Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao các hãng taxi công nghệ Ả rập đua nhau tuyển tài xế nữ

Phóng viên - 11/07/2018 | 4:10 (GTM + 7)

VOVGT - Mới đây, Ả Rập Xê út, quốc gia tại vùng Trung Đông đã gỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe vốn đã tồn tại lâu đời.

Vừa cầm điện thoại nhận chuyến xe, Reem Farahat, một trong những tài xế taxi nữ đầu tiên của Ả Rập Xê út, không thể kìm được nước mắt. Hôm nay là ngày đầu tiên cô làm việc với tư cách là tài xế của ứng dụng gọi xe Careem, một trong những ứng dụng gọi xe đi tiên phong trong việc tuyển dụng tài xế nữ.

Tại Ả Rập Xê út, từ hàng chục năm nay, người phụ nữ luôn phải chịu sự phân biệt đối xử khắc nghiệt, trong đó bao gồm việc cấm phụ nữ lái xe. Tuy nhiên, mới đây vào ngày 24/6, lệnh cấm này đã chính thức được gỡ bỏ trên toàn quốc. Và đó cũng là ngày đi làm đầu tiên của Reem Farahat cùng hàng chục nữ tài xế khác.

Từ 24/6, Ả Rập Xê-út đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe

Quyết định cho phép phụ nữ lái xe nhận được sự đồng tình rất lớn của người dân. Nhiều người tỏ ra vui mừng vì cuối cùng, sự phân biệt nam nữ vốn tồn tại hàng trăm năm đã phần nào giảm bớt.

Tại Ả Rập, phụ nữ chiếm tỉ lệ rất lớn trong số hành khách của các ứng dụng gọi xe. Theo thống kế của ứng dụng Careem, 70% người sử dụng ứng dụng là phụ nữ. Đối với Uber, con số này lên tới 80%. Khi lệnh cấm được gỡ bỏ, các ứng dụng gọi xe nhận thấy cơ hội và đầu tư vào mảng tài xế nữ, cũng như các dịch vụ đi kèm trong tương lai.

Mudassir Sheikha , Giám đốc điều hành ứng dụng Careem cho biết: Hiện đã có gần 2.000 phụ nữ nộp đơn xin làm tài xế, hầu hết trong độ tuổi từ 20 tới 50. Nhiều người cho rằng, việc lựa chọn nghề lái xe đem lại cho họ nguồn thu nhập ổn định và sự độc lập hơn về tài chính. Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức cho phụ nữ trong công việc này khi khách hàng là nam giới. Vì vậy, hãng Careem đã cho phép các nữ tài xế có thể chấp nhận hay từ chối chở khách dựa vào giới tính.

Ông Sheikha chia sẻ:

“Chúng tôi vui mừng vì trở thành một phần của sự thay đổi mang tính lịch sử này. Với khoản đầu tư lên tới 100 triệu đô-la Mỹ, nhiệm vụ của chúng tôi trong tương lai là tiếp tục phát triển ứng dụng phù hợp và thân thiện với cả nữ giới. Careem kỳ vọng sẽ có 20 nghìn tài xế nữ làm việc cho hãng vào năm 2020”.

Đại diện hãng Careem cho biết thêm: Những phụ nữ nộp đơn có gia cảnh rất khác nhau. “Có người thì không có bằng cấp, nhưng có người thậm chí có bằng thạc sĩ. Người thì đã có công việc, muốn làm tài xế để kiếm thêm thu nhập. Nhưng cũng có người muốn làm toàn thời gian”.

Còn theo Bộ Giao thông Vận tải Ả Rập, trước ngày gỡ bỏ lệnh cấm, cơ quan này nhận được 120 nghìn đơn xin cấp bằng lái xe cho phụ nữ. Trong đó có một số lượng lớn yêu cầu được chuyển đổi bằng quốc tế sang bằng Ả Rập. Ngoài ra, trường dạy lái tại thành phố Jeddah cũng tiếp nhận hơn 8 nghìn thí sinh thi lấy bằng lái. Tuy nhiên, mới chỉ có 82 thí sinh vượt qua bài thi.

Trước khi trở thành nữ tài xế đầu tiên của ứng dụng Careem, Enaam Gazi, 43 tuổi, đã từng được huấn luyện trở thành tiếp viên hàng không, sau đó chuyển sang học chuyên ngành quản lý tại một trường đại học ở Jeddah, nơi cô đang sống. Ly hôn từ sớm, một mình nuôi 2 đứa con nhỏ, Gazi hy vọng việc trở thành tài xế sẽ là bước tiến mới cho cuộc sống của cô.

Gazi chia sẻ:

“Tôi rất vui vì cuối cùng cũng có được bằng lái. Đây là điều tôi đã mong chờ từ lâu. Giờ tôi có thể lái xe bất cứ lúc nào mình muốn, và đương nhiên là có cả thu nhập từ việc lái xe”.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chết não đã tử vong

Nam sinh lớp 8 bị đánh chết não đã tử vong

Sau gần 2 tháng điều trị, nam sinh lớp 8 bị đánh tại sân đình Lệ Mật (quận Long Biên, Hà Nội) đã tử vong.

TP.HCM: Tỷ lệ phạt nguội vi phạm giao thông chiếm 31%

TP.HCM: Tỷ lệ phạt nguội vi phạm giao thông chiếm 31%

Chạy xe quá tốc độ, quá tải trọng, lấn làn, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hay dừng, đỗ nơi có biển báo cấm dừng, cấm đậu… những hành vi vi phạm này đều bị hệ thống camera giám sát ghi nhận và chuyển về cho lực lượng Công an TP.HCM, thanh tra giao thông xử lý.

“Sống ảo” giữa đường, coi thường tính mạng

“Sống ảo” giữa đường, coi thường tính mạng

Ít ngày trở lại đây, những hình ảnh vi phạm luật giao thông đường bộ liên tục được nhắc đến, liên quan tới việc chụp ảnh, quay clip, livestream các hoạt động nhảy múa, tập thể dục thể thao hay đơn giản là check-in “sống ảo”.

Tự sự của đêm: Mưa trong miền nhớ

Tự sự của đêm: Mưa trong miền nhớ

Trong những ngày cuối cùng của mùa khô, nắng chói chang, gay gắt trải khắp phương nam khiến mặt đất khô cằn nứt nẻ, những con kênh sâu hoáy kiệt cùng đến trơ đáy. Cỏ cây, con người cũng queo quắt vì đã dồn hết sức lực cuối cùng để chống chọi với cái oi bức, bỏng rát, hừng hực đến đau đầu.

Làn riêng xe đạp: Lối vào bị chặn, đích đến… đường cụt

Làn riêng xe đạp: Lối vào bị chặn, đích đến… đường cụt

Đã hơn 3 tháng kể từ khi làn đường dành cho riêng cho xe đạp và người đi bộ được mở dọc sông Tô Lịch, đường Láng, Hà Nội. Tuy nhiên, lượng người sử dụng vẫn khá thưa thớt, chủ yếu vẫn là người dân sở tại đi tập thể dục và cho con nhỏ tập xe.

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà đang dần hoàn thiện, kỳ vọng xóa ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà đang dần hoàn thiện, kỳ vọng xóa ùn tắc

Hiện dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà đã được thảm nhựa, lát vỉa hè, dịch chuyển dải phân cách giữa. Dự án khi hoàn thiện kỳ vọng tháo gỡ điểm nóng về ùn tắc giao thông, giúp người dân di chuyển thuận lợi hơn.

Sài Gòn sống và yêu: Chuyện về ngã tư Bảy Hiền ngày cũ

Sài Gòn sống và yêu: Chuyện về ngã tư Bảy Hiền ngày cũ

Ngã Tư Bảy Hiền là khu vực giao thông quan trọng của phía Tây Bắc, Sài Gòn - TPHCM. Đây là một trong những nút lưu thông liên kết với nhiều quận tại thành phố. Hiện nay, Ngã Tư Bảy Hiền là nút giao thông quan trọng và thường đông kín người vào những giờ tan tầm.

// //