Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tổ chức giao thông: Cần có nguyên tắc chung để phân rõ trách nhiệm

Phóng viên - 22/06/2020 | 5:37 (GTM + 7)

Sắp tới, tổ chức giao thông tại bất kỳ địa điểm, cung đường, dự án nào đều phải có ý kiến của Công an chứ không chỉ do ngành Giao thông phụ trách. Đây là một trong những điểm mới đáng chý ý của Dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT do Bộ Công an soạn thảo.

Mặc dù chiều từ đường Láng sang Trường Chinh và ngược lại có lưu lượng phương tiện lớn, song hướng đi này chỉ có 30 giây đèn xanh nhưng phải chờ tới 90 giây đèn đỏ, khiến lượng phương tiện bị ùn lại khá lớn.
Mặc dù chiều từ đường Láng sang Trường Chinh và ngược lại có lưu lượng phương tiện lớn, song hướng đi này chỉ có 30 giây đèn xanh nhưng phải chờ tới 90 giây đèn đỏ, khiến lượng phương tiện bị ùn lại khá lớn

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nút giao ngã tư Sở thường xuyên bị ùn tắc, mà một trong những nguyên nhân là do bất cập của hệ thống đèn tín hiệu. Cụ thể, mặc dù chiều từ đường Láng sang Trường Chinh và ngược lại có lưu lượng phương tiện lớn, song hướng đi này chỉ có 30 giây đèn xanh nhưng phải chờ tới 90 giây đèn đỏ, khiến lượng phương tiện bị ùn lại khá lớn.

Trong khi đó, hướng từ Tây Sơn đi Nguyễn Trãi và ngược lại thưa vắng phương tiện bởi hầu hết người tham gia giao thông đã đi trên cầu vượt, thì số tín hiệu đèn xanh cho hướng đi này cũng lên đến 30 và 40 giây. Một số người dân chờ đèn đỏ bức xúc bày tỏ:

"Nói chung là lúc lượng người đi đông quá sẽ gây ách tắc giao thông, bởi vì đây là ngã tư rất đông, xe dừng lại rất đông và gây ra ách tắc".

"Cái đèn đỏ này thời lượng hơi nhiều đấy. Em thấy một tuyến đường Láng mà tắc dài thế này. Như anh phải chờ 4 lần đèn đỏ mới qua được đấy".

"Chiều đi thẳng này đèn đỏ cực lâu, nó ùn từ cầu Cống Mọc lên trên này".

Theo khảo sát của phóng viên VOVGT, ngoài nút giao Ngã Tư Sở, bất cập về đèn tín hiệu còn xảy ra tại nút giao Tố Hữu- Lương Thế Vinh,nút Quang Trung – Lê Trọng Tấn, nút Trần Vỹ - Lê Đức Thọ, ngã 7 Ô Chợ Dừa, ngã tư Bạch Mai- Minh Khai – Đại La, nút Lò Đúc- Phạm Đình Hổ - Hòa Mã…

Trao đổi với VOVGT, đại diện lãnh đạo Ban Duy Tu, Sở GTVT Hà Nội – đơn vị vận hành, khai thác hệ thống đèn tín hiệu trên toàn địa bàn Hà Nội cho biết, đơn vị đã ghi nhận những bất cập về đèn tín hiệu tại một số nút giao thông. Nhưng do hệ thống đèn tín hiệu do Công an Thành phố Hà Nội quản lý nên muốn điều chỉnh pha đèn phải có sự thống nhất của đơn vị này.

Tại dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT do Bộ Công an soạn thảo, việc tổ chức giao thông được đề xuất Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thẩm tra về an ninh, trật tự, an toàn giao thông đối với việc tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ.

Lý giải về điều này, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cho rằng, CSGT là người trực tiếp và hàng ngày duy trì trật tự và an toàn trên đường sẽ kịp thời ghi nhận phản ánh của người dân về những bất cập trong tổ chức giao thông để chống ùn tắc:

"Chúng tôi không làm hạ tầng, nhưng chúng tôi có ý kiến về ví dụ những biển báo này bất hợp lý, chu kỳ đèn bất hợp lý thì cần phải điều chỉnh. Và chúng tôi cũng thiết kế là nếu anh làm không đúng, để xảy ra những hậu quả thì phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi cho rằng rất rõ theo chức năng, xét trên góc độ quản lý kinh tế kỹ thuật là tách riêng và dưới góc nhìn về trật tự an toàn là tách riêng".

Tuy vậy, ông Phạm Minh Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT, Tổng cục Đường bộ VN- đơn vị soạn thảo Dự Luật Giao thông đường bộ sửa đổi cho rằng, tổ chức giao thông phải có nguyên tắc chung và được thực hiện từ giai đoạn quy hoạch, đầu tư xây dựng đến quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Theo ông Tâm, Dự thảo Luật cũng quy định: Bộ GTVThoặc UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Còn các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM tùy đặc thù, có thể tham vấn ý kiến của lực lượng CSGT khi tổ chức thực hiện:

"Nguyên tắc của tổ chức giao thông là gắn với kết cấu hạ tầng, thì hoàn toàn ngành giao thông có thể chủ động thực hiện việc đó, với các căn cứ khoa học của mối tương quan giữa khả năng phục vụ của kết cấu, rồi chủng loại, kích thước phương tiện, mật độ tham gia giao thông để điều chỉnh cho phù hợp".

Chuyên gia giao thông Doãn Minh Tâm cho rằng, việc có thêm Luật bảo đảm TTATGT sẽ càng giúp quy định chặt chẽ, song về nguyên tắc, không Luật nào được vênh với Luật nào. Theo ông Tâm, tổ chức giao thông phải gắn với cơ sở hạ tầng, do vậy, việc quy định về các nguyên tắc tổ chức giao thông cần được đề cập rõ trong Luật Giao thông đường bộ:

"Luật Giao thông đường bộ dứt khoát quản lý về cơ sở hạ tầng, từ thiết kế, duy tu, bảo trì, thế thì tổ chức giao thông là phải có rồi. Cho nên cũng là một hạng mục tổ chức giao thông thôi, nhưng mà 2 bộ luật biên soạn như thế nào, không trùng lặp là một chuyện, nhưng không được vênh nhau".

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc tổ chức giao thông cần bám theo một nguyên tắc chung để các bên dễ tuân thủ, phát huy sự chủ động cao nhất, giảm chậm trễ, phiền hà, cũng như dễ phân định trách nhiệm liên quan, chỉ nên tham vấn trong những trường hợp đặc biệt cần thiết.

Vì sao phải có sự tham gia của ngành Công an, và nguyên tắc chung phối hợp giữa hai ngành như thế nào để tổ chức giao thông đạt hiệu quả cao nhất
Vì sao phải có sự tham gia của ngành Công an, và nguyên tắc chung phối hợp giữa hai ngành như thế nào để tổ chức giao thông đạt hiệu quả cao nhất

Việc phối hợp giữa 2 ngành Công an và Giao thông là cần thiết để đảm bảo các phương án tổ chức giao thông phù hợp nhất, đạt mục tiêu nhiều mặt.Tuy vậy, cần sự rạch ròi về sự tham gia của các bên trong công tác này, tránh sự giẫm chân hoặc phân tách không phù hợp, làm ảnh hưởng đến tình hình giao thông hoặc vô hình trung làm khó lẫn nhau. 

Nguyên tắc của những cái “bắt tay”

Vấn đề tổ chức giao thông không đơn thuần chỉ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tối đa hóa năng lực thông qua của mỗi nút giao, mà còn đặt trong mối liên hệ với nhiều yêu cầu khác về an ninh trật tự, an toàn xã hội, đến phát triển kinh tế.

Đối với các tuyến đường đi qua trụ sở cơ quan là mục tiêu bảo vệ; Các trục giao thông quan trọng nơi thường xuyên có các hoạt động đưa rước yếu nhân, đón tiễn đoàn khách ngoại giao; Các tuyến đi qua khu vực tổ chức sự kiện tập trung đông người, cung đường qua địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự.. phương án tổ chức giao thông không thể không có sự tham gia của ngành Công an

Do đó quy định phải có ý kiến của cơ quan công an trong việc tổ chức giao thông là hoàn toàn có lý do, nhằm đạt được mục tiêu nhiều mặt của công tác này. Giấy trắng mực đen sẽ là căn cứ để ràng buộc trách nhiệm giữa hai ngành: Công an và Giao thông, để việc tổ chức giao thông được chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Việc đòi hỏi khâu phối hợp này thực hiện từ sớm- từ khi lên quy hoạch, lập dự án của hạ tầng chứ không chỉ khâu cuối cùng khi cầu đã xong đường đã thảm, cũng là đúng đắn.

