Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Theo chân đội giải cứu chim trời, thú hoang

Phan Nhơn - 10/08/2023 | 18:40 (GTM + 7)

Ở TP.HCM có một đội nhóm hằng ngày, hằng tuần chuyên đi giải cứu “chim trời thú hoang” các loài động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp vẫn đang thất lạc ngoài tự nhiên, hoặc được người dân nuôi làm thú cưng bàn giao lại.

Sau khi được giải cứu, động vật hoang dã sẽ chăm sóc đưa vào các khu bảo tồn, bảo vệ nguồn gen quý, phục hồi sự đa dạng sinh học.

Mỗi tuần thường có 2-3 chuyến cán bộ kiểm lâm đi tiếp nhận động vật hoang dã tại nhà dân.

Mỗi tuần thường có 2-3 chuyến cán bộ kiểm lâm đi tiếp nhận động vật hoang dã tại nhà dân.

Đầu tháng 8, Phóng viên VOV Giao thông có dịp theo chân 2 kiểm lâm viên thuộc Trạm cứu hộ động vật hoang dã, Chi cục kiểm lâm TP. HCM đi tiếp nhận 4 con trăn đất, 1 con diều hoa Miến Điện tại huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Cả hai loài này đều xếp vào nhóm IIB thuộc diện cần được bảo vệ, bảo tồn trong điều kiện tự nhiên. Sau quá trình bắt ngoài tự nhiên về nuôi, động vật lớn và khả năng nuôi nhốt không an toàn nên người dân đã gọi lực lượng kiểm lâm đến bàn giao để thả về tự nhiên.

Hiện, tổ đội này thường trú tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Chiếc xe đặc dụng của nhân viên cứu hộ động vật hoang dã thường chuẩn đầy đủ chuyên dụng như giỏ lồng, lưới và cả thuốc gây mê và sẵn sàng xuất xe mọi lúc. Mỗi tuần, thường cán bộ sẽ đi từ 2-3 chuyến tiếp nhận thú từ nhà dân hoặc có trường hợp xử lý động vật hoang dã quấy rối khu dân cư.

Tiến hành dùng dụng cụ bắt các loài được nuôi nhốt để đưa về trạm tiến hành chăm sóc và thả về tự nhiên.

Tiến hành dùng dụng cụ bắt các loài được nuôi nhốt để đưa về trạm tiến hành chăm sóc và thả về tự nhiên.

Sau gần 1 giờ chúng tôi đến hộ bà Nguyễn Thị Rền (Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) – người bàn giao 3 con trăn đất được nuôi gần 11 năm. Bà Rền và gia đình  xem các chú trăn này như thú cưng trong nhà, nhiều lần muốn thả về thiên nhiên nhưng không nỡ.

Bà Rền chia sẻ: “Nó bỏ nhà đi 10 bữa, rồi lần sau 4 bữa, con này nè rồi quay trở lại nên cô thương nó quá, sợ thả gần đây người ta bắt. Vì vậy, nhờ thằng cháu gọi kiểm lâm đến bắt thả về tự nhiên. Hôm qua có người bảo bán cho họ đem về nuôi, song tôi bảo thôi thôi cho chứ không bán, để nó về rừng sống”.

Cán bộ tiến hành dùng thuốc gây mê con trăn khủng trước khi bắt đưa về trạm

Cán bộ tiến hành dùng thuốc gây mê con trăn khủng trước khi bắt đưa về trạm

Tượng tự, anh Phạm Quốc Dũng cùng xóm bà Rền cũng bắt được con trăn đất ngoài ruộng và đem về nuôi được 4 năm. Trăn phát triển tốt, nặng đến 58 kg. Cán bộ kiểm lâm phải tiêm 2 mũi thuốc mê, đợi 30 phút cho trăn mềm đi mới có thể bắt đưa về trạm, song trăn nặng và thuốc chưa đủ ngấm nên phải cần đến 10 người dân hỗ trợ kéo ra khỏi chuồng.

Anh Dũng chia sẻ sau khi quyết định giao vật cưng cho Nhà nước: “Con trăn này nuôi 4 năm, hồi xưa bắt lúc nó 4,3 kg. Càng ngày nuôi nó càng lớn, mình điện cho kiểm lâm đưa nó về thiên nhiên nó sống. Giờ nói chung cho đi cũng tiếc chứ, nhưng nó cũng có cuộc sống của nó, để nó về với thiên nhiên chứ sao mình ép nó được, nó bự quá”.

Anh Phạm Quốc Dũng bàn giao cho kiểm lâm “thú cưng” là 1 con trăn khủng nặng 58 kg.

Anh Phạm Quốc Dũng bàn giao cho kiểm lâm “thú cưng” là 1 con trăn khủng nặng 58 kg.

 

Con trăn khủng khi bắt phải cần đến 10 người hỗ trợ để đưa ra khỏi chuồng

Con trăn khủng khi bắt phải cần đến 10 người hỗ trợ để đưa ra khỏi chuồng

Sau khi bắt phải cân và làm thủ tục bàn giao cho kiểm lâm. Lúc này động vật thuộc sở hữu toàn dân.

Sau khi bắt phải cân và làm thủ tục bàn giao cho kiểm lâm. Lúc này động vật thuộc sở hữu toàn dân.

Sau 1 buổi sáng bắt trăn, đội tiếp tục di chuyển đến xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh tiếp tục tiếp nhận con Diều hoa Miến Điện (một loài chim họ Ưng được đưa vào sách đỏ cần được bảo vệ).

Anh Nguyễn Văn Hội sau khi tình cờ giải cứu con chim dính bẫy rồi tra trên mạng biết loài này quý hiếm đã gọi cho xã liên hệ kiểm lâm để bàn giao.

“Nói chung con chim này tôi không có bắt, thằng em đi cắt cỏ bắt được giao cho tôi thì tra trên mạng biết nó quý hiếm nên liên hệ xã gọi kiểm lâm xuống bàn giao để thả nó về thiên nhiên”, anh Hội nói.

Một con diều hoa Miến Điện được người dân bàn giao.

Một con diều hoa Miến Điện được người dân bàn giao.

Ông Nguyễn Quang Hoàng, Phó trạm trưởng Trạm cứu hộ động vật hoang dã TP.HCM cho biết gần như tuần nào cũng đi cứu hộ và ngày nào cũng nhận được điện thoại người dân bàn giao động vật khác như: khỉ, voọc, tê tê, rùa...

Ông Hoàng nói: “Hôm nay, chúng tôi tiếp nhận 4 con trăn đất của 2 hộ gia đình, hộ thứ nhất có 3 con, có 2 con nặng 20 kg, 1 con nặng 11 kg. Trong đó có 1 người bàn giao thêm 1 con nặng 58 kg. Sau khi tiếp nhận, chúng tôi sẽ đưa về trạm cứu hộ ở Củ Chi. Các động vật đưa về phải được chăm sóc, cách ly và được xác lập danh sách thuộc sở hữu toàn dân trình UBND thành phố phê duyệt. Còn sau đó thả ở đâu thì cơ quan chuyên môn quy định”.

Con khỉ sau khi gây mê được người dân bàn giao cho kiểm lâm chăm sóc thả về tự nhiên

Con khỉ sau khi gây mê được người dân bàn giao cho kiểm lâm chăm sóc thả về tự nhiên

Tất cả động vật được tiếp nhận, giải cứu đều đưa về trạm đặt tại xã tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM. Tại đây, các nhân viên sẽ phân loại từng để nuôi nhốt chăm sóc, phục hồi bản năng thích ứng với môi trường tự nhiên rồi đem thả về rừng. Hoặc đối với các đơn vị bảo tồn  trên cả nước đang thiếu các cá thể đực, cái được tiếp nhận để nhân đàn bảo tồn.

Kiểm lâm viên Nguyễn Thành Trọng, phụ trách chăm thú cho hay, ở trạm Củ Chi đang tiếp nhận 200 cá thể chăm sóc, phục hồi để sẵn sàng thả về tự nhiên. Trong đó nhiều nhất là rùa răng trên 50 cá thể, khỉ 40, trăn 10 cá thể...

Một con mèo rừng được người dân bàn giao

Một con mèo rừng được người dân bàn giao

“Chức năng của trạm vẫn là tiếp nhận chăm sóc các động vật hoang dã trên địa bàn TP.HCM. Nói chung 1 cá thể như bị bệnh hoặc còn nhỏ mình chăm sóc đến lúc đủ điều kiện thả về môi trường tự nhiên nhìn cá thể hòa nhập được, mình rất là vui. Tại mình không làm việc gì lớn hết, chỉ góp một phần ủng hộ nguồn gen, bảo vệ 1 loài nào đó trên bản địa của địa phương, nơi phân bố loài đó cần thả”, anh Trọng chia sẻ.

Hiện, trạm cứu hộ động vật hoang dã có 6 nhân viên chính thức 1 nhân viên nuôi thú. Nhiều năm nay, cơ sở chuồng trại chăm sóc nuôi thú tại Củ Chi có phần xuống cấp, lượng và loài tiếp nhận cứu trợ đã tăng đột biến. 

Từ năm 2020 đến nay, trạm đã tiếp nhận 2.000 cá thể động vật hoang dã của 50 loài. Nhiều  loài nguy cấp nằm trong sách đỏ Việt Nam như:  tê tê, các loài linh trưởng như voọc, vượn... Riêng năm 2022 được xem là tiếp nhận nhiều nhất, với 800 cá thể và tính đến nay đã thả 700 cá thể về thiên nhiên.  Tính 7 tháng đầu năm 2023, trạm cứu hộ động vật hoang dã đã tiếp nhận 650 cá thể của 39 loài đem về trạm Củ Chi để chăm sóc, bảo tồn.

Con trăn khủng sau khi tiếp nhận được đưa về trạm cứu hộ tại Củ Chi chăm sóc huấn luyện để chuẩn bị thả về thiên nhiên.

Con trăn khủng sau khi tiếp nhận được đưa về trạm cứu hộ tại Củ Chi chăm sóc huấn luyện để chuẩn bị thả về thiên nhiên.

TP.HCM là đô thị được xem là điểm trung chuyển cho việc buôn bán động vật hoang dã và thực tế nhiều người dân không hiểu biết đã mua, bắt nuôi các loài. Vì vậy, những năm gần đây Chi cục kiểm lâm TP.HCM và trạm cứu hộ động vật hoang dã miệt mài rong ruổi khắp ngõ ngách Sài Gòn để giải cứu “chim trời thú hoang”

Ý kiến của bạn
Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thời gian gần đây, một số dư luận truyền tai nhau “mẹo” thuê bằng lái để đối phó phạt nguội, nhất là với những lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến mức bị tước giấy phép lái xe. Vậy, có những lổ hổng nào dẫn tới tình trạng này và cần bịt những lổ hổng này thế nào?

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đòi hỏi phài có các dự án xanh và cần các nguồn tín dụng xanh.

Hỗ trợ 35.000 - 55.000 đồng/kg khi tiêu hủy gia súc, gia cầm

Hỗ trợ 35.000 - 55.000 đồng/kg khi tiêu hủy gia súc, gia cầm

Bộ NN&PTNT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật. Trong đó, ban soạn thảo đã đề xuất nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cũng như người tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Ấm lòng những chuyến xe nghĩa tình

Ấm lòng những chuyến xe nghĩa tình

Với mong muốn hỗ trợ những bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn có thể tiết kiệm chi phí, anh Nguyễn Huỳnh An, ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã đứng ra vận động mạnh thường quân và anh em địa phương thành lập nên Câu lạc bộ Chuyến xe nghĩa tình chở bệnh nhân cấp cứu và chuyển viện hoàn toàn miễn phí.

Kích cầu du lịch nội địa: “Bài toán” tổ chức và chia sẻ lợi ích

Kích cầu du lịch nội địa: “Bài toán” tổ chức và chia sẻ lợi ích

Năm 2024, bên cạnh mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, ngành du lịch cũng kỳ vọng phục vụ 110 triệu khách nội địa. Tuy nhiên, giá vé máy bay tăng cao đang là rào cản lớn, bởi chi phí di chuyển bằng đường hàng không có thể chiếm tới 50% giá tour.

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, kết thúc tuần giao dịch 22–28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá có phần trái chiều, nhưng lực mua áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,22% lên 2.334 điểm, đạt mức cao nhất trong 9 tháng qua.

Làm nông thời công nghệ vừa an nhàn, vừa kinh tế

Làm nông thời công nghệ vừa an nhàn, vừa kinh tế

những năm gần đây, nông nghiệp ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc, ghi nhận được sản lượng lúa, trái cây tăng cao, chất lượng vượt trội hơn. Có được thành quả đó một phần nhờ vào việc nông dân đã mạnh dạn đầu tư hơn vào máy móc công nghệ...

// //