạ ở vùng Tây Bắc, Đà Lạt như hoa tam giác mạch, hoa dã quỳ - Ảnh: LĐTĐ

Chính vì sự đa dạng đó, cứ mỗi thời khắc sang mùa, nơi đây lại có đủ loài hoa báo mùa đặc trưng. Mùa thu, họa mi gõ cửa đất trời. Những luống cúc họa mi ngây thơ trong sáng, mỏng manh xen kẽ trong họ hàng nhà cúc. Mùa hạ, nơi đây có đầm sen ngào ngạt hương thơm, nở rộ bắt mắt. Hay trong cái giá lạnh của mùa đông, miền Bắc như chìm trong gam màu tối của sự cô đơn. Nhưng giữa lòng Hà Nội vẫn bừng sáng bởi thảm màu đầy hương sắc của các loài hoa. Đặc biệt phải nói tới mùa xuân, thung lũng ngoài vẻ len lén cánh hoa đào Nhật Tân trứ danh là trăm hoa đua nở, quy tụ.

Rồi cũng từ cánh đồng đó, mùa nào hoa nấy, thung lũng hoa Hồ Tây tô điểm nhan sắc đất Kinh kì qua những gánh hàng rong. Để nhiều người Thủ đô đều phải nhớ về những thúng, mẹt hoa… tinh mơ đã chầm chậm, thấp thoáng từng con phố.

Không chỉ có vậy, hoa vùng ấy còn là nguyên liệu của bao nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ tạo nên những câu thơ, bài hát nổi danh. “Nhớ hôm nào ! Qua lối nhỏ mân mê/Loài cúc nhỏ Họa Mi màu thật đẹp” (Cúc họa mi và em – Lê Hoàng). Hay như trong lời bài hát “Hà Nội 12 mùa hoa” có nói: “Tháng giêng hoa đào bừng nở, đón xuân khoe sắc hồng tươi/ Tháng hai hoa ban ngập tràn, tím biếc những gương mặt phố/…Hồ Tây ngát hương mùa sen tháng sáu”.

Theo thời gian, thung lũng hoa hiện hữu cả trong những thời khắc trọng đại của cuộc đời mỗi người. Đó là lúc, thung lũng hoa được lựa chọn là địa điểm chụp ảnh cưới, chụp kỷ yếu, chụp nghệ thuật. Cứ mỗi mùa hoa đặc trưng, giới trẻ nô nức, rủ nhau đến đây để ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa. Hoa rạng rỡ trong mắt cô dâu ngày cưới. Hoa cúng trên bàn thờ tổ tiên, ghi nhận thời khắc tháng ngày. Hoa ngỏ lời ngày mới quen nhau. Từ lẽ đó, thung lũng hoa như tồn tại bao trọn đời sống của người dân Thủ đô.

Không chỉ thế, một điều mà ít người biết đến, trung bình, nơi đây luôn tạo công ăn việc làm cho khoảng từ 15-20 người để chăm sóc và tưới tắm cho hoa. Hoa trở thành miếng cơm manh áo, đời sống vật chất cho những người lao động nơi đây.

Trong khi Hà Nội đang bị thu hẹp không gian xanh bởi đô thị hóa, ô nhiễm không khí, đất nước. Thung lũng hoa như điểm nhấn khác biệt, không ồn ào, chỉ nhẹ nhàng tỏa hương, khoe sắc. Sự sâu lắng của lặng im đó không chỉ báo hiệu những thời khắc thiêng liêng của đất trời mà còn cứu không biết bao tâm hồn mệt mỏi.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //