Vì sao Cầu Đa Phúc khởi công 3 tháng chưa có mặt bằng thi công?
Theo TTXVN - 25/10/2022 | 20:10 (GTM + 7)
Cầu Đa Phúc bắc qua sông Công nối Hà Nội với Thái Nguyên thuộc gói thầu XL-03 thuộc Dự án Cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ (giai đoạn I) được khởi công từ tháng 8/2022 nhưng đến nay nhà thầu vẫn chưa thể thi công vì vướng mặt bằng.
Đại diện Công ty cổ phần Cầu 3 Thăng Long (đơn vị thi công cầu Đa Phúc) cho biết, sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư (ngày 24/6/2022), đầu tháng 8 vừa qua, đơn vị đã huy động đủ máy móc thiết bị và nhân lực đến công trường để thi công nhưng đến nay không có mặt bằng để thi công. Mỗi tháng nhà thầu phải chi phí hàng trăm triệu đồng tiền thuê nhân công, máy móc.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 (chủ đầu tư) cho hay, dự án thi công thêm một đơn nguyên bên phải cầu Đa Phúc (hiện hữu) hướng từ Hà Nội đi Thái Nguyên trên Quốc lộ 3 (cũ) có thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Nghĩa là đến 24/6/2023 phải hoàn thành. Nếu công tác giải phóng mặt bằng không hoàn thành trong tháng 11 thì dự án có thể không đáp ứng tiến độ đề ra. Tổng cộng 29 hộ dân của hai địa phương là Hà Nội và Thái Nguyên bị ảnh hưởng bởi dự án.
“Hiện Ban Quản lý dự án 2 đang phối hợp tích cực với Trung tâm Phát triển Quỹ đất (Huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để giải quyết các vướng mắc về mặt bằng của các hộ dân phía đầu cầu thuộc địa phận Hà Nội. Về giải phóng mặt bằng phía Thái Nguyên cũng đang được các đơn vị chức năng thành phố Phổ Yên (Thái Nguyên) giải quyết”, lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 thông tin.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết, những hộ dân thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng để thi công cầu Đa Phúc đã được các cơ quan chức năng kiểm đếm, đến ngày 28/10 tới là hết thời hạn đăng niêm yết tại trụ sở UBND xã theo quy định của pháp luật. Sau thời gian này, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn sẽ thuê đơn vị tư vấn đánh giá và lên đơn giá đền bù.
Tuy nhiên, cán bộ địa chính xã Trung Sơn thông tin, hiện nay có một số hộ đã thay đổi nội dung bản tự khai về thời điểm xây dựng các công trình trên đất. Cụ thể có hộ đã tự khai và ký trong văn bản kiểm kê tài sản trên đất là nhà xây dựng năm 2009 nhưng sau thời điểm ký lại thay đổi nội dung là nhà được xây từ năm 1990. Điều này gây khó khăn cho việc lên đơn giá đền bù cho hộ dân vì có sự chênh lệch rất lớn về khung giá bồi thường theo quy định. Chính quyền địa phương đang tích cực vận động người dân ủng hộ bàn giao đất cho chủ đầu tư để sớm hoàn thành cầu Đa Phúc giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.
Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 cho biết, đến nay kinh phí giải phóng mặt bằng đã được đơn vị bố trí đầy đủ cho chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng của địa phương. Theo kế hoạch, việc giải phóng mặt bằng công trình cầu Đa Phúc sẽ được hoàn thành trong tháng 9/2022. Tuy nhiên vì nhiều lý do đến nay công tác này vẫn giậm chân tại chỗ. Ban đã có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải và Bộ cũng đã 4 lần có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị hỗ trợ sớm giải quyết dứt điểm mặt bằng cho dự án.
Được biết, văn bản gần nhất mà Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ ký gửi UBND thành phố Hà Nội đầu tháng 10 vừa qua cho biết, để thúc đẩy tiến độ xây dựng công trình cầu Đa Phúc, Bộ Giao thông Vận tải đã có 3 các văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, đảm bảo đủ điều kiện triển khai thi công hiện trường trong tháng 6/2022 và hoàn thành giải phóng mặt băng trong tháng 7/2022.
Đến nay, theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 2, công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng yêu cầu, nhà thầu chưa có mặt bằng để thi công ảnh hưởng đến tiến độ dự án và kết quả giải ngân vốn đầu tư công 2022. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công để có thể triển khai thi công hiện trường vào tháng 10/2022.
Thông tin về tiến độ chung của Dự án Cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ (giai đoạn I), đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 cho biết, dự án gồm 4 gói thầu xây lắp được đấu thầu rộng rãi quốc tế, bắt đầu thi công gói thầu đầu tiên từ ngày 10/3/2022. Hiện nay, Ban Quản lý dự án 2 đã hoàn tất lựa chọn nhà thầu cho 3 gói thầu còn lại và cũng đã triển khai thi công tích cực trên công trường trừ công trình cầu Đa Phúc.
Giai đoạn 1 của Dự án có tổng mức đầu tư 1.498,336 tỷ đồng; trong đó vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 352,816 tỷ đồng, vốn vay ưu đãi từ EDCF của Chính phủ Hàn Quốc là 1.145,52 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của Dự án sẽ tiến hành cải tạo theo hình thức xây mới 6 cây cầu gồm cầu Bến Mới (Quốc lộ 38B, Nam Định), cầu Đoan Hùng (Quốc lộ 2, Phú Thọ), cầu Xóm Bóng (Quốc lộ 1C, Nha Trang), cầu Đa Phúc (Quốc lộ 3, Thái Nguyên), Sông Trường và Nước Oa (Quốc lộ 40B, Quảng Nam).
Lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, tiến độ xây dựng 6 cầu thuộc dự án đã triển khai thi công với sản lượng đạt khoảng gần 15%, cơ bản đáp ứng kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 phối hợp chặt chẽ với địa phương để giải quyết dứt điểm giải phóng mặt bằng, đồng thời thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2, trong năm 2022 kế hoạch giải ngân vốn để xây dựng 6 cầu trên là 371 tỷ đồng (bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng), đến nay, dự án đã giải ngân được gần 220 tỷ đồng đạt hơn 60% giá trị. Từ đây đến cuối năm, Ban Quản lý dự án 2 sẽ thúc đẩy tiến độ dự án đảm bảo hoàn thành kế hoạch giải ngân.
Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, mục tiêu của Dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ sử dụng vốn vay ưu đãi do EDCF tài trợ nhằm xây mới, nâng cấp khoảng 60 cầu yếu, cầu kết nối trên các hệ thống đường quốc lộ trong phạm vi cả nước nhằm bảo đảm tính kết nối đồng bộ, nâng cao hiệu quả khai thác mạng lưới đường bộ. Ngoài 6 cầu yếu đang triển khai thuộc giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 1.498 tỷ đồng thì Bộ Giao thông Vận tải cũng đang yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 hoàn thành các thủ tục để triển khai xây dựng mới 10 cầu mới thay thế các cầu yếu tiếp theo thuộc giai đoạn 2 của dự án.
Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 2 vào khoảng hơn 1.100 tỷ đồng cho 10 cầu nằm rải rác trên toàn quốc gồm tỉnh Nam Định (1 cầu), Quốc lộ 19 qua Gia Lai với 5 cầu và các tỉnh Kiên Giang Hậu Giang, An Giang mỗi địa phương một cầu./.
Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Sau gần 8 năm đưa vào vận hành, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường cục bộ tại một số vị trí, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Quan điểm của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng xác đinh Tự chủ về vốn đầu tư và quyết tâm được chuyển giao, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao là những quyết sách rất đúng đắn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải làm sao để có thể được thực hiện điều này.
Thời gian vừa qua, sau khi UBND phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã gỡ bỏ nhiều barie chặn xe máy ở một số ngõ trên đường Nguyễn Trãi, thông với phố Thượng Đình, nhiều xe lại chạy vào ngõ rồi cắt ngang đường lớn để lên cầu vượt Ngã Tư Sở.
Sáng ngày 15/12, tại Hà Nội, Cục CSGT tổ chức buổi lễ ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu xuân 2025. Thời gian thực hiện cao điểm tử ngày 15/12/2024 - 14/2/2025.
Thứ nhất, quyền lợi người đang ở đấy là người dân, nếu không rõ ràng, nhất quán thì họ không tham gia. Thứ hai, nhà nước bỏ công sức, duy trì quản lý, người quản lý phải có điều chỉnh cơ chế chính sách sát thực tế hơn.