Bởi không ít trường hợp, hạ tầng đã sai từ khâu quy hoạch, thiết kế kết nối nửa vời (như Đại lộ Thăng Long với Cao tốc số 20 vành đai 3 Hà Nội, như cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ với trung tâm…) thì có tổ chức giao thông kiểu gì cũng không khỏi tắc. Hậu quả là, một bên thì quay mòng mòng tìm cách tổ chức lại giao thông, một bên thì còng lưng chống tắc.

Sự bàn bạc thống nhất giữa hai ngành trước khi thực hiện tổ chức giao thông không chỉ giúp cho các phương án phân làn, phân luồng, bố trí đèn và hệ thống báo hiệu được tối ưu, mà còn cho phép tránh được các bật cập cho mỗi bên: Ngành Công an sẽ không còn phải chạy theo đề xuất thay đổi khi phương án tổ chức giao thông đã áp đặt mà không phù hợp hoặc không thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của họ; Còn ngành Giao thông cũng đỡ phải lo về những tác động bất lợi ngoài mong muốn, do thiếu dữ liệu đầu vào khi lên phương án phân làn, phân luồng và cắm biển.

Tuy vậy, cần rạch ròi về sự tham gia của ngành Công an trong công tác tổ chức giao thông (về mức độ cũng như hình thức tham gia) để tránh sự giẫm chân hoặc phân tách không cần thiết, vô tình làm khó nhau.

Hoạt động tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu là một ví dụ điển hình: Hiện nay việc đầu tư, quản lý, duy tu bảo trì đèn tín hiệu là do ngành giao thông, nhưng việc tổ chức giao thông bằng thời lượng pha đèn lại do công an quản lý. Việc đếm xe, tính toán quy mô luồng phương tiện trên mỗi hướng qua nút là giao thông làm, nhưng cài đặt thời lượng pha đèn trên mỗi hướng đó lại do công an định đoạt.

Điều này dẫn đến thực tế là trong các khung giờ cao điểm, phản hồi những ý kiến thính giả của VOVGT về bất cập thời lượng pha đèn gây ùn tắc, đại diện ngành Giao thông Hà Nội chỉ có thể nói rằng: chúng tôi sẽ chuyển tin sang Trung tâm điều khiển giao thông để xem xét. Mà nhẽ ra, nhiệm vụ đó phải là “vai chính” của Sở giao thông.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến một số tác động khác để sự phối hợp giữa 2 ngành trong tổ chức giao thông được hiệu quả hơn, như đơn giản hóa quy trình hợp tác, rút gọn đến mức có thể thời gian cho mỗi khâu lấy ý kiến để tránh chậm trễ, phiền hà.

Không dừng lại ở đó, sự hiện diện của ít nhất 2 ngành trong tổ chức giao thông ngoài vai trò hợp tác, còn là giám sát lẫn nhau để tránh những lỗi kỹ thuật, bất kể do vô ý hoặc cố tình, trở thành “bẫy” vi phạm, gây ấm ức cho người tham gia giao thông, dẫn đến các suy luận không hay.

Đơn cử như Ngã ba Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ, nút trọng điểm ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.

Đã hơn 4 năm kể từ khi thay đổi phương án tổ chức giao thông, cấm một chiều ô tô trong giờ cao điểm, mà cho đến nay, ngày nào cũng có hàng chục lượt phương tiện đi vào đường cấm giờ cấm ngay cả khi người lái xe đã nhìn thấy CSGT ở phía trước, thì thật khó thuyết phục nếu lý giải, vi phạm đơn thuần chỉ là do ý thức giao thông./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Ngày 20/4, tại TP.HCM, Bệnh viện FV đã tổ chức buổi hội nghị Tim Mạch thường niên lần 2 với chủ đề “Điều trị Bệnh Tim Mạch: Hiện tại và tương lai” với nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham dự nhằm chia sẻ những tiến bộ mới nhất trong chẩn đoán, điều trị.

// //