Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong đào tạo, sát hạch lái xe
Lê Tùng - 07/02/2023 | 11:15 (GTM + 7)
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND, Sở GTVT các tỉnh, thành phố và Cục Đường bộ Việt Nam về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý chặt công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX).
Theo Bộ GTVT, hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX ảnh hưởng lớn đến xã hội và trực tiếp đến người dân, đơn vị vận tải, an toàn giao thông. Bên cạnh đó, lĩnh vực này cũng luôn tiềm ẩn xảy ra tiêu cực.
Những năm gần đây, đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX được Bộ GTVT quan tâm chỉ đạo bằng việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành các nghị định; xây dựng, ban hành các thông tư, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện.
Cục Đường bộ, các Sở GTVT cũng đã chỉ đạo các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe bổ sung, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe theo quy định.
Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng, UBND cấp huyện trên địa bàn triển khai các biện pháp cụ thể nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý chặt việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe cũng được Bộ GTVT đã chỉ đạo quyết liệt. Chất lượng dịch vụ đào tạo lái xe cũng được nâng cao nhờ quy định gắn thiết bị giám sát thời gian và quãng đường (DAT). Người dân cũng thuận tiện hơn khi dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong cấp đổi GPLX trên Cổng dịch vụ công Quốc gia được triển khai.
Nhằm tiếp tục tăng cường quản lý, nâng cao hơn chất lượng trong các lĩnh vực trên và thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng, UBND cấp huyện trên địa bàn địa phương triển khai các biện pháp cụ thể nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý chặt việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX.
Đối với Cục Đường bộ, Bộ GTVT yêu cầu tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Kịp thời phát hiện những bất cập về cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX.
Tăng cường thanh, kiểm tra tại các Sở GTVT, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe. Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ dữ liệu, cung cấp thông tin, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng của ngành công an, y tế và các bộ, ngành trong quản lý, giám sát đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX.
"Em đi bình thường thôi, rồi một đoàn xe đi sát người em, còn quát em là ‘đi gọn vào cho bố mày đi’, chúng chửi và quá ngông cuồng. Em và những người khác nữa cả già lẫn trẻ cứ phải nép lại cho đoàn xe đấy đi”, anh Quân chia sẻ.
Những tiếng rú ga, nẹt pô xuất hiện trở lại gần đây trên một số tuyến đường, thậm chí ngay giữa trung tâm lúc đêm về sáng, trở thành nỗi bất an, khiếp đảm với người tham gia giao thông!
Tại dự thảo nghị định quy định về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Bộ GTVT đã cho phép người học lái xe máy có thể tự học lý thuyết, sau đó đăng ký kiểm tra và thi sát hạch, còn học lái xe ô tô thì vẫn phải học qua các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe.
Những ngày gần đây VOV Giao thông nhận được phản ánh của nhiều bác tài thường xuyên lưu thông trên Đại lộ Thăng Long và các tuyến vành đai về tình trạng xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc, thậm chí còn đi ngược chiều, nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.
Thành phố nào cũng có những điều bí ẩn, những hiện tượng lặp đi lặp lại không thể tìm ra lời giải đáp. Với Hà Nội, có một điều bí ẩn ở Hồ Tây, đó là hiện tượng cá chết mùa thu.
Sau sự việc một người tử vong khi bị đoàn "quái xế" tông trúng khi đang đứng chờ đèn đỏ ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội. Nhiều người đặt câu hỏi, trách nhiệm của gia đình và người giám hộ ở đâu trong những vụ việc con trẻ chơi game thâu đêm, tụ tập đi “bão”?