Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Yếu tố cung cầu trở lại, chi phối giá hàng hoá nguyên liệu

PV - 22/03/2023 | 8:05 (GTM + 7)

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa ngày giao dịch 21/03 với diễn biến giá phân hoá. Tuy nhiên, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV- Index tăng nhẹ 0,25% lên 2.225 điểm, cao nhất trong vòng 1 tuần.Giá trị giao dịch toàn Sở đạt mức 4.400 tỷ đồng.

Lực mua chủ yếu đến từ thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp với phần lớn các mặt hàng tăng giá trong ngày hôm qua. Trong khi đó, thị trường nông sản chịu sức ép bán mạnh khi toàn bộ các mặt hàng đóng cửa giảm giá.

1. mxv - index (3)

Giá dầu hồi phục

Giá dầu tiếp tục phiên phục hồi thứ 2 liên tiếp khi việc giải cứu Credit Suisse làm dịu bớt lo ngại về một cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.

Trong khi đó, gián đoạn trong việc sản xuất dầu tại nhà máy Pháp vẫn đang tiếp diễn do đình công, cũng đã thúc đẩy đà tăng của giá. Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/03, giá dầu WTI tăng 2,73% lên sát ngưỡng 70 USD/thùng, dầu Brent tăng 2,07% lên 75,32 USD/thùng.  

bang gia nang luong (2)

Giá dầu mở cửa với lực bán chiếm ưu thế, do sự không chắc chắn về các tác động liên đới trên thị trường tài chính và tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị quyết định lãi suất. Bên cạnh đó, nguồn tin từ Reuters cho biết phía G7 tạm thời chưa sửa đổi mức giá trần đối với dầu thô bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng. Điều này khiến cho dòng chảy dầu từ Nga vẫn được đảm bảo và gây áp lực tới giá dầu. 

Bất chấp kế hoạch giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày đã được công bố vào tháng 3, tổng khối lượng xuất khẩu dầu của Nga có thể đạt khoảng 9.6 triệu tấn trong tháng này, tăng từ 8,0 triệu tấn được giao trong tháng Hai. Mặc dù vậy, thông tin mới nhất cho biết Nga đã quyết định kéo dài mức cắt giảm sản lượng cho đến tháng 6. Phó Thủ tướng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng Nga sẽ đạt được mức sản lượng mục tiêu nêu trên trong vòng vài ngày tới, nhưng vẫn vướng nhiều hoài nghi từ phía thị trường về việc cắt giảm trên thực tế. Nguồn cung từ Nga trong tương lai vẫn là yếu tố không chắc chắn. 

Giá dầu đã nhanh chóng đảo chiều tăng mạnh trở lại trong phiên chiều tối trong bối cảnh thị trường tài chính ổn định hơn, khiến giá phản ứng nhanh nhạy hơn với các yếu tố cung cầu. Các cuộc đình công khắp khu vực hạ nguồn dầu mỏ của Pháp, một phần của các cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối cải cách lương hưu của chính phủ, đã kéo dài đến ngày thứ 15. Điều này đang cản trở hoạt động giao dầu thô cho các nhà máy lọc dầu. Nhà điều hành Total Energies cho biết nhà máy lọc dầu lớn nhất của đất nước, cơ sở Gonfreville với công suất 246.900 thùng/ngày, sẽ ngừng hoạt động. Lo ngại gián đoạn nguồn cung đã đẩy giá dầu tăng trong phiên chiều khi các nhà giao dịch Châu Âu hoạt động mạnh mẽ. 

Ecuador cũng vấp phải mối lo nguồn cung khi tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với một lô dầu thô, do sự phản đối của một cộng đồng bản địa gần đó cáo buộc công ty đã không giữ lời hứa về viện trợ kinh tế, cùng các vấn đề khác. Bộ trưởng dầu mỏ của nước này cho biết, Ecuador sẽ cần điều chỉnh giảm mục tiêu sản lượng dầu thô hàng ngày khoảng 40.000 thùng, tương đương khoảng 8%. 

Về mặt nhu cầu cũng đón nhận các thông tin tích cực, giúp giá tiếp tục đà tăng trong phiên tối. Mỹ đang tìm cách tối đa hóa sản xuất dầu diesel và nhiên liệu sinh học để xuất khẩu nhằm hưởng lợi từ biên lợi nhuận hấp dẫn. Sản lượng dầu diesel tái tạo của Mỹ đạt đỉnh 100.000 thùng/ngày vào năm 2022, cao hơn gấp đôi mức sản xuất của năm 2021. Theo các nhà phân tích tại Tudor, Pickering và Holt, trong khi tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm chưng cất đã giảm xuống còn khoảng 31,35 USD/thùng, nhưng vẫn tăng gấp đôi so với mức trung bình trong 5 năm, sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất.  

Các nhà giao dịch dầu lớn nhất và các quỹ phòng hộ năng lượng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về hàng hóa FT, trong ngày hôm qua, đã dự báo giá dầu sẽ tăng vào cuối năm bất chấp các rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng. Pierre Andurand, người sáng lập quỹ phòng hộ Andurand Capital, dự đoán giá dầu Brent có thể đạt mức 140 USD/thùng vào cuối năm nay. Tương tự, những người đứng đầu ngành hàng hóa tại quỹ phòng hộ Citadel và Goldman Sachs cho biết nguồn vốn sẵn có cho các khoản đầu tư vào năng lượng hoặc hàng hóa sẽ bị thắt chặt, điều này càng hỗ trợ thêm cho giá dầu. 

Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, báo cáo từ Viện dầu khí độc lập (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại Mỹ tăng 3,3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 17/03, và là tuần tăng thứ 2 liên tiếp, trái với dự đoán giảm của thị trường. Điều này có thể khiến giá dầu gặp áp lực nhẹ trong phiên sáng, tuy nhiên, tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất giảm, cùng các yếu tố cung cầu đang tương đối hỗ trợ, giá dầu có thể sớm tiếp tục đà phục hồi. 

Nhóm nông sản chịu sức ép bán

Kết thúc ngày giao dịch vừa qua, ngô đã ghi nhận phiên thứ 2 liên tiếp đóng cửa trong sắc đỏ. Mặc dù duy trì được đà tăng mạnh trong phiên sáng, tuy nhiên, phe bán đã áp đảo khi phiên tối bắt đầu và khiến giá quay đầu suy yếu. Những thông tin trái chiều là nguyên nhân khiến giá giằng co.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Ukraine đã đưa ra những dự báo sơ bộ đầu tiên về vụ thu hoạch năm 2023 của nước này. Cụ thể, diện tích trồng ngô trong năm nay được dự báo sẽ giảm xuống còn 3,6 triệu héc-ta, thấp hơn 451.000 héc-ta so với năm ngoái do chi phí đầu vào cao. Điều này đã gây ra lo ngại rằng nguồn cung bị thu hẹp. Bên cạnh đó, trong báo cáo hàng tuần của Ủy ban châu Âu (EU Commission), nhập khẩu ngô của khối này đã tăng mạnh hơn 740.000 trong tuần trước, phản ánh nhu cầu tiêu thụ ngô mạnh mẽ. Đây là những thông tin đã hỗ trợ giá trong ngày hôm qua.

Ở chiều ngược lại, theo tiến sĩ Cordonnier, chuyên gia tại công ty tư vấn Soybean&Corn, xuất khẩu ngô của Brazil dự kiến sẽ tăng trong tuần này. Thời tiết khô ráo trải dài khắp bờ biển phía đông nam nước này sẽ giúp hoạt động bốc dỡ hàng tại các cảng Paranagua và Santos diễn ra thuận lợi. Thời tiết ẩm ướt trong nửa đầu tháng 03 đã làm gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hóa tại hai cảng biển trên. Đặc biệt, cảng Paranagua đã phải ngừng hoạt động trong gần bảy ngày do mưa nhiều. Điều này dự kiến sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của Brazil được đẩy mạnh và gây sức ép lên giá.

bang gia nong san

Tương dự ngô, lúa mì cũng đã suy yếu và sụt giảm mạnh hơn 2,5% trong phiên vừa rồi. Sau giai đoạn tăng nhẹ trong phiên sáng, lực bán tại vùng kháng cự 704 đã đẩy giá lúa mì chịu sức ép mạnh ngay khi phiên tối bắt đầu. Tình hình nguồn cung nới lỏng hơn tại Nga là yếu tố đã gây áp lực lên giá. 

Hãng thông tấn Interfax trích dẫn dữ liệu từ Liên minh Ngũ cốc Nga (RGU) cho biết, nước này đã xuất khẩu 2,7 triệu tấn lúa mì trong 20 ngày đầu tháng 03, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dựa trên tình hình hiện tại, RGU dự báo Nga sẽ xuất khẩu khoảng 4,9 triệu tấn ngũ cốc trong tháng 03, cao hơn 26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các lô hàng lúa mì có thể lên tới 4,2 triệu tấn, cao hơn so với mức 1,9 triệu tấn được ghi nhận trong tháng 03/2022. Điều này tạo sức ép cạnh tranh và gây áp lực lên giá lúa mì trên sở CBOT.  

Giá heo hơi nội địa đi ngang

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay, giá lúa mì Úc kỳ hạn giao quý II năm nay tại cảng Cái Lân ở khoảng 8.250 đồng/kg, tăng nhẹ 50 đồng/kg so với đầu tuần trước. Trong khi đó, giá ngô Nam Mỹ cùng kỳ hạn giao dao động ở mức 8.000 – 8.400 đồng/kg, cao hơn 100 đồng so với tuần trước đó.

Cũng trong sáng nay, giá heo hơi trên cả nước ghi nhận đi ngang trong khoảng giá 47.000 – 51.000 đồng/kg. Như vậy, giá heo xuất chuồng đang ở mức thấp, cá biệt tại một số địa phương, giá đã về mức 45.000 đồng/kg , trong khi giá thành sản xuất vẫn đang ở mức cao.

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //