Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cây gạo quanh Hồ Gươm

Phóng viên - 12/08/2017 | 2:48 (GTM + 7)

VOVGT - Dạo bước quanh Hồ Gươm, không ít người sẽ cảm thấy thích thú và bất ngờ khi nhìn thấy một cây hoa gạo sừng sững ở phía đông Hồ Gươm...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong tản văn “Cây bên hồ Gươm” của nhà văn Tô Hoài, ông viết: “Nhớ hồ Gươm, bao giờ tôi cũng trở lại tuổi thơ tò mò, ngây dại, say mê với những trò chơi đếm cây đố lá mỗi cây mỗi quả, xem các mùa đổi lá, mùa ra hoa không khi nào chán. Làn cây ven hồ Gươm như làn mi, như ai dướn đôi mày. Không thể nghĩ cái đầm nước tuyệt vời ấy lại vắng làn mi những rèm cây….Mỗi cái cây bên nhau, mà khác nhau đều mang chứng tích lịch sử và thời gian thế vậy.”

Lá xanh, lá vàng trên cành cây gạo già bên hồ Gươm. Ảnh: Thanh niên

Mỗi cây bên Hồ Gươm đều gợi nhắc cho ta những hình ảnh dung dị về các miền quê của đất nước, đều chất chứa những ký ức rất đời, rất đỗi riêng tư và cũng rất đỗi thân thuộc đối với mỗi người. Có lẽ hiện nay, dạo bước quanh Hồ Gươm, không ít người sẽ cảm thấy thích thú và bất ngờ khi nhìn thấy một cây hoa gạo sừng sững ở phía đông Hồ Gươm, đặc biệt khi vào mùa cây gạo ra hoa.

Hình ảnh cây hoa gạo hay những bông hoa gạo đỏ rực góc trời đã gắn liền với vùng nông thôn Việt Nam như một điều rất tự nhiên. Nhưng cuộc sống công nghiệp hiện đại khiến cuộc sống thay đổi từng ngày khiến bức tranh làng quê cũng thưa vắng dần những hình ảnh quen thuộc, đặc biệt như tại thủ đô Hà Nội thì hình ảnh như cây đa, cây hoa gạo lại càng hiếm gặp. Sự hiện diện của cây gạo ở Hồ Gươm là cả một câu chuyện lịch sử dài mà hành trình của Bánh xe đồng vọng hôm nay sẽ cùng quý vị và các bạn khám phá.

Trước tiên, mời quý vị đến với câu chuyện của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến về sự ra đời của cây gạo ở bên Hồ Gươm:

Điểm Dừng

Cây gạo là hình ảnh thân quen trong tâm thức mỗi con người vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ. Đặc biệt, vào mỗi độ hoa trổ bông, vẻ đẹp sù sì, gân guốc nhưng cũng không kém phần uy nghi, cùng hàng nghìn hàng triệu đốm lửa nhỏ đang rực cháy... luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc, họa và nhiếp ảnh.

Còn với riêng cây gạo ở Hồ Gươm, qua câu chuyện mà nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến vừa chia sẻ, có thể thấy, loài cây này không chỉ mang trong mình những dấn ấn thời gian đặc biệt của Hà Nội nói chung mà còn của Hồ Gươm và biết bao con người nói riêng. Với tuổi đời hơn trăm năm, gốc cây bốn người ôm không hết, hình ảnh cây gạo như được tạc vào không gian Hồ Gươm để dù ở góc hình nào, chúng ta cũng đều nhận ra đó chính là cây gạo, là Hồ Gươm thân thuộc.

Là quy luật của tự nhiên, cứ vào cuối mùa xuân, lá cây gạo rụng hết và trên những cành khẳng khiu, sần sù ấy, màu đỏ rực của hoa gạo bắt đầu điểm xuyết và bung tỏa nổi bật trên nền trời xanh, trên thảm cỏ xanh và trên cả mặt nước Hồ Gươm xanh. Không gian Hồ Gươm khi ấy thật đặc biệt.

