Thu hồi 7 phù hiệu với 4 đơn vị kinh doanh vận tải do vi phạm tốc độ nhiều lần
Phóng viên - 13/03/2022 | 15:24 (GTM + 7)
Nguyên nhân thu hồi phù hiệu được Sở GTVT đưa ra là do vi phạm quy định tại điểm b, khoản 10, Điều 22 của Nghị định 10/2020 về kinh doanh và điều kiện doanh vận tải bằng xe ô tô. Cụ thể, có 5 lần vi phạm tốc độ/1.000km xe chạy.
Ảnh minh họa
Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng vừa thu hồi 7 phù hiệu đối với 4 đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn do có phương tiện vi phạm tốc độ.
Trong đó, có 2 phương tiện thuộc Công ty CP Vận tải tỉnh Sóc Trăng (xe chạy tuyến cố định); 3 phương tiện thuộc Công ty TNHH Vận tải Thuận Tiến (có 2 xe hợp đồng và 1 xe tải); 1 phương tiện thuộc chi nhánh Hợp tác xã Hòa Bình Xanh tại Sóc Trăng (xe taxi); 1 phương tiện thuộc chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Mai Linh - Sóc Trăng (xe hợp đồng).
Nguyên nhân thu hồi phù hiệu được Sở GTVT đưa ra là do vi phạm quy định tại điểm b, khoản 10, Điều 22 của Nghị định 10/2020 về kinh doanh và điều kiện doanh vận tải bằng xe ô tô. Cụ thể, có 5 lần vi phạm tốc độ/1.000km xe chạy.
Theo khoản 10 Điều 22 Nghị định 10/2020, phù hiệu xe bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Thu hồi phù hiệu đối với tất cả phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải;
- Thu hồi phù hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống);
- Thu hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục.
Theo Sở GTVT, các đơn vị có phương tiện bị thu hồi phù hiệu không được sử dụng phương tiện bị thu hồi phù hiệu để tham gia hoạt động kinh doanh vận tải trong thời gian bị tước quyền sử dụng phù hiệu. Đồng thời, có trách nhiệm nộp lại phù hiệu của phương tiện bị thu hồi về Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng.
Sở GTVT tỉnh cũng đã giao Phòng Quản lý vận tải - Phương tiện và Người lái có trách nhiệm thu lại phù hiệu của các phương tiện vi phạm. Đồng thời, giao Thanh tra Sở phối hợp với các lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý theo quy định đối với các phương tiện bị thu hồi phù hiệu vẫn còn tham gia hoạt động kinh doanh vận tải.
Sau 7 năm lẩn trốn vì tội giết người, đối tượng Đỗ Duy Hằng (SN 1984, ở Gia Lâm, Hà Nội) đã bị Thủy đoàn I (Cục CSGT) và Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ trên bè tại bãi giữa sông Hồng vào chiều 31/5. Đây là kẻ giết người đã bị Công an huyện Gia Lâm khởi tố từ năm 2017.
Mới đây, Sở GTVT TP.HCM có văn bản lấy ý kiến các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan về đề xuất cấm xe khách giường nằm lưu thông vào nội đô 24/24h, qua đó có cơ sở báo cáo UBND thành phố phê duyệt chủ trương thực hiện.
Năm 2023 là tròn 20 năm kể từ ngày Hà Nội công bố Quyết định số 165 phê duyệt quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng định hướng đến năm 2020.
Ngăn chặn các trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn cần kết hợp nhiều giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và bản thân những người tham gia giao thông.
Từ ngày 3/6, Sở GTVT Hà Nội sẽ thực hiện điều chỉnh giao thông tại 2 nút giao quan trọng là cầu Định Công (quận Hoàng Mai) và Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Văn Khê (quận Hà Đông) nhằm giảm ùn tắc và tăng an toàn cho người tham gia giao thông.
Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu kinh doanh đơn hàng “bom”. Đây là sản phẩm được người bán quảng cáo là gom ngẫu nhiên các đơn hàng bị hủy, hoàn lại do người mua không nhận.
TP.HCM đang lấy ý kiến về việc điều chỉnh nâng thời gian cấm xe khách giường nằm lưu thông vào nội đô từ 6h – 22h lên 24/24h, nhằm xử lý quyết liệt hơn tình trạng “xe dù, bến cóc” bấy lâu nay. Đề xuất mới này sẽ tác động thế nào đến hoạt động kinh doanh chở khách của doanh nghiệp?