Xe buýt trường học tăng phí, phụ huynh “cắn răng” chấp nhận
Hoàng Anh - 26/02/2023 | 7:27 (GTM + 7)
Để trang trải chi phí hoạt động, các nhà điều hành xe buýt trường học tư nhân tại Singapore đã phải tăng giá vé từ 7 đến hơn 10%. Các bậc cha mẹ mặc dù phải trả nhiều tiền hơn nhưng với họ, đây là lựa chọn duy nhất để đảm bảo việc đưa đón con em họ đến trường được an toàn.
Cô Tan Tze Wei, kiến trúc sư 37 tuổi, đang phải trả thêm 15 đô la Singapore mỗi tháng cho việc đi xe buýt đến trường của con gái cô từ tháng 1 năm nay – cao hơn 10% so với trước đây.
Cô cho biết việc tăng từ giá vé từ 150 đô la Singapore lên 165 đô la cho chuyến đi 2 km có lẽ là điều không thể tránh khỏi, phản ánh xu hướng tăng chi phí trong nhiều ngành.
Dịch vụ xe buýt trường học đắt đỏ, thế nhưng đây là lựa chọn duy nhất để đảm bảo việc đưa đón con em họ đến trường được an toàn.
Cô Melody Lim chia sẻ, điều cô quan tâm nhất chính là vấn đề an toàn khi quyết định sử dụng dịch vụ xe buýt trường học để đưa con tới lớp: “Đôi khi tôi vẫn cảm thấy lo lắng vấn đề an toàn khi con đi xe buýt bởi vì có những lúc do xe buýt phải chờ ở điểm đỗ để đón trẻ lâu hơn khiến thời gian bị chậm trễ thì họ có xu hướng phóng nhanh để kịp giờ hay tránh rơi vào giờ cao điểm sáng nên khiến những đứa trẻ ngồi trên xe không thoải mái. Mặc dù vậy, tôi cũng không có lựa chọn nào khác cả”.
Trong khi đó, Yaw Xiaohui, 36 tuổi, hiện đang đóng cho Công ty Yeap Transport 219 đô la Singapore/tháng để đưa cậu con trai 6 tuổi Tian Le đến trường; mỗi buổi sáng, Tian Le thức dậy lúc 5h40, ngấu nghiến bữa sáng và cùng mẹ vội vàng rời khỏi nhà để đợi xe buýt, lúc 6h20 sáng. Tian Le đến trường vào lúc 6h40, giờ học bắt đầu vào lúc 7h30.
Chị Yaw cho biết: Lợi ích của xe buýt trường học là sự đảm bảo an toàn.
Trong khi đó, John, một nhà báo, cho biết, đã trả cho Công ty Yeap Transport 280 đô la Singapore/tháng cho dịch vụ xe buýt.
Anh John chia sẻ: Gia đình anh không thể tự đi đón con trai sau giờ học vì cả hai vợ chồng đều đang đi làm. Cũng không có dịch vụ đưa đón nào khác ngoài những dịch vụ mà trường cung cấp. Các phương án khác như thuê tài xế riêng thì khá đắt đỏ.
John cho biết thêm rằng: “Con tôi vẫn còn quá nhỏ để đi phương tiện công cộng đến trường trên một hành trình dài như vậy. Tôi nghĩ khoảng 13 tuổi là một độ tuổi phù hợp để có thể tự đi học”.
Cả John và Yaw đều được thông báo rằng trường sẽ thuê một nhà điều hành mới từ ngày 1/3 và cả hai đều đoán rằng phí hàng tháng sẽ tăng lên.
Trong khi đó, các nhà điều hành xe buýt trường học tư nhân cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như số lượng tài xế ngày càng ít đi, tỷ lệ tài xế già cao, chi phí vận hành tăng cao, số lượng phương tiện hạn chế.
Ông Chan Guan Liang, Giám đốc điều hành dịch vụ xe buýt Guillernard, chia sẻ doanh nghiệp của ông là công ty gia đình được thành lập từ những năm 1970, bắt đầu chuyển sang dịch vụ đưa đón học sinh từ khoảng gần chục năm nay. Thế nhưng, tình hình giá nhiên liệu tăng khiến ông không thể không tăng giá vé.
“Việc vận hành dịch vụ xe buýt trường học không hề đơn giản. Nếu phải lựa chọn giữa đối tượng khách hàng là học sinh và doanh nghiệp thì tất nhiên là phục vụ doanh nghiệp dễ dàng hơn bởi đối tượng này thường chỉ có một điểm đến thôi và cũng hiệu quả, nhanh chóng hơn khi vận hành”, ông Chan nói.
Hiệp hội các chủ sở hữu xe buýt cho thuê trường học và tư nhân Singapore (SSPHBOA) cho biết họ không theo dõi mức giá mà các thành viên thương lượng với các trường học, lưu ý rằng có một hệ thống đấu thầu cạnh tranh. Tuy nhiên, hiệp hội này hy vọng các hợp đồng mới sẽ được định giá cao hơn để bù đắp cho chi phí hoạt động ngày càng tăng.
Vào tháng 8 năm ngoái, Bộ Giáo dục Singapore cho biết các nhà khai thác có hợp đồng hiện tại sẽ được phép tăng giá vé một lần lên tới 7% kể từ tháng 1 năm 2023 để giúp duy trì hoạt động của họ do chi phí nhiên liệu và nhân lực đã tăng lên.
Để giúp phụ huynh đối phó với việc tăng giá, Bộ này đã sửa đổi các tiêu chí đủ điều kiện về thu nhập để chi trả cho nhiều gia đình hơn và hỗ trợ nhiều hơn cho học sinh theo Chương trình Hỗ trợ Tài chính từ tháng 1/2023.
Trong khi đó, hiện nay, toàn TP.Hà Nội chỉ có khoảng 100 trường công lập và ngoài công lập tổ chức xe đưa đón học sinh. Việc đưa đón học sinh chủ yếu dựa vào sự thỏa thuận giữa phụ huynh học sinh và nhà xe, nhà trường nếu có tham gia thì chỉ ở đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ và giám sát.
Loại hình này hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như phương tiện không phù hợp với việc đưa đón trẻ nhỏ, chi phí khá cao so với thu nhập của nhiều gia đình, chưa có sự ưu tiên khi lưu thông… , do đó, chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, trong tương lai, thành phố cần có chiến lược ưu tiên phát triển hệ thống xe buýt trường học đủ tiêu chuẩn về an toàn cho trẻ em, chạy theo các tuyến cố định, được ưu tiên trong khung giờ đến và tan trường, và có điểm đỗ gần các trường học. Khi xe buýt trường học được cải thiện về chất lượng, độ an toàn, văn minh và thân thiện, phụ huynh và học sinh sẽ tin tưởng và ưu tiên lựa chọn.
Tỉnh Long An là cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết nối chặt chẽ với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ. Địa phương này đang phải đối mặt với nhiều thách thức về giao thông do sự phát triển nhanh chóng của các khu vực lân cận, đặc biệt là TP.HCM.
Xe mô tô, xe gắn máy có tuổi đời từ 5 đến 12 năm phải kiểm định hai năm một lần, xe trên 12 năm phải kiểm định hàng năm. Đó nội dung đáng chú ý trong Thông tư 47 năm 2024 của Bộ GTVT vừa được ban hành.
Những ngày cuối năm, lưu lượng giao thông tăng cao, cùng với đó là hàng loạt công trình thi công, các dự án cải tạo, chỉnh trang hè phố diễn ra, khiến việc tự lái xe hơi vào nội đô trở nên một lựa chọn khó khăn.
Việc phát triển công nghệ liên quan tới pin xe điện đóng vai trò quan trọng không kém gì việc ra đời những thế hệ xe điện mới. Nhưng mới đây, ngành xe điện Châu Âu đã phải đón nhận tin buồn khi hãng pin xe điện lớn nhất khu vực, Northvolt, mới đây đã nộp đơn xin phá sản.
Xóm đạo Phạm Thế Hiển, quận 8 là xóm đạo lớn nhất ở TP.HCM, dịp Giáng sinh thường trang hoàng lộng lẫy đẹp mắt. Khoảng năm 1954 nhiều người ở khu vực phía Bắc di cư vào đây và lập nên xóm đạo.
Theo một số thống kế, Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia có số lượng người dùng internet, chơi game nhiều nhất thế giới. Trong đó, 70 - 80% số trẻ từ 10 - 15 tuổi thích game online, khoảng 10 - 15% trong số này bị nghiện game.