Ông Nguyễn Kháng Chiến- nhà ở phố Hàng Trống ngậm ngùi kể lại những kỷ niệm gắn bó với cây gạo Hồ Gươm: "Cây gạo bên kia là cái cây lâu năm nhất bên Hồ Gươm này. Kỷ niệm ngày xưa là hay đi hái quả, lấy hoa xong rồi dùng chơi. Cây gạo thì ngày xưa các cụ đã có câu "cây gạo có ma, cây đa có thần", chính vì thế cho nên các chú không bao giờ ra nghịch ngợm ở các cây gạo. Bây giờ thì nó khác nhưng ngày xưa là như thế. Hồi xưa, những cây gạo này đa số những con quạ về đậu nhưng bây giờ không có nữa. Thực ra, do quá trình đô thị hóa, ngày xưa nhà cửa thấp, người không đông như bây giờ do không khí ô nhiễm, người về đây đông, xe cộ chạy suốt ngày tự nhiên chim muông các thứ cũng đi nhiều".

Có một thực tế phải thừa nhận, đó là quá trình đô thị hóa đã làm cho không gian của Hà Nội nói chung và Hồ Gươm nói riêng chịu nhiều tác động và thay đổi. Nhiều cảnh quan cũ dần bị mai một hoặc biến mất, thay vào đó là những hình ảnh mới mẻ hiện đại hơn. Với một không gian được quan tâm lưu giữ đặc biệt như ở Hồ Gươm thì bất cứ một sự thay đổi nhỏ hay một sự mất mát nhỏ thôi cũng là mối quan tâm của nhiều người và để lại nhiều sự tiếc nuối.

Hai cây gạo cổ kính nay chỉ còn một, với nhiều người có quãng thời gian dài gắn bó với Hà Nội và chứng kiến những đổi thay lịch sử tại đây như ông Trần Văn Đạt, nhà ở phố Huế thì luôn có ao ước thành phố trồng lại cây gạo, để một ngày nào đó, trong tương lai xa hơn, dù ông không còn được chứng kiến nhưng ông tin tưởng, sự hiện diện của loài cây này ở Hồ Gươm vẫn để lại cho con cháu đời sau nhiều câu chuyện ý nghĩa.

Ông Trần Văn Đạt chia sẻ: "Ở đầu lối vào cầu Thê Húc có cây gạo, bây giờ nó chết mất rồi, nó chết các ông nhổ nó đi thì các ông phải trồng một cây gạo khác thế nó vào chứ. Thế nó vào thì không phải lập tức nó trở lại cây gạo như xưa nhưng năm chục năm sau nó mới trở lại cái cây gạo thì nó mới có ý nghĩa".

Cảm nhận của tôi

Tuổi thơ của những ai sinh ra và lớn lên ở vùng quê bình dị, chắc hẳn không thể thiếu những kỷ niệm gắn liền với cây gạo. Đó là những trưa trốn mẹ ra chơi cùng chúng bạn dưới gốc cây gạo, rủ nhau nhặt từng cánh hoa rụng để ngắm nghía, chơi đồ hàng, gài lên tóc, hoặc nghịch ngợm chia nhau ăn…Cũng thật đặc biệt khi giữa lòng thủ đô ồn ào, tấp nập, bên bờ Hồ Gươm lộng gió hiện nay vẫn còn đó cây gạo cổ thụ, mỗi năm trổ hoa đều đặn và tỏa bóng mát cho con đường ven hồ thêm sắc xanh của lá, thêm sắc thắm của hoa. Và cũng chính nơi này là chiếc nôi, chắp cánh cho bao tâm hồn nghệ sĩ, bao cuộc hẹn hò và tình yêu đôi lứa.

Trong màu hoa gạo tháng ba, tháng 4, trong những cơn mưa rào bất chợt đầu mùa hạ, nhiều cảm xúc, nhiều kỷ niệm cứ ùa về như một lẽ tự nhiên. Đó cũng là những xúc cảm rất đỗi dung dị và sâu lắng được thính giả chia sẻ cùng chương trình, mời các bạn cùng lắng nghe:

Hết tháng ba, mùa hạ chào đất trời bằng những cơn mưa rào bất chợt. Gió vẫn se se và bao đôi uyên ương vẫn nồng nàn trao nhau cái nắm tay trên khắp phố phường Hà Nội. Dưới những bước chân vội vã tránh mưa, bất chợt xuyến xao vì thảm hoa rực đỏ rơi lộp độp theo hạt mưa trên hè phố. Ngước nhìn lên, cả tán cây phủ kín một góc hồ Gươm khiến tôi chợt nhận ra, sao lâu nay không biết rằng chốn đây có một cây gạo khổng lồ đẹp đến như vậy.

Có ai để ý hoa gạo đã nở đỏ rợp một góc Hồ Gươm khi cơn mưa đầu tiên của mùa hạ đi qua không? Phải chăng khi Nàng Bân đang vội đan áo, còn tôi thì mải mê ngồi một góc hồ đan những nhung nhớ yêu thương theo làn mưa đầu hạ trong veo đổ xuống mặt hồ mà bỏ quên mất những đốm lửa nhỏ đã giăng thắp cả một góc trời?

Loài hoa ấy đã gắn với tuổi thơ của bao người, gợi nhớ về những làng quê yên bình – gợi nhớ về những ký ức đẹp đã trở nên khó tìm kiếm trong cuộc sống hối hả, bộn bề lo toan này. Những bông hoa xinh xắn, tinh xảo như chiếc đèn lồng trải đầy lối đi quanh hồ khiến mọi bước chân trở nên ngập ngừng. Năm cánh hoa mượt mà đầy sức sống, thơm mềm như đôi bàn tay thiếu nữ, khiến bao người ngẩn ngơ như gã si tình

“Hà Nội tháng tư trời còn lạnh lắm

Chiều Hồ Gươm tìm bông hoa gạo

Xuyến lên da trời màu đỏ áo em

Ngây ngô dẫn mình ra phố

Phố cũng quên lên đèn”

Đoá hoa chứa đựng đầy những khát khao mơ mộng son trẻ, đoá hoa báo hiệu những ngày hạ rộn rã tươi vui gọi mời tiếng ve râm ran quanh Hồ Gươm xanh ngắt, đốm lửa đỏ cũng như tinh nghịch, soi mình theo vạt nắng nơi mái ngói, nơi góc phố cong cong... Giữa thành phố xô bồ vội vã, tôi chợt thấy bình yên đến lạ, cho phép mình ngẩn ngơ ngắm nhìn những đốm lửa hoa gạo trọn vẹn trong đôi mắt. Nghe đâu đây dịu ngọt giai điệu của bài hát “Hà Nội mười hai mùa hoa” mà lòng xốn xang, yêu thương lạ kỳ!

Nếu có dịp may mắn đến với Hồ Gươm vào tháng 3, tháng 4, các bạn đừng vội lướt qua sắc đỏ của hoa gạo và cũng đừng quên lưu lại những hình ảnh tuyệt đẹp ở nơi đây trong trái tim mình.

Tags:
Ý kiến của bạn
Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

Phí bốc dỡ hàng hoá “thiếu mỏ neo”, doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị “thả trôi”

Phí bốc dỡ hàng hoá “thiếu mỏ neo”, doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị “thả trôi”

Việc tăng phí xếp dỡ hàng hóa của các hãng tàu nước ngoài những tháng gần đây được cho là đang cao hơn gấp 3 lần mức điều chỉnh giá bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam theo Thông tư 39 của Bộ GTVT, với hàng chục loại phụ phí khác nhau, đang gây bức xúc cho DN xuất nhập khẩu VN.

// //