Quyền riêng tư của bệnh nhân đã được luật pháp bảo vệ và cụ thể hóa trong Luật khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, không nhiều người có ý thức về quyền này, không chỉ bệnh nhân, mà nhân viên y tế và cả giới truyền thông cũng hồn nhiên vi phạm.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Tôi rất ngạc nhiên khi vài ngày trước, trong bản tin của nhiều cơ quan báo chí, trong đó có cả truyền hình và nhiều tờ báo có nội dung về các ca bệnh nguy cơ hoại tử xương sau khi nhiễm COVID-19.
Cụ thể, thông tin được bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp về trường hợp một số bệnh nhân có triệu chứng như: đau đầu, đau hàm, đau răng và sau đó nhận thấy có tình trạng hoại tử xương.
Điều tôi ngạc nhiên ở đây đó là trong các bản tin trên truyền hình và báo chí, kể cả báo mạng, báo in, đã xuất hiện cả hình ảnh của 3 bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ rẫy.
Ở đó, có người ngồi trên xe lăn, có người ngồi trên ghế rồi họ được đưa ra trước các nhà báo. Thậm chí, họ được yêu cầu bỏ khẩu trang và chia sẻ với các nhà báo.
Tôi còn ngạc nhiên vì điều này tôi nghĩ không phù hợp với Luật khám bênh, chữa bệnh. Cụ thể, Luật khám chữa bệnh quy định tương đối rõ ràng, đầy đủ về bảo vệ quyền riêng tư cho bệnh nhân và đảm bảo quyền riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh.
Các bệnh nhân sẽ được bảo đảm quyền riêng tư cả về thông tin cá nhân, lẫn thông tin về bệnh án. Chỉ có một số ít trường hợp rất cụ thể, cơ quan y tế mới được phép cung cấp bệnh án, thông tin bệnh nhân.
Trong trường hợp của 3 bệnh nhân ở bệnh viện Chợ Rẫy, họ xuất hiện trong buổi họp thông tin về chính trường hợp của họ, thì tôi nghĩ không mang lại lợi ích nào về mặt cảnh báo.
Nếu như các cơ quan chức năng muốn cảnh báo xã hội rằng, có những triệu chứng thế này hay triệu chứng thế kia rất nguy hiểm, thì hãy liên hệ với cơ quan y tế.
Những trường hợp như vậy không cần thiết phải sử dụng đến hình ảnh của các bệnh nhân đó. Nếu muốn nhấn mạnh tính nghiêm trọng của các ca bệnh, thì hình ảnh của từng phần của khuôn mặt, của hộp sọ các bệnh nhân đã là quá đủ để mọi người có thể hình dung được.
Đương nhiên, không ai muốn xuất hiện trước công chúng trong tình trạng xấu về cả sức khỏe lẫn hình ảnh bản thân như vậy. Mọi người có thể biện minh bằng việc các bệnh nhân đã đồng ý xuất hiện trước công chúng, nhưng thực tế trong trường hợp này việc họ xuất hiện là không cần thiết.
Nếu tôi là bác sỹ hoặc người khám chữa bệnh, tôi sẽ nói với họ rằng, việc đó cũng không cần thiết. Chưa nói đến, họ đang ở trong bệnh viện và đang điều trị, thì sẽ rất khó khăn để họ có thể nói “không” nếu như cơ quan y tế mong muốn họ xuất hiện.
Trong những trường hợp tương tự như vậy, tôi mong cơ quan y tế có đủ sự cân nhắc để tôn trọng quyền cá nhân, tôn trọng quyền riêng tư của các bệnh nhân và không buộc họ, không đề nghị họ, không cho phép họ xuất hiện trước công chúng và bảo vệ các quyền riêng tư, cũng như hình ảnh riêng tư của họ một cách tốt nhất.
Có thể những hình ảnh như vậy khi được lan truyền, đương nhiên sẽ mang lại những xót xa cho chính các bệnh nhân sau này khi nhìn lại, cho chính gia đình họ khi nhìn lại. Và đó là những hậu quả không ai mong muốn.
Tôi nghĩ và tôi mong rằng, chúng ta sẽ thật sự tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân.
Đối với các cơ quan báo chí, lẽ ra cũng không nên đưa hình ảnh của các bệnh nhân đó, nếu như việc đó không thật sự cần thiết.
Những thứ cần thiết hơn đó là các triệu chứng mà chúng ta cần lưu ý, những lời khuyến mà chúng ta cần phải tham vấn bác sĩ, chứ không phải là mức độ ghê rợn của căn bệnh./.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.
Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.
Việc lưu thông liên tục trên cao tốc là điều thường xuyên và phổ biến. Bên cạnh thuận lợi về điều kiện đường sá, thì người tham gia giao thông phải đối mặt với không ít áp lực, trong đó yếu tố buồn ngủ khi lưu thông liên tục trong khoảng thời gian dài là điều không thể không nhắc đến.
Sáng sớm và giờ tan tầm, dọc 2 bên đường Cô Giang (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1), nhiều điểm kinh doanh chiếm dụng toàn bộ vỉa hè che dù bạt, bày biện bàn ghế… để kinh doanh, buôn bán hàng hóa, khiến cho người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.