Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giáo dục ATGT cho học sinh: Các trường thực hiện thế nào?

Phóng viên - 07/09/2017 | 6:46 (GTM + 7)

VOVGT - Nhiều trường đã có kế hoạch, chương trình giáo dục kiến thức về ATGT cho các em trong năm học mới…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều trường đã có kế hoạch, chương trình giáo dục kiến thức về ATGT cho các em trong năm học mới - Ảnh minh họa

Học sinh các cấp trên toàn quốc vừa chính thức bước vào năm học mới 2017-2018. Thời điểm này, số lượng các em học sinh trực tiếp tham gia giao thông trên đường cũng gia tăng đột biến nên vấn đề đảm bảo an toàn cho các em khi lưu thông trên đường là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, nhà trường.

Đến nay, nhiều trường đã có kế hoạch, chương trình giáo dục kiến thức về ATGT cho các em trong năm học mới.

Theo số liệu của Hiệp hội sản xuất xe máy Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy, năm 2016, tỷ lệ thiệt mạng do TNGT ở Hà Nội là trên 100 nghìn học sinh là 7,39, cao gấp 2,73 lần Nhật Bản và 1,84 lần Hàn Quốc.

Con số này đã khiến nhiều người giật mình vì những nguy cơ mất an toàn đối với học sinh tại thủ đô rất cao, nhất là khi các lỗi vi phạm chủ yếu của các em là do thiếu những kiến thức về an toàn giao thông và thiếu kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn.

Bởi vậy, vừa qua Ủy ban ATGT quốc gia đã phối hợp với Hiêp hội các nhà sản xuất xe máy nghiên cứu đánh giá thực trạng tham gia giao thông của học sinh phổ thông nhằm phát hiện ra những bất cập về mặt quy định của pháp luật, về mặt hạ tầng tổ chức giao thông, cũng như những bất cập về thời lượng và nội dung giáo dục về ATGT tại các trường học.

Theo các chuyên gia an toàn giao thông, đối với các em học sinh, thời gian chủ yếu là ở trưởng và ở nhà nên công tác giáo dục, tuyên truyền những kiến thức, quy định về an toàn giao thông trong các trường học là một việc làm rất cần thiết và quan trọng đối với nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Đặng Duy Toàn-Phó Giám đốc Làng trẻ em SOS cho biết: “Tuyên truyền an toàn giao thông trong các nhà trường rất quan trọng và cần thiết vì các em được nâng cao kiến thức về phòng tránh về ATGT. Khi các em có kiến thức, có kĩ năng rồi thì các em sẽ tự phòng tránh được tai nạn giao thông. Về bản thân nhà trường, thầy cô giáo cũng phải nhận thức được vấn đề an toàn giao thông rất cần thiết với con em mình, đối với xã hội. Nhà trường nên tổ chức các chuyên đề về ATGT thì các em mới có cơ hội được tiếp cận, được trải nghiệm và nâng cao kĩ năng để bảo vệ mình khi tham gia giao thông”.

Ông Đặng Duy Toàn nói:

Tại các trường học, kiến thức về an toàn giao thông được các thầy cô lồng ghép vào trong các tiết học chính khóa thông qua các môn học như Đạo đức, xã hội, Giáo dục công dân nhưng theo nhiều học sinh, hình thức giảng dạy này vẫn chưa thực sự thu hút và hấp dẫn.

Một số ý kiến cho biết: “Tôi thấy, trong trường học thầy cô cũng chưa chú ý lắm đến việc phòng an toàn giao thông cho các bạn. Tôi nghĩ thầy cô nên có những biện pháp, những buổi tuyên truyền ngoại khóa để nói thêm về an toàn giao thông…”. Một ý kiến khác chia sẻ: “Trường tôi cũng đào tạo kỹ năng về khi tham gia giao thông. Tôi rất muốn là trường tôi cũng như các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể được tập huấn hoặc được học nhiều tiết liên quan đến vấn đề về giao thông, để mình có vốn hiểu biết về giao thông. Tôi nghĩ là nhà trường nên tổ chức thêm nhiều lớp kỹ năng hơn để các bạn có thể thực hiện nhiều hơn lĩnh vực về an toàn giao thông”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Ảnh minh họa

Hàng năm, Ủy ban ATGT quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo đều triển khai những chương trình phối hợp giáo dục kiến thức, các quy định về an toàn giao thông tại các trường trên địa bàn cả nước.

Ngành giáo dục thường lựa chọn tháng 9 là tháng cao điểm về an toàn giao thông cho học sinh đến trường. Trong tháng này, các trường học đẩy mạnh giáo dục kiến thức, quy định về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên.

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực cổng trường nhiều trường trên địa bàn thành phố đã phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng thực hiện việc giải tỏa các hàng quán, buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gần khu vực cổng trường.

Cũng trong dịp đầu năm học mới, nhiều trường tổ chức các buổi nói chuyện có sự tham gia của các đồng chí cảnh sát giao thông vào các giờ chào cờ. Thông qua các câu đố, trò chơi, các em đã được hướng dẫn về các quy tắc tham gia giao thông an toàn.

Là một trường nằm ngay khu vực trung tâm quận Hà Đông, gần với các trục đường giao thông chính của quận nên trường THPT Lê Quý Đôn đăc biêt coi trọng tới việc tuyên truyền, giáo dục cho các em kiến thức về ATGT. Ngay từ giữa tháng 8, khi học sinh bắt đầu tựu trường, trường THPT Lê Quý Đôn, quận Hà Đông, Hà Nội đã nhanh chóng triển khai kế hoạch hướng dẫn về ATGT cho học sinh của toàn trường bằng nhiều hình thức khác nhau.

Chia sẻ về kế hoạch này, thầy Nguyễn Ngọc Quang-Phó Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn cho biết: “Cho đến nay nhà trường đã triển khai kế hoạch hướng dẫn về an toàn giao thông cho học sinh bằng một số hình thức như tiết giáo dục công dân là đầu tiên triển khai kiến thức về ATGT ngay trên lớp học. Thứ 2 là cho học nội quy, điều khoản của nhà trường, trong đó có các điều khoản về ATGT, cho học sinh ký cam kết thực hiện. Thứ ba là tổ chức mời công an giao thông về phổ biến kỹ năng, luật ATGT đường bộ cho học sinh. Thứ tư là phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thống kê các em học sinh đi xe đạp điện phải chấp hành tốt việc đội MBH rồi thực hiện tốt ATGT”.

Thầy Nguyễn Ngọc Quang nói:

Ngoài ra, thầy Quang cũng cho biết, trường có tỷ lệ học sinh đi xe đạp điện nhiều nên trong các bài giảng, các giờ học ngoại khóa, nhà trường thường lồng ghép giáo dục những kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông nói chung, và điều khiển xe đạp điện nói riêng, những nguy cơ xảy ra TNGT, để các học sinh nắm được và có ý thức trách nhiệm hơn khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên của Nhà trường hàng năm tổ chức và khuyến khích các em học sinh tham gia vào các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông như các cuộc thi “Tìm hiểu về pháp luật ATGT”, “Giao thông học đường”…

Tuy nhiên, thầy Quang cũng cho biết, để nâng cao nhận thức, ý thức cho các em học sinh khi tham gia giao thông, bên cạnh việc giáo dục tuyên truyền, cũng cần có những quy định, chế tài xử phạt. Đối với những trường học sinh vi phạm, không chấp hành các quy định về an toàn giao thông, nhà trường đều có những biện pháp xử lý.

Nhằm hạn chế các vụ tai nạn giao thông liên quan đến các em học sinh, theo các chuyên gia giao thông, ngoài việc các em cần nắm vững các kiến thức, quy định về trật tự an toàn giao thông, các em cũng cần được trang bị những kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Việc chăm lo giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

// //