Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao tỉ lệ bồi thường bảo hiểm xe máy ở Việt Nam chỉ bằng số lẻ nhiều nước?

Phóng viên - 03/02/2021 | 14:33 (GTM + 7)

Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xe máy tại Việt Nam chỉ khoảng 6%, trong khi tại các nước phát triển khoảng 76%.

 Mặc dù Nghị định 03 mới ban hành về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đã quy định rút gọn đáng kể hồ sơ bồi thường bảo hiểm. Song điều này liệu đã đủ giúp nâng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm đối với mô tô xe máy tại Việt Nam? Các chuyên gia có đề xuất gì?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Việc cắt giảm các loại hồ sơ, giấy tờ phải thu thập theo hồ sơ bồi thường có tác động tích cực về mặt kinh tế, giảm chi phí liên quan đến giải quyết bồi thường đối với cả bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm

Dẫn số liệu nghiên cứu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới năm 2020, TS Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng UB ATGT QG cho biết, hiện nay, tỷ lệ bồi thường trên tổng doanh thu bảo hiểm đối với xe máy chỉ đạt 6%, trong khi con số này tại Liên minh châu Âu năm 2019 lên tới 76%, tức là doanh thu đạt 135 tỷ USD thì họ đã dùng tới hơn 103 tỷ USD để chi trả đền bù.

Điều này cho thấy sự bất hợp lý trong quá trình chi trả bảo hiểm, đặc biệt đối với đối tượng là xe máy.

Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, TS Trần Hữu Minh cho rằng, bên cạnh công tác quản lý đối với hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức, công tác phối hợp, chia sẻ dữ liệu của các cơ quan có liên quan trong việc xác nhận các vụ va chạm và TNGT và thực hiện các quy trình đền bù đối với nạn nhân cũng còn rất phức tạp và tốn thời gian:

"Người dân họ sẽ làm một bài toán rất là nhanh thôi. Nếu như mà kinh phí mà họ giải quyết theo dạng là tự thỏa thuận mà nói nhanh nó thấp hơn với kinh phí mà họ đi theo kênh truyền thống, tức là kênh bảo hiểm thì họ sẽ chọn cái kênh mà tự thỏa thuận thôi thế thì ở đây mặc dù chúng ta biết là cái việc mà tự thỏa thuận là cái điều mà người ta không khuyến cáo".

Thừa nhận tình trạng này, ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định só 03 năm 2021 trong đó đã đơn giản hóa đáng kể thủ tục bồi thường.

Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 03, hồ sơ bồi thường chỉ còn 3 loại tài liệu, gồm: Giấy chứng nhận thương tích, hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử. Đặc biệt, những hồ sơ này do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện:

"Quy định mới tại Nghị định số 03 năm 2021 thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thu thập tài liệu của cơ quan công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách. Các vụ tai nạn khác, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cần lập biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm".

Chị Lê Thị Tuyết Hạnh, ở Láng Hạ. Đống Đa, Hà Nội cho biết, dù chưa phải dùng đến bảo hiểm, nhưng việc rút gọn hồ sơ bồi thường sẽ tạo tâm lý tốt cho người mua bảo hiểm:

"Quy định cũ tiền bồi thường chỉ vài triệu mà bắt tôi tự lên công an, đi làm thủ tục thì rất phiền hà, chắc là tôi sẽ bỏ qua. Tuy nhiên quy định mới, cơ quan bảo hiểm tự triển khai, rồi chi trả bảo hiểm thì quá tốt cho người dân".

Tán thành về những đổi mới này, chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cho rằng, bên cạnh việc rút gọn hồ sơ bồi thường bảo hiểm, cần quy định rõ phương thức bồi thường để tạo thuận lợi cho bên mua bảo hiểm:

"Khi có tai nạn, công ty bảo hiểm chỉ cần đến chụp ảnh, đánh giá mức độ thiệt hại, thống nhất xem người được bảo hiểm muốn được sửa chữa hay muốn nhận tiền để tự sửa chữa thì đều có thể đáp ứng. Như thế, thủ tục sẽ đơn giản đi".

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty luật Sblaw cũng cho rằng, việc cắt giảm các loại hồ sơ, giấy tờ phải thu thập theo hồ sơ bồi thường có tác động tích cực về mặt kinh tế, giảm chi phí liên quan đến giải quyết bồi thường đối với cả bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

Về mặt xã hội, việc cắt giảm hồ sơ cũng sẽ rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường, phát huy hơn nữa tính an sinh xã hội của loại hình bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe cơ giới:

"Chúng ta sẽ cải cách tăng mức bồi thường cho những đối tượng bị thương bị tai nạn cho chủ xe gây ra và giảm trách nhiệm cho chủ xe thì tôi nghĩ là người dân thấy được tầm quan trọng của việc đóng bảo hiểm".

Các ý kiến cũng cho rằng, việc cắt giảm một số thủ tục bồi thường bảo hiểm, đặc biệt là chuyển trách nhiệm thu thập hồ sơ bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểmsẽ tác động tích cực tới xã hội, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của chế độ bảo hiểm bắt buộc, tăng hiệu quả triển khai của doanh nghiệp.

Các gói bảo hiểm cho mô tô xe gắn máy, vì thế cũng nên được thiết kế như đối với ô tô, để vừa đảm bảo tính nhân văn với cộng đồng xã hội nói chung, nhưng cũng đảm bảo quyền lợi thiết thực của bản thân người tham gia

Lâu nay, việc thu thập hồ sơ bồi thường bảo hiểm là rào cản đáng kể khiến người tham gia giao thông, người mua bảo hiểm e ngại khi thực hiện các thủ tục để được bồi thường. Tuy vậy, để cải thiện tỉ lệ bồi thường bảo hiểm thì cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm thôi là chưa đủ.

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận nhan đề: Đừng để hàng triệu mô tô, xe máy ngoài vòng bảo hiểm

Ở một quốc gia có hơn 61 triệu mô tô xe máy đang tham gia giao thông, gấp hơn 13 lần số ô tô (tính đến năm 2020), trong bối cảnh số vụ TNGT liên quan đến nhóm phương tiện này đang chiếm khoảng 70% tổng số vụ TNGT mỗi năm, mà tỉ lệ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới chỉ trên dưới 6%, đó là một con số rất có vấn đề.

Tỉ lệ bồi thường thấp, có thể do bản thân số vụ việc được thông báo tới cơ quan bảo hiểm còn quá ít so với thực tế xảy ra. Sự hiểu biết còn mơ hồ về pháp luật khi tham gia giao thông khiến gần như 100%  tình huống va chạm đều xuất hiện lỗi hỗn hợp.

Bản thân nạn nhân tự biết mình có lỗi, nên thường có xu hướng tự giải quyết chứ không báo cơ quan chức năng, vì sợ soi ra giấy trắng mực đen sẽ bị phạt nặng thêm.

Mặt khác, những bất cập của hạ tầng và tổ chức giao thông khiến nhiều trường hợp rất khó xác định đúng sai ngay cả khi cơ quan chức năng vào cuộc. Khả năng “chờ được vạ” của người bị thiệt thại, vì thế cũng là rất thấp.

Một lý do khác nữa là với mức bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ có mấy chục ngàn đồng/năm như lâu nay, mức bồi thường thiệt hại thường cũng không đáng kể, số trường hợp “đòi được vạ” lại rất ít ỏi, khiến đa phần người đi mô tô xe gắn máy tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ vì một thứ giấy tờ cần phải có, chứ không phải nhu cầu.

Kéo theo đó, ý nghĩa của loại bảo hiểm này cũng chưa đạt được. Ý thức trách nhiệm của công dân với an toàn của chính mình, an toàn của cộng đồng chưa được nâng cao.

Cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một bước đi rất đáng hoan nghênh, giúp mở rộng hơn cánh cửa để người dân thấy bảo hiểm sẵn sàng hợp tác với họ.

Quy định nâng cao mức bồi thường và bổ sung chi trả hỗ trợ nhân đạo cũng là những cải cách rất đáng khích lệ, được đưa ra tại dự thảo nghị định sửa đổi mới đây.

Song, chừng đó chưa đủ để cải thiện mức độ quan tâm của chủ xe mô tô, xe gắn máy đối với loại hình bảo hiểm này. Điều quan trọng hơn cả là cần tập trung cải thiện sự rành mạch trong các tình huống giao thông, để khi cơ quan chức năng vào cuộc, khi bảo hiểm làm việc, thì dễ dàng phân định đúng sai, mức độ lỗi của mỗi bên, từ đó mới có căn cứ xác định mức bồi thường.

Để làm được điều đó, vừa phải cải thiện quy định pháp luật theo hướng chặt chẽ hơn, vừa nâng cao sự khoa học và phù hợp của các phương án tổ chức giao thông, các thiết kế hạ tầng; đồng thời truyền thông giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông hiệu quả hơn.

Ngoài ra, điều quan trọng không thể thiếu là cải thiện mức độ hấp dẫn của chế độ bảo hiểm. Với các loại phương tiện ngày càng hiện đại, giá trị ngày càng cao, chủ phương tiện sẵn sàng bỏ ra mức phí bảo hiểm lớn hơn để hưởng những chế độ bảo hiểm thiết thực hơn, thay vì chỉ mang ý nghĩa hình thức như lâu nay.

Các gói bảo hiểm cho mô tô xe gắn máy, vì thế cũng nên được thiết kế như đối với ô tô, để vừa đảm bảo tính nhân văn với cộng đồng xã hội nói chung, nhưng cũng đảm bảo quyền lợi thiết thực của bản thân người tham gia.

Giải quyết đồng nhiều lý do nêu trên, mới mong chấm dứt được tình trạng người dân ồ ạt đổ đi mua bảo hiểm mô tô xe máy trước mỗi đợt tổng kiểm tra của cơ quan chức năng, chấm dứt nghịch lý khi tai nạn xảy ra, người tham gia bảo hiểm thà nhập viện chứ nhất định không đòi bồi thường./. 
 

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

17h - 18h thường là khoảng thời gian chật kín phương tiện tại các trạm sạc xe điện sau một ngày cạn pin di chuyển. Ít điểm, các trạm sạc lại rải rác khiến nhiều tài xế sốt ruột chờ đợi hoặc phải chia nhau giờ sạc.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //