Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe máy đi vào cao tốc: Không lẽ bó tay?

Quách Đồng - 17/05/2022 | 15:56 (GTM + 7)

Mặc dù Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm nhưng tình trạng xe máy đi vào cao tốc vẫn thường xuyên diễn ra, gây bất an cho người điều khiển ô tô, và nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra với người đi xe máy vi phạm.

 Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thường xuyên lưu thông trên các tuyến cao tốc, tài xế Nguyễn Văn Mạnh, công ty vận tải Đức Minh (Hà Nội) không ít lần bắt gặp trường hợp mô tô, xe máy đi vào đường vành đai 3 trên cao, Đại lộ Thăng Long hoặc trên một số tuyến cao tốc. Không ít lần, anh Mạnh phải giật mình khi phát hiện xe máy trong làn dành riêng cho ô tô:

"Cảm giác rất khó chịu và mất an toàn cho cả hai, bởi trong làn cao tốc, bất ngờ khi xuất hiện xe máy là mình không thể quan sát kịp được, rất nguy hiểm".

Mặc dù Luật Giao thông đường bộ đã nghiêm cấm hành vi đi xe máy vào cao tốc, song tình trạng này diễn ra phổ biến đến mức, có ý kiến đề xuất tịch thu phương tiện mô tô, xe máy nếu đi vào cao tốc:

"Rất là khó, vì làn chạy 80, 90, 100km/h mà xe máy có phải đi 1 làn đâu, người ta còn lách ra, rất nguy hiểm, xe ba gác nhiều, với xe grab".

"Một là tịch thu luôn thì mới “của đau con xót”, mới sợ được, chứ một vài trăm lại thả thì chẳng đâu vào đâu cả, mà thực rất nguy hiểm".  

Tình trạng xe máy bất chấp biển báo đi vào làn đường dành cho ô tô trên cao tốc Đại lộ Thăng Long đã không còn xa lạ, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm sáng và chiều. Ảnh: Phúc Tài

Tình trạng xe máy bất chấp biển báo đi vào làn đường dành cho ô tô trên cao tốc Đại lộ Thăng Long đã không còn xa lạ, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm sáng và chiều. Ảnh: Phúc Tài

Thực tế, các lực lượng chức năng liên tục tuần tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp xe máy vào cao tốc, nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra.

Thiếu tá Lê Văn Tiến, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 11, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội – đơn vị phụ trách phần lớn Đại lộ Thăng Long cho biết, trong năm 2021, đơn vị đã xử lý 210 trường hợp mô tô, xe gắn máy đi vào làn cao tốc. Từ đầu năm 2022 đến nay, cũng đã có 27 trường hợp vi phạm bị xử lý.

Thống kê của Đội CSGT số 11 cũng cho thấy, nếu năm 2021 chỉ có 1 vụ TNGT liên quan đến xe máy trong phần đường dành cho ô tô, thì từ đầu năm 2022 đến nay đã có 2 vụ TNGT xảy ra trên tuyến đường này.

Nhằm ngăn chặn tình trạng này, Đội CSGT đường bộ số 11 – Phòng Cảnh sát giao thông – Công an TP Hà Nội đã lập chốt xử lý các trường hợp vi phạm. Ảnh: Phúc Tài

Nhằm ngăn chặn tình trạng này, Đội CSGT đường bộ số 11 – Phòng Cảnh sát giao thông – Công an TP Hà Nội đã lập chốt xử lý các trường hợp vi phạm. Ảnh: Phúc Tài

Lý giải về việc xe máy vẫn lưu thông vào làn ô tô trên đại lộ Thăng Long, Thiếu tá Lê Văn Tiến cho biết, với 30km toàn tuyến, nhưng mỗi bên có khoảng 10 điểm ra vào, nhất là đoạn cuối tuyến thuộc địa phận huyện Quốc Oai và Thạch Thất (Hà Nội), khiến việc tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý rất khó khăn:

"Đơn vị thường tổ chức tuần tra trong giờ cao điểm, buổi sáng và buổi chiều, đây là những thời điểm các phương tiện muốn đi nhanh về sớm, đi làm sớm thì các phương tiện thường vi phạm vào những thời điểm này. Đơn vị xử lý tại các điểm ra, lối ra của cao tốc, khi các phương tiện cố tình quay đầu thì đơn vị sẽ ghi nhận lại để xác minh, xử lý sau này",  Thiếu tá Lê Văn Tiến nói.

