Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao không tiêu chuẩn hóa quy định phòng cháy cho nhà ống?

Kiều Tuyết - Quách Đồng - Hoàng Hà - 12/05/2022 | 14:28 (GTM + 7)

Mặc dù các vụ hỏa hoạn liên tục xảy ra tại các đô thị, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, song việc tiêu chuẩn hóa các quy định phòng cháy, nhất là với nhà ống vẫn chưa được chú trọng thực hiện, cả từ phía chủ gia đình và cơ quan cấp phép.

Cần làm gì để hạn chế, ngăn chặn các nguy cơ cháy nổ, nhất là tại những khu vực mật độ xây dựng dày đặc, diện tích nhỏ hẹp?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hoàn thành xong căn nhà 5 tầng, anh Bùi Văn Việt, ở Thanh Xuân, Hà Nội vừa mừng, nhưng cũng vừa băn khoăn, vì chỉ có một lối thoát hiểm từ cửa chính ra vào tầng 1, các tầng khác đa số đều được gia cố bằng các song sắt kiên cố chống trộm.

Anh Việt cho biết, không chỉ gia đình anh, mà hàng xóm xung quanh cũng đều làm như vậy, và phía chính quyền cũng không thấy nói gì: "Mình xin và chỉ báo cáo về xây dựng thôi, còn phòng cháy chữa cháy hầu như chưa thấy người ta nói đến. Chính vì thế việc phòng cháy chữa cháy hầu như tất cả các nhà hầu như không quan tâm đến việc đó'.

Không chỉ gia đình anh Việt, mà nhiều hộ dân khi xây dựng nhà ở, nhất là dạng nhà ống trong đô thị đều chỉ có lối thoát hiểm duy nhất là cửa chính tầng 1:

"Do lại ngại bị tội phạm đột nhập, trộm cắp tài sản nên thường xây kín đáo, khóa cửa nhiều lớp, không làm lối lên mái hay cửa hậu và quây kín ban công bằng khung sắt kiên cố".

"Nhà dân mình bình thường làm gì có, dân làm gì quy định phòng cháy hay gì đâu, lấy đất đâu để trống hay đất đâu mà làm".

Một khu nhà ở, bên trên đều lắp lưới rào kiên cố, không có lối thoát hiểm nếu không may xảy ra hỏa hoạn. Ảnh: Giáo dục Online

Một khu nhà ở, bên trên đều lắp lưới rào kiên cố, không có lối thoát hiểm nếu không may xảy ra hỏa hoạn. Ảnh: Giáo dục Online

Theo báo cáo giám sát của HĐND TP. Hà Nội đưa ra năm 2020, toàn Thành phố có khoảng 500.000 nhà ống, trong đó quận Đống Đa hơn 6.000 nhà, quận Ba Đình hơn 4.000 nhà ống… Trong số này, rất nhiều nhà ống được xây dựng nhưng không chú trọng các yêu cầu phòng cháy.

Trung tá Nguyễn Hùng An, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, năm 2021, Hà Nội là địa phương đầu tiên ban hành quyết định về cụ thể, chi tiết về tiêu chuẩn phòng cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, rất nhiều nhà riêng lẻ, kể cả nhà ống không đạt tiêu chuẩn về phòng cháy theo Quyết định 32:

"Trước đây Luật Phòng cháy và các văn bản dưới Luật đã có quy định và hướng dẫn đối với chủ hộ gia đình đối với công tác phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, với nhóm nhà ở riêng lẻ và nhà ở sản xuất kinh doanh chưa dược đưa vào diện quản lý về phòng cháy chữa cháy. Bây giờ đã đưa vào rồi, nhưng công tác tuyên truyền va nhận thức của người dân và chủ cơ sở đối với loại hình này vẫn còn sơ sài", Trung tá Nguyễn Hùng An nói.

