Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tác dụng truy vết và tính bảo mật thông tin của Bluezone

Phóng viên - 23/02/2021 | 6:03 (GTM + 7)

Bluezone, hay còn được gọi là ứng dụng khẩu trang điện tử, đã và đang phát huy được hiệu quả của công nghệ trong công tác truy vết dịch bệnh. Vậy tác dụng thực tế và bảo mật thông tin của ứng dụng này đến đâu?

Ảnh minh họa: VGP
Ảnh minh họa: VGP

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Để làm rõ hơn vấn đề này, VOVGT đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thu Hiền - Chánh Văn phòng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và truyền thông, là đơn vị phát triển ứng dụng.

PV: Bà có thể khái quát hoạt động của ứng dụng Bluezone?

Bà Lê Thu Hiền: Bluezone là ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp, dùng để xác định tiếp xúc gần giữa các máy điện thoại thông minh cùng cai và sử dụng ứng dụng.

Khi có 1 người sử dụng bluezone được cơ quan y tế xác định mắc COVID-19, lịch sử tiếp xúc trong ứng dụng đó sẽ được gửi đến toàn bộ các máy điện thoại cài đặt bluezone, nếu trùng khớp ứng dụng sẽ cảnh báo người dùng có thể đã tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm.

Với ứng dụng này, công tác truy vết rất hiệu quả. Thay vì khoanh vùng, cách ly hàng nghìn người, chúng ta có thể chi phải cách ly vài chục người thôi.

PV: Thực tế, có nhiều người bày tỏ băn khoăn về tính bảo mật của Bluezone khi ứng dụng đòi quyền truy cập dữ liệu điện thoại của họ?

Bà Lê Thu Hiền: Trước khi ban hành, ứng dụng đã được cơ quan nhà nước về an toàn thông tin kiểm tra về độ bảo mật.

Ứng dụng quét sóng Bluetooth chứ không chia sẻ dữ liệu người dùng, máy chỉ biết 2 người này tiếp xúc với nhau, không biết tiếp xúc ở đâu. Mỗi máy điện thoại dùng Bluezone sẽ có 1 ID, ID này cứ 15 phút sẽ thay đổi một lần. 

Khi người dùng cài đặt Bluezone, máy sẽ yêu cầu cấp quyền vị trí. Thực tế, đó là yêu cầu của Google, khi máy nào sử dụng bluetooth thì cần phải truy cập quyền vị trí chứ không phải Bluezone không yêu cầu. Thứ hai, máy yêu cầu truy cập ảnh, danh bạ, đó cũng là chính sách của Google thôi.

Còn thực tế, Bluezone chỉ dùng duy nhất quyền truy cập tệp để ghi lại dữ liệu tiếp xúc. Và dữ liệu này chỉ lưu trong máy, khi nào người dùng được xác định mắc COVID-19 thì mới được yêu cầu cung cấp dữ liệu tiếp xúc trong máy của mình.

PV: Cảm ơn bà!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hầm chui hơn 70 tỷ, cứ mưa là ngập

Hầm chui hơn 70 tỷ, cứ mưa là ngập

Được đầu tư hơn 70 tỷ đồng nhưng thời gian qua, hầm chui trước cổng bến xe Miền Đông mới thuộc TP. Thủ Đức (TP.HCM) liên tục ngập nước mỗi khi trời mưa gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Ngoài ra, người dân ô cùng ngán ngẫm khi trong hầm chui cũng nhếch nhác đủ loại rác thải.

Một vật nuôi, nhiều bức xúc

Một vật nuôi, nhiều bức xúc

Tình trạng chó thả rông và nguy cơ mất an toàn một lần nữa làm “nóng” dư luận sau liên tiếp trường hợp chó tấn công người, đặc biệt là bệnh dại gia tăng đột biến so với cùng kỳ 2023.

Kênh VOV Giao thông tuyển dụng

Kênh VOV Giao thông tuyển dụng

Kênh VOV Giao thông thông báo tuyển dụng các vị trí: Biên tập sáng tạo nội dung và Kỹ thuật viên dựng hình. Cụ thể như sau:

ATGT trên cao tốc: Mối liên hệ giữa tâm lý lái xe và hạ tầng kỹ thuật

ATGT trên cao tốc: Mối liên hệ giữa tâm lý lái xe và hạ tầng kỹ thuật

Sự phát triển nhanh chóng của đường cao tốc đã dẫn đến số lượng tên địa điểm phải hiển thị trên biển chỉ dẫn đường bộ ngày càng tăng.

Cần có quy định không gian chiều cao ở đô thị

Cần có quy định không gian chiều cao ở đô thị

Nhà cao tầng “băm nát” đô thị, 2km đường “cõng” 40 tòa chung cư... đã gây quá tải cho hạ tầng, gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm khói bụi. Mật độ nhà cao tầng quá lớn xuất phát từ việc lợi dụng kẽ hở khi đang thiếu tiêu chuẩn cao tầng và các quy chuẩn quy hoạch cho khu cao tầng đô thị.

Ngẩng mặt nhìn nhau

Ngẩng mặt nhìn nhau

Người Việt Nam dành khoảng 7 giờ mỗi ngày để dùng internet, trong đó khoảng 2 tiếng rưỡi dùng mạng xã hội. Đối với người trẻ, thời gian dùng mạng xã hội khoảng 7 tiếng mỗi ngày.

Bất động sản đang 'cứu' tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng

Bất động sản đang 'cứu' tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng

Nhiều nhận định cho rằng, bất động sản đang 'cứu' tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng. Theo đó, báo cáo tài chính quý 1/2024 từ 11 ngân hàng có thuyết minh vay theo ngành, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản đạt khoảng 630.000 tỉ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

// //