Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trung tâm đăng kiểm và các đăng kiểm viên liệu có đủ chất lượng?

Phạm Quang Vinh - 30/12/2022 | 7:00 (GTM + 7)

Những ngày vừa qua hàng đoàn xe xếp hàng chờ đăng kiểm, và câu chuyện đăng kiểm được bàn tới trên khắp các diễn đàn. Vậy, điều gì thực sự tạo nên khủng hoảng đăng kiểm hiện nay?

Cùng với những thông tin liên quan đến việc một loạt trung tâm đăng kiểm, đặc biệt là các trung tâm đăng kiểm phía Nam và cả cơ quan của Cục Đăng kiểm Việt Nam bị điều tra liên quan đến các gian lận trong công tác kiểm định phương tiện xe cơ giới giao thông đường bộ, thì những ngày gần đây, chúng ta cũng đọc được rất nhiều trên các cơ quan báo chí, lẫn các cuộc thảo luận trong các diễn đàn và trao đổi trên các mạng xã hội, rất nhiều thông tin liên quan đến hoạt động kiểm định.

Trong đó, có những thông tin chúng ta sẽ buộc phải suy nghĩ và phải lên tiếng. Ví dụ như việc, các trung tâm đăng kiểm (không phải chỉ một mình ở Hà Nội, TP.HCM) mà ở rất nhiều tỉnh lân cận, bị ùn tắc xe, thậm chí phải đợi cả vài ngày.

Chúng ta cũng được chia sẻ rất nhiều thông tin liên quan đến những lỗi rất nhỏ của các phương tiện được đưa vào đăng kiểm, và dẫn đến việc, những người đi đăng kiểm đó phải đưa xe về và thậm chí, mọi người đã phải truyền tai nhau, nói rất nhiều về chuyện, bây giờ các xe phải trả lại hiện trạng ban đầu của một phương tiện, rồi mới có thể được cấp giấy chứng nhận kiểm định.

24

Điều này không phải chỉ gây nên tranh cãi và ngạc nhiên cho nhiều người, mà tôi muốn đề cập ở đây, một khía cạnh khác. Đó là có nhiều thông tin như vậy, đã thể hiện một số yếu tố đáng lo ngại.

Thứ nhất, tôi nhìn thấy rất nhiều những thông tin từ phiếu trả lời của các trung tâm đăng kiểm cho những người đưa xe đi kiểm định. Tôi rất ngạc nhiên với cách mà mọi người trả kết quả đăng kiểm cẩu thả như vậy.

Đã rất nhiều năm kiểm tra, đăng kiểm, mỗi năm hàng triệu, hàng chục triệu lượt, phương tiện, nhưng không hiểu tại sao Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm vẫn không có được một biểu mẫu có tính khoa học, có tính định lượng, để cung cấp cho người dân một báo cáo kiểm định rõ ràng là: phương tiện này bị lỗi ở chỗ nào, lỗi đó thuộc loại lỗi nào? Chuyện đó không có gì khó khăn cả, nó rất đơn giản về mặt kỹ thuật.

Thay vì đó là những tờ ghi chú rất nguệch ngoạc của các đăng kiểm viên.

Thứ hai, những lỗi mà mọi người cung cấp trong những văn bản mà tôi được nhìn thấy, như lỗi lắp thêm giá, thanh gắn trên nóc xe, hoặc lỗi thay thế đèn xe,  lỗi màu sơn khác một chút, hay là lỗi thay vành xe không đúng như vành xe nguyên bản…

Thực tế, trong Thông tư 70/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải (là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất, cụ thể nhất hiện nay, liên quan đến công tác kiểm định an toàn kỹ thuật về giao thông đường bộ và an toàn khí thải) quy định: mỗi phương tiện giao thông cơ giới khi đăng kiểm sẽ có 3 loại lỗi khác nhau.

Thứ nhất là những lỗi nhỏ, những lỗi không quan trọng thì phương tiện vẫn được cấp giấy chứng nhận kiểm định, đó là lỗi không ảnh hưởng đến an toàn, không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn môi trường của phương tiện.

Loại thứ hai là lỗi quan trọng, đối với những lỗi như vậy, cơ quan đăng kiểm không cấp giấy chứng nhận kiểm định. Và loại lỗi thứ ba là lỗi nguy hiểm, thì không chỉ là không cấp giấy chứng nhận kiểm định, đơn vị đăng kiểm sẽ đánh giá và quyết định là phương tiện đó sẽ không được phép tham gia giao thông, thậm chí bạn không được lái phương tiện đó ra khỏi trung tâm đăng kiểm và buộc phải đưa xe đến chỗ sửa chữa bằng phương tiện khác (như xe cứu hộ). Với hai loại lỗi là quan trọng và lỗi nguy hiểm thì đều phải khắc phục mới được cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Một đăng kiểm viên nếu không có khả năng đánh giá, đưa ra báo cáo, để từ một lỗi nhỏ, lỗi không quan trọng thành lỗi quan trọng hay nguy hiểm, rồi từ chối việc cấp giấy chứng nhận kiểm định, thì chắc chắn đó là một đăng kiểm viên không đạt tiêu chuẩn, không đạt các yêu cầu theo quy định trong Nghị định của Chính phủ về tổ chức hoạt động của các trung tâm kiểm định xe cơ giới.

Tôi sẽ rất ngạc nhiên, nếu cơ quan quản lý nhà nước (trong trường hợp này là Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Cục Đăng kiểm) lại không đi kiểm tra xem, tại sao lại có những đăng kiểm viên làm việc như vậy. Và điều đó cho thấy, họ không đủ tiêu chuẩn để làm đăng kiểm viên.

Và nếu không đủ tiêu chuẩn thì phải có cách xử lý, chứ không thể chỉ làm đơn giản là dùng một văn bản của Cục Đăng kiểm, để thông báo với mọi người, với các Trung tâm đăng kiểm rằng, xe gặp phải lỗi này, lỗi kia, có thể hay không thể cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Hoạt động đăng kiểm đã có hàng chục năm, mỗi năm đã kiểm định cho hàng chục triệu phương tiện, mà vẫn phải vẫn phải đề cập những điều “nhỏ” như vậy, thì chắc chắn là có vấn đề, và vấn đề này lại rất “lớn”, có tính hệ thống.

Tất nhiên, câu chuyện xung quanh hoạt động đăng kiểm sẽ còn có nhiều vấn đề phải đề cập, và chúng tôi xin phép được đề cập trong các chương trình khác.

Nhưng tôi nghĩ, với tình trạng hiện nay, rõ ràng việc kiểm tra và đánh giá hoạt động, đánh giá chất lượng của các đăng kiểm viên là một trong những việc mà cơ quan quản lý nhà nước phải làm ngay, để việc kiểm định xe không tiếp tục bị ách tắc như hiện nay.

Việc đó không chỉ đe dọa đến hoạt động giao thông vận tải, mà còn làm lãng phí cho xã hội rất to lớn./.

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //