Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xử lý thế nào với người có trách nhiệm về những tắc trách trong các vụ tai nạn tại trường học?

Phóng viên - 29/10/2019 | 7:38 (GTM + 7)

Trước vụ việc một học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Tuy Lai A, huyện Mỹ Đức, Hà Nội tử vong trong giờ ra chơi vì bị điện giật, không ít phụ huynh đã bày tỏ băn khoăn, lo lắng về sự an toàn của trẻ khi tới trường và đặt dấu hỏi, nhà trường và ngành giáo dục s

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Khu vực nơi xảy ra vụ việc

Liên tiếp nhiều trường hợp học sinh gặp nạn, phải nhập viện cấp cứu và thậm chí thiệt mạng tại nhà trường khiến nhiều phụ huynh thêm lo lắng. Mới nhất là vụ bé trai 7 tuổi, học sinh lớp 2B Trường tiểu học Tuy Lai A, xã Tuy Lai, H.Mỹ Đức, Hà Nội tử vong thương tâm tại trường vì bị điện giật trong giờ ra chơi. Nỗi lo lắng này là chính đáng, khi học sinh đang ở độ tuổi hiếu động, thích khám phá, vì thế khi đến trường rất dễ gặp tai nạn, rủi ro. Nhiều học sinh theo học bán trú cả ngày trên lớp.

Do đó, sự an toàn của con trẻ, gia đình chỉ có thể trông mong vào sự quan tâm chăm sóc để ý của giáo viên. Một số phụ huynh nêu ý kiến: Các nhà trường cần có hệ thống giám sát, bảo vệ kiểm soát sát sao. Đối với hệ thống điện, nhà trường kiểm tra thường xuyên, ví dụ như các ổ cắm nên có nắp để cho các con không thể lấy bút hoặc cái cặp tóc chọc vào, vì tuổi các con đang hiếu động. Có những con sử dụng điện thoại đến trường vừa cắm sạc vừa nghe, cũng xảy ra cháy nổ. Những tai nạn nhiều khi không thể lường trước được, rất cần nhà trường kiểm soát chặt chẽ để phụ huynh yên tâm công tác.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngay từ đầu năm học 2019-2020 đã ban hành văn bản về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông năm học 2019-2020.

Trong đó, các nhà trường cần kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống điện phát hiện các nguy cơ mất an toàn có biện pháp khắc phục kịp thời, không để xảy ra tai nạn thương tích trong trường học, rà soát các điều kiện chiếu sáng, bàn, ghế, bảng… đảm bảo đúng quy định. 

Nhiều người dân tụ tập tại trường Tiểu học Tuy Lai A - nơi để xảy ra vụ việc học sinh lớp 2 tử vong do bị điện giật. 

Quy định đã có, nhưng việc thực thi ở từng cơ sở giáo dục có đúng chức trách, nhiệm vụ được giao hay không lại phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục đó. Theo ông Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, ở một số trường học, do tắc trách, lơ là, chủ quan không thực hiện nghiêm túc dẫn đến nhiều vụ việc đau lòng xảy ra…

Về vụ việc tại trường tiểu học Tuy Lai A, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ông Phạm Tất Dong cho rằng, quy định đã có, để xảy ra vụ tai nạn thương tâm, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm và cần phải xử lý nghiêm những người liên đới để xảy ra vụ việc tắc trách này: Trước hết, bộ phận làm về điện, vì sao dây điện đứt mà không phát hiện ra? Nếu dây điện ở trường đứt thì nhà trường phải mất điện. Dây điện đứt không sửa là lỗi của nhà trường, còn bộ phận nào phụ trách nhà trường quy trách nhiệm ra. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm và Hiệu trưởng phân công cho Phó Hiệu trưởng nào chịu trách nhiệm trực tiếp, trước hết người đó phải chịu trách nhiệm trước đã, từ đấy rồi quyết định xử lý. Về điện người quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của trường phải lo.  

Trong khi đó, LS Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng trong trường hợp xác định có lỗi của người quản lý đối với việc quản lý, sử dụng nguồn điện gây hậu quả chết người thì có thể xử lý hình sự người có trách nhiệm về tội vô ý làm chết người theo quy định tại điều 128 Bộ Luật hình sự:  Nếu đường dây điện bị đứt là do yếu tố khách quan, không có lỗi của nhà trường hay của cán bộ có thẩm quyền thì sẽ xác định đây chỉ là vụ tai nạn mà không truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vụ tai nạn xảy ra tại trường học nên nhà trường có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho gia đình học sinh theo quy định pháp luật. Lỗi vô ý do cẩu thả là thấy được việc dây điện rơi xuống, có thể gây nguy hiểm cho người khác nhưng cho rằng việc nguy hiểm đó sẽ không xảy ra và đã không kịp thời khắc phục, xử lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp người có trách nhiệm trông nom, bảo quản mà không phát hiện ra sự cố của đường dây hoặc phát hiện ra nhưng nghĩ rằng không thể xảy ra tai nạn thì có thể bị xem xét trách nhiệm pháp lý, nếu xác định có lỗi vô ý thì sẽ xử lý hình sự đối với người này”.

Nguyên nhân của sự việc dù có thể do khách quan song trách nhiệm của các nhà trường là không thể xem nhẹ, bởi không thể đến khi xảy ra những tai nạn đau lòng lại đổ lỗi cho khách quan hay sơ suất, trong khi hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu những người đứng đầu các có sở giáo dục thực sự đề cao công tác bảo đảm an toàn cho học sinh.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt trên diễn biến giá của các mặt hàng.

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

// //