Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thịt thực vật từ mít, nâng tầm giá trị cho nông sản Việt

Minh Thanh - 25/10/2022 | 20:22 (GTM + 7)

Khai thác triệt để giá trị từ trái mít, chị Cao Thị Cẩm Nhung, chủ Cơ sở sản xuất nước sốt gia vị và thực phẩm Mai Dương ở thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã cho ra đời nhiều sản phẩm thịt thực vật.

Sản phẩm từ mít rất đa dạng

Sản phẩm từ mít rất đa dạng

Vùng ĐBSCL được biết đến có diện tích trồng mít lớn của cả nước với sản lượng ước đạt năm 2022 là 420 nghìn tấn. Trước bối cảnh giá mít giảm sâu thời gian qua, một ý tưởng nâng cao giá trị cho mít cũng đã được hình thành. Sản phẩm thịt thực vật Lemit của chị Cao Thị Cẩm Nhung, đã nhận được nhiều đánh giá tốt từ các chuyên gia về tương lai phát triển của mặt hàng này.

Chị Nhung cho biết, năm 2020, ý tưởng làm thịt thực vật từ mít được hình thành trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Thời điểm ấy, giá mít giảm sâu chỉ còn 1.500 đồng/kg, nhiều nhà vườn phải chặt bỏ do không bán được. Chị Nhung được lợi thế có sẵn vùng nguyên liệu mít khoảng 0,8ha. Từ đây, chị bắt tay vào nghiên cứu sản phẩm, nhiều giống mít được lựa chọn để thử nghiệm, cuối cùng mít thái là nguyên liệu cuối cùng được chị Nhung sử dụng cho sản phẩm của mình.

“Tại vùng ĐBSCL trước nay, mít thường được sử dụng tươi hoặc sấy khô, ít ai nghĩ rằng bản chất của thịt mít là một trong những loại thực phẩm dùng để ăn chay, hàm lượng dinh dưỡng cao, không chứa cholesterol, thích hợp cho sức khỏe”, chị Nhung bộc bạch. 

Đầu năm 2022, ba sản phẩm đầu tay của thương hiệu thịt thực vật Lemit ra đời gồm: pate mít, chả cá thát lát mít, bánh phồng mít. Đến nay bộ sưu tập sản phẩm thịt thực vật còn có thêm khô mít, snack mít tẩm vị, mộc mít. Chị Nhung phấn khởi cho biết, cơ sở đang tiếp tục nghiên cứu phấn đấu đến cuối năm đưa ra thị trường thêm 3 sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm phục vụ sở thích ăn vặt.

Tùy mỗi loại sản phẩm, sẽ có cách sử dụng nguyên liệu từ mít khác nhau như: bánh phồng thì sử dụng loại mít đã chín, pate mít thì sử dụng mít non, kể hạt mít cũng được chị Nhung tận dụng để “biến tấu” phối trộn trong sản phẩm. Trái mít từ đó cũng được được khai thác triệt để trong chế biến sản phẩm thịt thực vật (trừ vỏ và cùi mít). Từng loại thực phẩm sẽ có những công đoạn và quy trình chế biến riêng. Trong đó, bí quyết để thành công là khâu xử lý mủ mít, đặc biệt mít non, để không ảnh hưởng đến mùi vị của sản phẩm.

Thời gian tới, thương hiệu thịt thực vật Lemit sẽ mở rộng quy mô cơ sở sản xuất, từ thiết bị máy móc, xây dựng các tiêu chuẩn HACCP, ISO để đáp ứng nhu cầu thị trường, đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng thực phẩm chay. Cơ sở cũng đã kết nối được với thị trường Hà Lan và Mỹ, hiện đang chờ hoàn tất thủ tục để xuất khẩu trong thời gian tới. 

Đồng thời, chị Nhung đang quy hoạch thêm vùng nguyên liệu mới quy mô 3ha tại TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, trồng theo các tiêu chuẩn VietGap, LocalGap. Với sự hỗ trợ cố vấn từ GS Võ Tòng Xuân, chị Nhung kỳ vọng tương lai sẽ thành công, xây dựng cho tỉnh Hậu Giang một thương hiệu thực phẩm riêng từ mít.

Ý kiến của bạn
Xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt gấp 6 lần

Xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt gấp 6 lần

Bộ Công an đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó, Ban soạn thảo đã đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt đối với người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.

Có nên tranh thủ nhà trường để yêu cầu phụ huynh cài đặt ứng dụng?

Có nên tranh thủ nhà trường để yêu cầu phụ huynh cài đặt ứng dụng?

Thời gian gần đây, không ít địa phương tranh thủ nhà trường để yêu cầu phụ huynh cài đặt phần mềm iHanoi, thậm chí giáo viên chủ nhiệm còn được yêu cầu gọi điện cho phụ huynh để xác nhận việc đã cài đặt phần mềm này và lấy đó làm cơ sở báo cáo chỉ tiêu, số liệu.

Đề xuất làm Quốc lộ 5 trên cao: Sáng kiến hợp lý, tiết kiệm

Đề xuất làm Quốc lộ 5 trên cao: Sáng kiến hợp lý, tiết kiệm

Quốc lộ 5 - Tuyến đường bộ huyết mạch khu vực phía Bắc, nối liền giữa Hà Nội và Hải Phòng dự kiến sẽ có đường trên cao. Đây là đề xuất của Sở GTVT tỉnh Hải Dương nhằm ứng phó với tình trạng mãn tải (lưu lượng xe vượt 6 lần lưu lượng thiết kế), nguy cơ TNGT cao trên Quốc lộ này.

TP.HCM: Con đường 2 bên 'ngập tràn' rác thải

TP.HCM: Con đường 2 bên "ngập tràn" rác thải

Bên cạnh Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh) là 1 con đường được xây dựng khang trang có cây xanh lại nằm dọc bờ kênh rạch vô cùng thơ mộng, tuy nhiên con đường này lại đang trở thành nơi để tập kết và chất rác thải chất đống từ 1 bãi rác gần đó.

Xa rồi mùa cốm Ô Lâm

Xa rồi mùa cốm Ô Lâm

Ngày 15 tháng 10 âm lịch hằng năm là Lễ Ooc-Om-Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ. Dưới ánh trăng ngà, lễ vật được trang trọng dâng lên cúng bái các vị thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa. Cùng với các món ngon bình dị thì cốm dẹp trộn dừa là món chính.

Cao tốc nhưng tốc độ không cao

Cao tốc nhưng tốc độ không cao

Đi đường cao tốc nhưng không thể đi nhanh là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả đầu tư đường cao tốc. Nhưng không chỉ có thế, việc quy định tốc độ phương tiện trên đường cao tốc hiện nay thậm chí còn khiến người lái xe bối rối.

Chuyện bán nhà: Cầu nối an tâm cho tổ ấm mơ ước

Chuyện bán nhà: Cầu nối an tâm cho tổ ấm mơ ước

Mời quý vị nghe câu chuyện về hành trình tìm kiếm một tổ ấm mới đầy gian truân nhưng cũng đầy cảm xúc của anh Quang và chị Hà - một cặp vợ chồng trẻ đang sống tại Hà Nội.

// //