Cần xem đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược quốc gia
Đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược để giúp phát triển, nâng cao liên kết vùng miền đặc biệt với những thành phố nhỏ, vùng miền xa xôi.
Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố; Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố; Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
Tuyến đường được xây dựng theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), nhà đầu tư là Tập đoàn Vingroup – CTCP.
Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao và phần mở rộng dưới thấp, có tổng vốn đầu tư hơn 9.997 tỷ đồng. Trong đó, đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao có chiều dài hơn 5 km, điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở. Phần dưới thấp dài trên 3 km, điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tại nút giao Ngã Tư Vọng.
Dự án nối liền 3 quận trung tâm gồm: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, được khởi công từ năm 2018. Trong thời gian thi công, dự án bị gián đoạn nhiều lần do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đến nay, dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ nhân dân ngay trước thềm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Mặc dù thi công trong điểu kiện vẫn đảm bảo giao thông trên tuyến đường vành đai có lưu lượng người tham gia giao thông lớn nhưng công trình thi công vượt tiến độ và đảm bảo an toàn.
Ông Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam, đại diện liên danh nhà thầu cho biết: Liên danh nhà thầu đã huy động tối đa nhân công, đội ngũ giám sát luôn túc trực, đảm bảo thi công “làm đến đâu, gọn đến đấy”, vừa thi công vừa đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động. Đặc biệt, liên danh nhà thầu đã áp dụng thành công công nghệ đà giáo di động MSS là công nghệ mới phức tạp lần đầu tiên áp dụng, nhờ đó hoàn thành tất cả các mục tiêu dự án đề ra, vượt tiến độ dự án gần 3 tháng so với kế hoạch.
Phát biểu chỉ đạo và phát lệnh thông xe, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng theo hình thức hợp đồng BT là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2021, được triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025 đi qua địa bàn 4 quận: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai.
Việc triển khai dự án trên theo hình thức đối tác công tư, loại hợp đồng BT là một hình thức huy động nguồn lực từ nhà đầu tư để xây dựng công trình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép là hết sức cần thiết, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, chương trình 03 của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị.
Việc hoàn chỉnh đường vành đai 2 góp phần nhằm khắc phục ùn tắc giao thông trên tuyến đường, gia tăng phát triển kinh doanh dịch vụ của nhân dân trong khu vực, đồng thời góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về giao thông đô thị và hoàn thiện theo quy hoạch tuyến dường vành đai quan trọng trong hệ thống giao thông của thành phố.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các sở, ngành liên quan, UBND các quận, địa phương, nhà đầu tư, đơn vị thi công, cán bộ, kỹ sư người lao động đã vượt quan khó khăn, lao động sáng tạo, tích cực trên công trường, hoàn thành công trình sau 4 năm, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, an toàn và mỹ quan đô thị.
Phó Chủ tịch UBND đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức bàn giao các hạng mục công trình đã hoàn thành đủ điều kiện đưa vào khai thác sử dụng cho các đơn vị quản lý để tiếp nhận quản lý, duy tu, duy trì, đảm bảo an toàn giao thông; tổ chức nghiệm thu, quyết toán các hạng mục công trình đã hoàn thành theo quy định; tổ chức giao thông, theo dõi tình hình giao thông trên tuyến đường, nút giao thông trong khu vực ảnh hưởng sau khi thông xe, đặc biệt tổ chức giao thông nút giao Ngã Tư Sở để kịp thời có phương án tổ chức giao thông hợp lý, đảm bảo an toàn thuận lợi, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư công trình...
Một số hình ảnh được VOV Giao thông ghi nhận vào sáng nay:
Đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược để giúp phát triển, nâng cao liên kết vùng miền đặc biệt với những thành phố nhỏ, vùng miền xa xôi.
Chỉ từ ngày 1 - 6/10, trong đợt cao điểm xử lý học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, lực lượng CSGT thủ đô đã xử lý gần 1850 trường hợp vi phạm, tạm giữ hơn 1000 phương tiện các loại.
Sẽ tăng nặng hơn chế tài xử phạt đối với hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc, Đây là đề xuất mới nhất của Bộ Công an trong Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông ở lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 đang liên tục tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai tuyến vành đai này.
Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao 350 km/h trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 67 tỷ USD.
Cho dù hiện nợ công của ngành đường sắt đang rất lớn, nhưng tại sao Trung Quốc vẫn duy trì đầu tư? Đó là bởi đầu tư vào đường sắt, không nên chỉ nhìn nhận vào lời lãi, mà cần nhìn cả vào cơ hội phát triển kinh tế vùng, miền.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng của năm ước đạt xấp xỉ 1,45 triệu tỷ đồng, đạt 85% dự toán năm và tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2023, qua đây cho thấy sự phục hồi và khả quan của nền kinh tế.