Thiếu tá Trần Quang Chinh, Đội phó Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cũng cho biết, chỉ tính từ tháng 11/2021 đến nay, đơn vị cũng đã xử lý 89 trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long và đường Vành đai 3 trên cao: "Đội 6 sẽ bố trí lực lượng tại những điểm ra vào của các đường cao tốc để xử lý đối với những trường hợp vi phạm. Ngoài việc xử lý ở các điểm ra, Đội CSGT số 6 có bố trí cán bộ, lực lượng sử dụng trang thiết bị ghi hình lại những phương tiện vi phạm, thông báo cho các chốt, ngã tư ở dưới dừng và xử lý".

Không chỉ tại Hà Nội, tình trạng vi phạm cũng diễn ra ở hầu hết các tuyến cao tốc trên cả nước, như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài- Lào Cai…

Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, Trường Đại học GTVT Hà Nội cho rằng, với những trường hợp cao tốc có thu phí, cần giám sát chặt tại những điểm thu phí hoặc điểm mở xe máy có thể vào, qua đó phát hiện và xử lý. Còn tại những cao tốc không thu phí, việc giám sát bằng công nghệ là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn, xử lý tình trạng vi phạm:

"Muốn kiểm soát được những xe đó, tại các lối vào cao tốc bắt buộc phải có giải pháp kiểm soát. Trong tất cả các điểm vào cao tốc, cần rà soát lại và những điểm nào số lượng xe máy vào nhiều nhất, qua điểm đó xử phạt vài hôm là hết ngay. Chủ yếu do kiểm soát chưa nghiêm", Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết.

Thống kê của Cục CSGT cho thấy, nhiều vụ TNGT thương tâm cũng đã xảy ra liên quan đến xe máy đi vào cao tốc. Theo thống kê của Cục CSGT, năm 2021, cả nước xảy ra 6 vụ TNGT liên quan đến xe mô tô đi vào đường cao tốc, làm chết 1 người, bị thương 5 người. Riêng 4 tháng đầu năm 2022, toàn quốc đã xảy ra 3 vụ TNGT liên quan đến xe mô tô lưu thông trên cao tốc, làm bị thương 3 người. 

Vận tốc của xe máy khi đi vào đường cao tốc là rất lớn, gây nguy hiểm cho chính người điều khiển xe máy và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Ảnh: Phúc Tài

Vận tốc của xe máy khi đi vào đường cao tốc là rất lớn, gây nguy hiểm cho chính người điều khiển xe máy và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Ảnh: Phúc Tài

Luật Giao thông đường bộ đã nghiêm cấm hành vi đi mô tô, xe gắn máy vào cao tốc. Nghị định 123 cũng đã nâng đáng kể mức xử phạt đối với hành vi điều khiển mô tô, xe gắn máy vào cao tốc, song tình trạng vi phạm vẫn diễn ra.

Đối với hành vi này, mức phạt thôi là chưa đủ, cần có biện pháp giám sát hữu hiệu, để người vi phạm biết rằng, cứ vi phạm sẽ bị phát hiện và xử lý. Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Cần có thuốc đặc trị".

Luật Giao thông đường bộ đã nghiêm cấm hành vi điều khiển mô tô, xe gắn máy vào cao tốc. Nghị định 100/2019 cũng quy định xử phạt 2 - 3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 3-5 tháng và tạm giữ xe máy đến 7 ngày đối với hành vi điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc.

Với những mức phạt này, khó có thể nói người vi phạm không sợ bị phát hiện, xử lý. Đó là chưa kể những nguy hiểm tiềm ẩn đối với cả người vi phạm khi cố tình điều khiển mô tô, xe gắn máy vào cao tốc.

Nhưng vì sao vi phạm vẫn diễn ra?

Về thiết chế đường cao tốc, hầu hết các tuyến có thu phí đều có hệ thống camera giám sát, nên ngay khi phát hiện vi phạm, đơn vị quản lý tuyến đường sẽ dễ dàng ghi nhận, phối hợp với lực lượng chức năng dừng xe để xử lý nên tần suất vi phạm giảm đáng kể.

Điều này phần nào đã được thể hiện qua số liệu xử lý vi phạm trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Cụ thể, trong số 260 vụ xe máy đi vào cao tốc được ghi nhận trong 4 tháng đầu năm 2022, gần 99% số vụ vi phạm được ghi nhận thực hiện từ km số 0 (điểm giao giữa vành đai 3 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng) – đến km số 10 (nơi đặt trạm thu phí đầu tiên).

Điều đó cho thấy, những người điều khiển mô tô, xe gắn máy biết rõ nếu vi phạm trên các đoạn đường đang thu phí, có hệ thống camera giám sát, dễ bị chốt chặn và xử lý ngay tại các điểm thu phí, nên rất ít trường hợp người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm trong những đoạn đường này.

Trong khi đó, để ngăn chặn hành vi điều khiển mô tô, xe máy vào cao tốc, đến thời điểm này, các lực lượng chức năng vẫn phải lập các chốt chặn để kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm ngay tại hiện trường.

Ngay cả các lực lượng chức năng cũng thừa nhận, biện pháp này không thể ngăn chặn triệt để hành vi vi phạm, bởi chỉ cần vắng bóng CSGT, hành vi vi phạm lại diễn ra.

Thêm vào đó, toàn tuyến Đại lộ Thăng Long hoặc Vành đai 3 trên cao có hàng chục lối ra, vào thì việc bố trí lực lượng túc trực thường xuyên gần như là điều bất khả thi.

Đó là chưa kể, khi thấy bóng dáng lực lượng CSGT tuần tra, chốt chặn, không ít phương tiện bỏ chạy, thậm chí chạy ngược chiều, càng tiềm ẩn nguy cơ TNGT cho cả phương tiện ô tô lưu thông trên tuyến.

Đáng chú ý, dù nhiều lần lực lượng chức năng kiến nghị lắp đặt hệ thống camera, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, phần vì thiếu dự án, phần vì vướng các thủ tục với dự án đầu tư công…

Tuy vậy, trong khi chưa có hệ thống camera giám sát, trước mắt, cần sớm đưa vào áp dụng và huy động dữ liệu hình ảnh của người dân về tình trạng vi phạm. Bởi rất nhiều ô tô đã trang bị hệ thống camera hành trình. Chỉ cần huy động được những dữ liệu này cũng góp phần đáng kể trong việc phát hiện hành vi vi phạm.

Bởi thực tế, sau vụ tại nạn đáng tiếc xảy ra ngày 8/5 trên Đại lộ Thăng Long khiến 1 cô gái tử vong, hình ảnh do VOV Giao thông đăng tải về 1 người đàn ông không đội mũ bảo hiểm, đi xe máy vào cao tốc và sử dụng điện thoại khi lái xe, nhiều thính giả đã nhận diện được “người quen” và không ngại ngần bêu tên họ.

Do vậy, chắc chắn, những hành vi vi phạm sẽ được giảm thiểu dưới sự giám sát của cộng đồng.

Về lâu dài, chỉ có thể đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, giám sát bằng hệ thống camera mới có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn triệt để hành vi đặc biệt nguy hiểm này.

Khi người tham gia giao thông nhận thấy, bất kỳ hành vi vi phạm nào cũng có thể bị phát hiện, bị ghi nhận và xử lý, chắc chắn họ sẽ phải đắn đo, cân nhắc trước khi thực hiện hành vi vi phạm./.

Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

// //