Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thế giới quản lý đào tạo, sát hạch GPLX thế nào?

Phóng viên - 12/10/2020 | 7:51 (GTM + 7)

Tại Việt Nam, nhiều tháng trở lại đây, dư luận rất quan tâm tới kiến nghị chuyển đổi việc đào tạo, sát hạch và cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Trên thế giới, việc quản lý vấn đề này cũng rất đa dạng, đáng chú ý nhiều nước phân rõ: Hoạt động cấp phép

Công nghệ lái xe bằng thiết bị mô phỏng tại Singapore

Nhìn chung, các nước phương Tây như Mỹ, Australia, Anh… đều giao việc tổ chức, quản lý và sát hạch giấy phép lái xe cho các cơ quan dân sự của địa phương.

Như tại Mỹ, Giấy phép lái xe do cơ quan dân sự của bang cấp và được công nhận trên toàn lãnh thổ Mỹ và cả ở Canada. Để thuận tiện, một số tiểu bang chia sẻ chung hệ thống đào tạo, thi sát hạch và cấp phép lái xe.

Tại Australia, cách quản lý cũng tương tự. Ngoài ra, giấy phép lái xe tại Mỹ, Australia hay Anh đều được sử dụng với nhiều chức năng khác như chứng minh thư, thậm chí còn được dùng để mở tài khoản ngân hàng…

Trong khi đó, đa phần các quốc gia ở Châu Á như Trung Quốc, Singapore hay Hàn Quốc, việc giấy phép lái xe sẽ do cơ quan công an/cảnh sát chịu trách nhiệm… 

Đáng chú ý, các nước như Trung Quốc và Singapore, Cơ quan công an quản lý việc cấp phép và mở cửa cho các tổ chức dân sự hoặc xã hội hoá trong hoạt động đào tạo.

Quan điểm này thể hiện rõ trong điều 20, khoản 2 của luật An toàn Giao thông Đường bộ Trung Quốc: Việc đào tạo lái xe cơ giới sẽ do các tổ chức phi chính phủ thực hiện. Phòng quản lý giao thông sẽ áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng đối với các trường/lớp đào tạo lái xe. Ngược lại, các cơ sở đào tạo phải nghiêm túc tuân thủ quy định liên quan của nhà nước, tổ chức dạy về luật an toàn đường bộ, các quy định và kỹ năng lái, đảm bảo chất lượng đào tạo. Cơ quan quản lý đào tạo và sát hạch không được phép sở hữu hoặc tham gia vào các trường/lớp đào tạo”

Thực tế, ngành đào tạo thi GPLX tại Trung Quốc phát triển mạnh với những cái tên như công ty Fengshun hay Goxuechue với chuỗi trường đào tạo lái xe trực tuyến và trực tiếp trên 10 tỉnh thành tại Trung Quốc.

Tính đến năm ngoái, Trung Quốc có 19.742 trường đào tạo lái xe, 925.000 người hướng dẫn lái. Một khoá học có giá 8.000 nhân dân tệ (hơn 27 triệu VNĐ). Các trường dạy lái như Fengshun ghi nhận tới 10.000 lái xe mới mỗi năm, các lớp học suốt từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối trong 7 ngày/tuần. Sau dịch bệnh, số lượng người quay trở lại học GPLX nhanh chóng hồi phục, dù từng giảm 20-30% khi dịch Covid-19 hoành hành mạnh. 

Singapore cũng vận hành tương tự, việc cấp phép và tổ chức sát hạch sẽ do Cơ quan Cảnh sát Giao thông thuộc Lực lượng Cảnh sát Singapore (SPF) thực hiện. Còn lại, khâu đào tạo do các công ty tổ chức. Hiện tại Singapore có 2 hình thức học lái xe: tại trường; hoặc thuê người hướng dẫn. Người hướng dẫn cần phải đăng ký hướng dẫn lái xe cho học viên với cơ quan chức năng.

Các nước như Trung Quốc và Singapore, Cơ quan công an quản lý việc cấp phép và mở cửa cho các tổ chức dân sự hoặc xã hội hoá trong hoạt động đào tạo

Cập nhật xu hướng công nghệ mới, từ tháng 12 năm ngoái, Singapore bắt buộc học viên phải tập luyện trên thiết bị mô phỏng trước, giúp hiểu rõ và chuẩn bị cho một số tình huống phức tạp, cũng như hình thành thói quen lái xe tốt. Tuy nhiên, chi phí đào tạo tăng ít nhất 60 đô la Singapore. 

Cô Liew Mei Hui, đứng đầu phòng tổ chức, hoạch định và nghiên cứu, thuộc Cơ quan cảnh sát giao thông Singapore khẳng định: "Thiết bị mô phỏng lái xe sẽ giúp học viên chuẩn bị tốt trước những tình huống nguy hiểm và rủi ro trên đường thực."

Từng trải nghiệm học lái xe trên thiết bị hiện tại đại này, cô Ang Hwee Min, phóng viên cho biết: “Áp dụng đào tạo công nghệ cao sẽ giúp người học lái có cơ hội được trải nghiệm và biết cách xử lý khi gặp 10 vấn đề thường xuyên gây tai nạn, thay vì để họ ra đường khi không biết thực tế phức tạp như thế nào.”

Có lẽ, cách như Trung Quốc và Singapore đang thực hiện là nhắm đến mục đích đảm bảo sự chặt chẽ về chất lượng, minh bạch và thống nhất về quản lý trong khi vẫn tạo được sự linh hoạt, hiện đại hoá hoạt động đào tạo, tuỳ theo nhu cầu của thị trường.

Liên quan tới kiến nghị chuyển đổi việc đào tạo, sát hạch và cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, mới đây, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT cho biết, nếu phương án này được chấp thuận thì sau chuyển giao, các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe tiếp tục được xã hội hóa mạnh mẽ, đảm bảo cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch được tự chủ về hoạt động, đáp ứng yêu cầu xã hội, đúng quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ có điều kiện, công khai, công bằng trong đánh giá hiệu quả, chất lượng, tiếp tục đổi mới nội dung đào tạo, sát hạch cho phù hợp điều kiện người lái xe tham gia giao thông an toàn nhưng vẫn đảm bảo triệt để tận dụng nguồn vốn, tiết kiệm, hiệu quả, giảm thấp nhất phát sinh về đầu tư. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //