Xe to đền xe bé, xe đúng đền xe sai: Thực thi pháp luật có vấn đề
Quách Đồng - 20/05/2022 | 15:25 (GTM + 7)
Sau vụ tai nạn xảy ra trên Đại lộ Thăng Long, Hà Nội khiến một phụ nữ tử vong khi đi xe máy ngược chiều trên làn đường dành cho ô tô, “câu chuyện xe to phải đền xe bé” lại được khơi dậy và thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Vì sao tồn tại tình trạng này? Do vướng quy định của pháp luật hay do việc thực thi pháp luật chưa nghiêm? Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với ông Lê Hồng Sơn, Nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp về nội dung này.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
PV: Theo ông, vì sao vẫn tồn tại tình trạng xe to đền xe bé, dù họ không sai?
Ông Lê Hồng Sơn: Tồn tại tình trạng đó là do thực thi pháp luật kém. Đúng nguyên tắc là ai sai người ấy phải chịu trách nhiệm. Pháp luật xác định rõ rồi, xe máy vào đường cao tốc đương nhiên là sai rồi, vi phạm pháp luật thì làm sao có chuyện xoay ra chỗ xe to, xe bé, cái đấy không chấp nhận được.
Gốc của nó là nhận thức và thực thi pháp luật không đúng. Nếu như trường hợp như thế thì rõ ràng người ta phải quy sang việc khác, đó là hành vi vi phạm pháp luật ở chỗ biết mình sai, mình vẫn bắt đền, lấy tiền người ta, đấy là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác rồi. Mình xử lý không đến nơi đến chốn.
Cái đấy phải xem lại trách nhiệm của anh thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật ở đây như thế nào. Xã hội không cho phép, thượng tôn pháp luật không cho phép.
PV: Nhiều trường hợp vì muốn có được đơn bãi nại của bên thiệt hại để sớm lấy phương tiện ra, người đi đúng buộc phải trả tiền cho bên đi sai. Theo ông, khắc phục tình trạng này bằng cách nào?
Ông Lê Hồng Sơn: Pháp luật quy định thời hạn cho người ta tạm giữ phương tiện để thực hiện các biện pháp điều tra. Nhưng ở đây lại quay lại vấn đề là thực thi pháp luật như thế nào, hiểu như thế nào, người ta yêu cầu phải có đơn bãi nại thì mới cho lấy phương tiện ra.
Đấy là áp dụng pháp luật, hiểu máy móc, hình thức, không thể chấp nhận được, bởi vì trách nhiệm của bên xem xét, xử lý vụ việc phải xem xét, xử lý nhanh, người ta không sai thì phải cho người rút phương tiện ra chứ, sao lại áp dụng theo kiểu là bao nhiêu ngày thì ông giữ bấy nhiêu ngày.
Cái đấy không được.
Một vụ việc công khai như thế, rõ ràng về mặt lỗi hay không có lỗi, sai hay đúng như thế thì tại sao cứ giữ phương tiện của người ta? Lại là vấn đề về trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật. Khi đã xác định người ta không có lỗi thì phải cho người ta rút phương tiện ra chứ, sao lại đẩy người ta đi vào con đường chấp nhận những hành vi sai trái của bên kia để rút được phương tiện?
Cái đấy lại là một cái sai nữa.
PV: Nhưng nếu không có đơn bãi nại của bên bị thiệt hại, người tham gia giao thông dù đi đúng cũng rất lâu mới lấy được phương tiện ra. Ông có ý kiến như thế nào?
Ông Lê Hồng Sơn: Cái đó quan trọng nhất và quyết định nhất vẫn là trách nhiệm của phía thực thi pháp luật.
Bởi vì người ta phải có những cái khung, những khoản, ví dụ tạm giữ tài sản thời gian lâu nhất đó là để phòng ngừa trường hợp khó khăn, phức tạp để tạo điều kiện cho bên liên quan thực thi pháp luật có đủ điều kiện người ta xác định được lỗi hành vi, trách nhiệm của người điều khiển phương tiện.
Pháp luật cho phép thời hạn giữ, nhưng không có nghĩa là anh cứ giữ hết thời hạn như thế, mà vấn đề là anh phải xác định thật rõ, thật nhanh, chính xác lỗi của bên nào trong vụ việc và trả phương tiện cho người ta chứ.
Suy cho cùng vẫn là trình độ, nhận thức, trách nhiệm thực thi pháp luật, giải quyết vụ việc như thế nào cho đúng.
Một Noel an lành đang đến, đường phố Hà Nội tấp nập, đông vui. Trong niềm vui ấy, người Hà Nội không quên ngày Noel lịch sử năm 1972 – ngày “Giáng sinh màu lửa”, nhắc nhở người Việt Nam niềm tự hào về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Từ giữa năm 2024, TP. Hà Nội đã thí điểm triển khai trông giữ xe không dùng tiền mặt. Mô hình này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho người dân và minh bạch trong thu phí trông giữ phương tiện.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.
Hàng chục điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đã được xử lý khắc phục kịp thời, công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên, xử lý cầu yếu và tăng cường chất lượng mặt đường tại các tuyến quốc lộ khu vực phía Bắc về cơ bản hoàn tất, giúp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết.