Cảng cạn Tân Cảng Long Bình chính thức hoạt động
Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).
Mưa phùn và nhiệt độ, độ ẩm đều duy trì ở mức cao, kéo dài trong nhiều ngày vừa qua khiến công việc của các công nhân vệ sinh môi trường vất vả hơn rất nhiều. Mùi nước rác tại các điểm tập kết rác ngoài trời quanh các khu dân cư là điều dễ nhận thấy nhất khiến ai cũng chỉ mong mau chóng đi nhanh qua các khu vực này. Thạc sĩ Vũ Thị Liễu, trưởng khoa Môi trường, trường ĐH Kinh doanh Hà Nội cho biết:
"Trong thời điểm nồm ẩm này chắc chắn các vi sinh, vi khuẩn phát triển nhiều hơn, thì tạo nên mùi nhanh hơn rất nhiều, chắc chắn sẽ gây ô nhiễm, …"
Ô nhiễm không khí từ mùi nước rác tại các điểm tập kết rác ngoài trời là điều ai cũng thấy rõ ngay, nhưng còn những ảnh hưởng vô hình khác, độc hại hơn nhiều thì sao? Anh Trần Đình Khâm, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Eco Việt Nam phân tích rõ nguy cơ độc hại gia tăng từ các rác thải điện tử khi vứt chung với các loại rác hữu cơ khác trong điều kiện thời tiết mưa ẩm tăng cao:
"Những chất thải của rác hữu cơ sẽ đẩy đến tình trạng là nước rác chảy ra gây ô nhiễm và đặc biệt là nó cuốn theo các rác khô như pin khi mọi người vất vào dưới thời tiết này thì nhanh làm phân rã các chất độc, nó vừa ngấm vào đường nước, hoặc nó bốc lên vào không khí, mà điều kiện trời nồm ẩm này nó không thoát đi đâu được, nó sẽ ngấm theo hơi nước, theo đất nó vào gây hại cho sức khỏe."
Trong điều kiện thời tiết nồm ẩm kéo dài, việc mỗi người dân ý thức cao hơn trong vấn đề phân loại, xử lý rác ngay từ trong gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp môi trường sống xung quanh giảm được đáng kể nguy cơ ô nhiễm. Ngoài ra, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ vi sinh như hiện nay, các gia đình có thể chủ động trong việc tiền xử lý rác hữu cơ, giảm được lượng rác sinh hoạt ra ngoài môi trường.
Anh Trần Đình Khâm cho biết thêm: "Bây giờ cái công nghệ vi sinh phát triển rất tốt và chi phí để mua vi sinh rất rẻ. Để mà giảm thiểu rác thải ra môi trường thì tốt nhất mỗi hộ gia đình ngoài phân loại rác ra thì nên có ý thức tiền xử lý rác trong gia đình. Ví dụ như ủ vi sinh chẳng hạn, để nó ngăn mùi, giảm nước, mình có thể biến rác hữu cơ đó thành phân bón, có thể cho người trồng cây, lúc đấy lượng rác thải nó giảm ra môi trường rất nhiều và đó là việc trong tầm tay mà mỗi hộ gia đình có thể làm được."
Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).
Người dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đã chính thức gửi đơn khiếu nại đến chính quyền các cấp về việc đất nông nghiệp bị biến thành khu đô thị.
Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM có đề xuất lắp mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM để tạo bóng mát che mưa, nắng và hình thành không gian đi bộ. Đề xuất này hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Sáng 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo “Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” và Lễ trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
Vì sao tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội lên khu vực Tây Bắc lại bị một số tài xế rỉ tai nhau, gọi là cung đường “ma ám”? Nguyên nhân thực sự của thực trạng này là gì?
Sự bức bối về hạ tầng giao thông tĩnh đã làm phát sinh những mâu thuẫn mới, rất căng thẳng trong đời sống thị dân. Một trong số đó là “mâu thuẫn đỗ xe”.
Sau gần 1 tháng triển khai chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội, đặc biệt là sau 1 tuần triển khai cao điểm xử lý vi phạm tình hình trông giữ xe, kinh doanh lấn chiếm vỉa hè tại khu vực phố cổ HN đã có chiều hướng giảm. Tuy nhiên hiệu quả có thực sự lâu dài?