TP.HCM tái lập 12 chốt kiểm soát dịch và dừng nhiều dịch vụ kinh doanh
Phóng viên - 09/07/2021 | 7:17 (GTM + 7)
UBND TP.HCM vừa ban hành Công văn khẩn số 2279/UBND-VX ngày 8/7/2021 của UBND TP.HCM về triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Dừng nhiều dịch vụ kinh doanh, trong đó có kinh doanh ăn uống
Ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết Công văn khẩn số 2279 ra đời trên cơ sở của Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phú, tuy nhiên “có kế thừa, có đổi mới; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện mở rộng dần; không cầu toàn, không nóng vội” nhằm triệt để khoanh vùng, tập trung truy vết và dập dịch trong cộng đồng, UBND TP yêu cầu thực hiện cách ly xã hội toàn Thành phố theo tinh thần của Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 9/7/2021 theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố - tổ nhân dân cách ly với tổ dân phố - tổ nhân dân, khu phố - ấp cách ly với khu phố - ấp, xã - phường - thị trấn cách ly với xã - phường - thị trấn, quận - huyện và TP Thủ Đức cách ly với quận - huyện và TP Thủ Đức.
Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, UBND TP yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ; làm việc theo yêu cầu của cơ quan.
TP.HCM tiếp tục tạm dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; đối với chợ đầu mối, chợ truyền thống, nếu không đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch thì tạm thời đóng cửa và thực hiện các biện pháp khắc phục. Đồng thời, tạm dừng hoạt động bán vé số của đại lý vé sổ và bán vé số dạo trên địa bàn Thành phố, tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 9/7/2021.
Theo ông Dương Anh Đức, trong 40 ngày giãn cách trước đó, thành phố đã dừng hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ, chỉ phục vụ mang về. Tuy nhiên trong tình hình mới cần giãn cách theo chỉ thị 16 thì việc kinh doanh ăn uống khó có thể đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch, vì vậy thành phố sẽ tạm dừng hoạt động này.
“Chúng ta đang ở giai đoạn khó khăn, mỗi người cần hi sinh 1 chút, không có quyết định nào là toàn vẹn, mỗi loại hình hoạt động phải dừng là sự đắn đo cân nhắc của lãnh đạo thành phố. Nhưng vì mục tiêu chống dịch thì cần có những biện pháp thực sự quyết liệt nên cần sự chia sẻ, đồng cảm, ủng hộ của người dâ, bà con con cô bác chung tay với thành phố” - Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nhấn mạnh.
Tái lập 12 chốt kiểm soát dịch bệnh tại các cửa ngõ
Công văn 2279 của UBND TP.HCM cũng yêu cầu dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe ô tô; dừng hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe mô tô, bao gồm xe có sử dụng công nghệ; tạm dừng hoạt động các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa vận tải hành khách công cộng (trừ các bến cần Giờ - cần Giuộc, cần Thạnh - Thạnh An và Thạnh An - Thiềng Liềng).
Thành phố cũng chỉ đạo tái lập 12 chốt kiểm soát dịch bệnh tại các cửa ngõ ra vào thành phố. Theo đó, kể từ 0h ngày 9/7, TP.HCM kích hoạt 12 chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu vực cửa ngõ để kiểm tra, giám sát người và phương tiện ra, vào địa bàn.
Lãnh đạo thành phố giao Công an TP.HCM chủ trì các đơn vị, lực lượng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) phối hợp với các lực lượng như công an phường, cảnh sát cơ động, y tế, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, kiểm soát quân sự và thanh tra giao thông tái thiết lập 12 chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 giám sát người và phương tiện ra vào địa bàn.
Thượng tá Nguyễn Văn Bình - phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt Công an TP.HCM cho biết các chốt kiểm soát này sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát người ra vào, tiến hành giám sát y tế cũng như điều kiện lưu thông của các phương tiện.
Song song đó, lực lượng công an sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm an ninh trật tự, vi phạm trong việc thực hiện hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
12 chốt phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM được thiết lập tại:
1. Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (trạm thu phí Long Phước)
2. Đường dẫn cao tốc TP.HCM - Trung Lương (trạm thu phí đường dẫn cao tốc Tân Tạo - Chợ Đệm)
3. Đường Trần Văn Giàu (chân cầu Đôi, giáp tỉnh Long An)
4. Quốc lộ 1A (ngã tư Ba Làng, giáp tỉnh Long An)
5. Quốc lộ 22 (trên quốc lộ 22, giáp tỉnh Tây Ninh)
6. Tỉnh lộ 8 (chân cầu Phú Cường, giáp tỉnh Bình Dương)
7. Quốc lộ 13 (chân cầu Vĩnh Bình, giáp tỉnh Bình Dương)
8. Quốc lộ 1A (chân cầu vượt Sóng Thần, giáp tỉnh Bình Dương)
9. Quốc lộ 1K (trên quốc lộ 1K, giáp tỉnh Bình Dương)
10. Quốc lộ 50 (trên quốc lộ 50, giáp tỉnh Long An)
11. Quốc lộ 1A (trước cổng Đại học An ninh, kiểm tra hướng từ Đại học An ninh ra quốc lộ 1A)
Sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 đã tạo ra chuyển biến đáng kể trong nhận thức của người tham gia giao thông.
Ngày 03/01, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Giáp Thị Sông Hương - chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng về tội hành hạ người khác. Vậy đến nay số phận và cuộc sống của 86 em bé trong mái ấm Hoa Hồng ra sao?
Nhân tài không chỉ cần sự đãi ngộ bằng lương bổng. Họ cần một môi trường làm việc tốt, nghĩa là có cơ hội phát triển nghề nghiệp, có nguồn lực để phát huy tài năng, cần sự ghi nhận của cộng đồng, đồng nghiệp, lãnh đạo, và công chúng, cần thấy sự hữu ích của bản thân.
Nếu nhắc đến các làng hoa nổi tiếng, người ta thường nghĩ ngay đến Đà Lạt, Sa Đắc hay Mỹ Tho. Tuy nhiên, giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, có một làng hoa mang tên Thới An nằm ở quận 12, đã tồn tại và đẳm chất "hương đất tình người" trong nhiều thập kỷ.
ĐBSCL có ưu thế khi nằm sát với đô thị đầu tàu của cả nước, là TP.HCM. Từ lâu, Vùng đã hoạch định những chiến lược, phải kết nối với TP.HCM để mở ra cơ hội giao thương, phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng Cty Vận tải Hà Nội (Transerco) khẳng định, đến nay công tác đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt điện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo sẵn sàng cho việc khai trương dự kiến trong tháng 1/2025 và chính thức vận hành từ ngày 1/2/2025.
Tiếng cười, tiếng hát trong trẻo vang lên dưới những gốc cây cổ thụ trong sân Cung Thiếu Nhi lưu giữ bao kỷ niệm tuổi thơ, để mỗi thế hệ lớn lên, hay thậm chí già đi, vẫn đưa con, đưa cháu tới Cung thiếu nhi và ngồi ôn lại kỷ niệm cũng ngay dưới gốc cây cổ thụ năm nào.