Nhà ống không lối thoát hiểm được người dân xây dựng nhiều ở vùng ven TP lớn trên những khu đất phân lô. Ảnh: Thanh niên

Nhà ống không lối thoát hiểm được người dân xây dựng nhiều ở vùng ven TP lớn trên những khu đất phân lô. Ảnh: Thanh niên

Lý giải về việc nhà dân, nhất là dạng nhà ống xây dựng thường chưa chú trọng các phương án phòng cháy, ông Phạm Văn Phước, Cán bộ An toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ công trường xây dựng cho rằng, Luật Phòng cháy chữa cháy và các văn bản liên quan, trong khi Quy chuẩn số 06/2021 của Bộ Xây dựng cũng không bắt buộc áp dụng đối với nhà ở riêng lẻ có chiều cao từ 6 tầng trở xuống. Vì vậy, rất nhiều nhà riêng lẻ, nhà ống không có các phương án phòng cháy và thoát hiểm:

"Từ 7 tầng trở lên sẽ yêu cầu có thiết kế phòng cháy chữa cháy, có biện pháp phòng cháy chữa cháy, còn 6 tầng trở xuống thì không có yêu cầu đó. Đối với văn phòng, trụ sở làm việc có sức chứa nhiều người và thường xuyên mới có yêu cầu đó", ông Phạm Văn Phước cho biết.

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, đặc trưng của các đô thị của Việt Nam chủ yếu là nhà ống, diện tích nhỏ. Mặc dù Luật Phòng cháy có quy định về yêu cầu phòng cháy, nhưng mới chỉ quy định chung về điều kiện phòng cháy, cũng như nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ, chứ chưa quy định cụ thể những nội dung bắt buộc áp dụng.

"Đối với các đô thị thì các nhà trong ngõ, hẻm mà người dân sử dụng làm nơi bán hàng, kinh doanh, nhà trọ thì để xảy ra những vụ cháy rất lớn, nó liên quan không chỉ nhà bị cháy mà cả nhà hàng xóm nữa, làm cho an ninh xã hội bất ổn. Đấy là điều chúng ta phải quan tâm", Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng nêu quan điểm.

Thống kê của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Công an TP. Hà Nội, trong năm 2020, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 411 vụ cháy, làm 6 người chết, 25 người bị thương; thiệt hại về tài sản ước tính trên 30 tỷ đồng. Trong đó, nhiều vụ vụ cháy nhà ống trong phố đã để lại hậu quả rất nặng nề. 

Lực lượng cảnh sát PCCC tổ chức chữa cháy nhà dân. Ảnh: Chuyên trang Văn hóa Đời sống

Lực lượng cảnh sát PCCC tổ chức chữa cháy nhà dân. Ảnh: Chuyên trang Văn hóa Đời sống

Luật Phòng cháy chữa cháy đã ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013 và các văn bản dưới Luật đã đề cập các quy định về phòng cháy chữa cháy đối với các công trình nhà ở.

Tuy vậy, các quy định này cần sớm được tiêu chuẩn hóa thành các yêu cầu cụ thể, để trở thành những điều kiện bắt buộc khi cấp phép, xây dựng nhà ở, nhất là với dạng nhà ống, trong điều kiện diện tích nhỏ hẹp, thấp tầng.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bình luận: "Khi quy phạm được ứng xử như một thứ cẩm nang".

Nhà ống đô thị, một kiểu kiến trúc “nén” nhu cầu cư trú, sinh hoạt của cư dân vào những diện tích chật hẹp, là một sản phẩm tất yếu của đô thị, khi độ “nén” của dân số vào khu vực lõi ngày càng cao, tốc độ đô thị hóa ngày càng chóng mặt.

Sau những vụ cháy nổ nghiêm trọng, người ta băn khoăn, vì sao những công trình tiềm ẩn mất an toàn cháy nổ ngay từ thiết kế này lại vẫn được xây? Vì sao không chuẩn hóa yêu cầu phòng cháy chữa cháy ngay từ đầu, để ngăn ngừa hậu quả?

Thực ra, quy định không thiếu. Có chăng là ở cách mà nó được ban hành và ứng xử.

Từ Nghị định 136/2020 về Phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, đến Quy chuẩn Việt Nam số 06:2021, hay hay quyết định của các địa phương về lĩnh vực này, cũng đã có nhiều nội dung khá chi tiết để phòng ngừa hỏa hoạn cho nhà ở của người dân.

Nhưng nếu lấy quy định này để áp cho nhà ống hay các căn nhà diện tích chật hẹp nói chung, thì gần như bất khả thi.

Chẳng hạn, Hà Nội quy định: “gian phòng, khu vực để ô tô, xe máy, máy phát điện dự phòng và phương tiện, thiết bị khác có sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu, phải được ngăn cách hoặc có khoảng cách an toàn đến lối ra thoát nạn”, nhưng với nhà ống, khu vực thoát hiểm đang chính là chỗ để xe, kết hợp hàng hóa kinh doanh – những thứ rất dễ cháy nổ.

Hoặc, với nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, theo quy định: “gian phòng sản xuất, kinh doanh phải được ngăn cháy (bằng bộ phận ngăn cháy), ngăn khói với khu vực để ở của hộ gia đình, cầu thang bộ chung của các tầng và lối ra thoát nạn tại tầng 1 của nhà”. Đây cũng là một quy định có ý nghĩa tham khảo là chính, với các căn nhà nhỏ hẹp, như nhà ống.

Quy định có, nhưng thiếu thực tế và không đi kèm hướng dẫn để người dân biết cách tổ chức không gian sao cho giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Chưa kể sự dích dắc của quy định, muốn biết điều này phải tra khoản, chi tiết khoản nọ lại ở mục kia… rất dễ làm nản lòng những người chỉ cần thông tin dễ hiểu, dễ áp dụng.

Nhưng một lý do khác để các quy định không được biết tới, là gần như không có thông tin về hoạt động giám sát thực thi. Các thiết kế an toàn PCCC cho công trình nhà ở của người dân đang không nằm trong nội dung giám sát của thanh tra xây dựng địa phương. Còn với lực lượng PCCC, công tác chính hiện nay chủ yếu dừng lại ở cảnh báo sau vụ cháy với công trình dạng này.

Các kế hoạch rà soát định kỳ an toàn PCCC nhà dân -hoặc ít nhất là sau các vụ cháy nổ  nghiêm trọng xảy ra, cũng chưa thấy có địa phương nào tiến hành, để nhắc nhở, hướng dẫn người dân thực hiện.

Vì vậy, quy định có được thực hiện hay không, phụ thuộc vào sự tự nguyện, tự giác của người dân.

Trong khi, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Và an toàn cháy nổ không chỉ là chuyện riêng của các gia đình có nhà ống, mà cả các hộ  xung quanh, các công trình kết cấu hạ tầng và tài sản của tổ chức, cá nhân trong phạm vi ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn.

Đó thực sự là một nghịch lý.

Nghịch lý này xuất phát từ một nghịch lý khác: đó là quy phạm pháp luật được ứng xử như một thứ cẩm nang có tính tham khảo, chứ không phải để chấp hành. Còn cái thực sự cần - là cẩm nang phòng cháy cho nhà ống – một kiến trúc xây dựng được chính quyền chấp nhận và cấp phép, thì lại chưa có.

Hóa giải một nghịch lý, đương nhiên không thể trông chờ vào sự tự giác ngộ, tự thay đổi của người dân.

Nghiên cứu một giải pháp kiến trúc khác để thay thế nhà ống, với mặt tiền 3 mét hoặc chật hơn ở đô thị, cũng là việc không khả thi với chủ hộ.

Và khi người dân không thể, mà các cơ quan quản lý vẫn chỉ dừng lại ở cảnh báo và khuyến cáo, thì cháy nổ với hàng triệu căn nhà ống đang được xem như một rủi ro buộc phải chấp nhận, dù thiệt hại lớn đến đâu.

Đây cũng lại là một nghịch lý. Vì cháy nổ là thứ hoàn toàn có thể phòng ngừa, giảm thiểu. Và bởi vì, phòng cháy luôn là yêu cầu được đặc biệt nhấn mạnh trong mọi chỉ đạo của cả chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành./.

Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //