Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát triển kinh tế ĐBSCL: Thế mạnh từ kinh tế sông

Theo TTXVN - 12/09/2022 | 10:43 (GTM + 7)

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với mạng lưới khoảng 28.600 km sông, kênh, rạch có rất nhiều lợi thế để phát triển các ngành kinh tế.

Vì vậy, đánh giá đúng tiềm năng, thách thức, có những giải pháp phát triển phù hợp là rất cần thiết, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, là nơi đáng sống với người dân, điểm đến hấp dẫn với du khách và nhà đầu tư.

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối Cần Thơ và Vĩnh Long (Ảnh: TTXVN)

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối Cần Thơ và Vĩnh Long (Ảnh: TTXVN)

Tiềm năng lớn

Kinh tế sông được hiểu là các hoạt động kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên sông nước, từ đó, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mang tính đặc trưng cho toàn vùng. Từ nguồn tài nguyên này, có thể phát triển các hoạt động kinh tế như vận tải đường sông, logistics, du lịch, khai thác, nuôi trồng thủy sản, phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác các tài nguyên gắn với dòng sông.

Đề cập về vai trò, thế mạnh phát triển vận tải đường sông ở tầm quốc gia cũng như ở Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Giáo sư Phạm Tiến Đạt, Trường Đại học Tài chính- Marketing phân tích, phát triển hiệu quả vận tải đường sông sẽ giúp tiết kiệm chi phí tính vào giá thành sản phẩm đối với các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo.

Ngoài ra, các chi phí phát sinh do xả thải chất ô nhiễm không khí, tiếng ồn của vận tải đường sông cũng thấp so với nhiều phương thức vận tải khác.

Chưa kể, hệ thống vận tải đường sông hiện đại còn góp phần hình thành và duy trì khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp cốt lõi và các ngành công nghiệp phụ trợ khác gắn với kinh tế sông của quốc gia trên thị trường thế giới.

Từ đó, vận tải đường sông cũng góp phần phát triển du lịch xanh, bền vững nhờ gắn kết với môi trường sinh thái nước ngọt, đa dạng hóa sinh quyển góp phần giảm thiểu tình trạng phơi nhiễm quá mức ở các vùng sông ngòi kết nối ven biển.

Theo các chuyên gia Nguyễn Đức Nhuận (Trường Đại học Thương mại) và Nguyễn Hoàng Phương, Học viện Chính trị Khu vực II, tất cả các dòng sông chính cùng các phụ lưu, hệ thống kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long liên hoàn chảy qua các khu công nghiệp tập trung, khu dân cư, vùng tài nguyên tạo sự kết nối thuận lợi. Nhiều tuyến đường thủy, cảng sông tiếp cận với hệ thống đường bộ, cảng biển quan trọng, tạo thành điểm nối giao lưu giữa các phương thức vận tải của vùng.

Chẳng hạn tuyến giao thông trên kênh Chợ Gạo là tuyến đường thủy huyết mạch, vận chuyển hàng hóa từ đồng bằng đi Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và ngược lại với khoảng cách gần hơn nhiều so với đi đường biển.

Mỗi ngày có khoảng 1.800 phương tiện đi qua tuyến kênh này. Hoặc ở tỉnh Đồng Tháp có sông Hậu và sông Tiền chảy qua, hiện có 12 tuyến đường thủy quốc gia đi qua với chiều dài gần 420 km. Nhờ lợi thế này, tỉnh có các tuyến kênh cấp I, cấp II chảy qua, cho phép khai thác các sà lan và phương tiện thủy nội địa.

Tại Đồng Tháp còn có hệ thống bến cảng Cao Lãnh, Sa Đéc có thể tiếp nhận nhiều phương tiện vận chuyển trọng tải lớn. Tương tự, tỉnh Cà Mau có các tuyến sông, kênh, rạch nằm trên đường đi của 4 tuyến vận tải thủy quốc gia.

Trong số đó, có tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau đi qua kênh Xà No và tuyến ven biển, tuyến qua kênh Xà No có chiều dài trên 390 km, có lưu lượng phương tiện đi lại nhiều nhất trong vùng.

Cùng quan tâm về kinh tế sông ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ khía cạnh phát triển du lịch tại địa phương trung tâm vùng là Cần Thơ, chuyên gia Đào Vũ Hương Giang, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, các dòng sông cùng cảnh quan hai bên bờ sông và đời sống dân cư ven sông là tài nguyên quý phát triển du lịch.

Cần Thơ mang đặc trưng đô thị sinh thái sông nước điển hình, nằm trên tuyến sông Hậu - một trong hai nhánh của sông Mekong, cùng với sông Cần Thơ bao quanh và nhiều kênh rạch liên kết thành một mạng lưới dày đặc, rất thuận lợi để phát triển du lịch đường sông.

Tạp chí Departures của Mỹ từng công bố danh sách 9 thành phố có hệ thống kênh, sông ngòi dành cho du lịch tuyệt vời nhất thế giới, trong đó có Cần Thơ.

Thành phố Cần Thơ đang ngày càng phát triển (Ảnh: TTXVN)

Thành phố Cần Thơ đang ngày càng phát triển (Ảnh: TTXVN)

Giải pháp đột phá

Tuy có nhiều thế mạnh, song kinh tế sông ở Đồng bằng sông Cửu Long được nhìn nhận là phát triển vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Ngoài ra, việc phát triển này còn đứng trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên nước, đòi hỏi có những giải pháp mang tính đột phá để kinh tế vùng phát triển bền vững.

Đối với phát triển mạng lưới giao thông đường thủy nội địa, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ, về hành lang vận tải, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của vùng; nâng cao thị phần vận tải container;

Trong đó, chú trọng kết nối các trung tâm đầu mối của vùng thông qua hành lang vận tải thủy chính là Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang, hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu và hành lang vận tải thủy ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Bên cạnh đó, tại khu vực đồng bằng, phát triển 13 cụm cảng hàng hóa đảm bảo tổng công suất hàng hóa thông qua ước tính đạt trên 53 triệu tấn/ năm, 11 cụm cảng hành khách đảm bảo tổng năng lực thông qua ước tính đạt 31 triệu hành khách/ năm.

Hệ thống cảng chuyên dùng phát triển theo nhu cầu vận tải phục vụ trực tiếp và phù hợp với quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, đóng mới phương tiện, chế biến nông lâm thủy sản.

Đối với phát triển đường thủy nội địa do địa phương quản lý, tại Đồng bằng sông Cửu Long, bố trí và phát triển cảng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy địa phương và cảng hành khách, cảng chuyên dùng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy quốc gia trong quy hoạch tỉnh phù hợp với tổ chức không gian và phân vùng chức năng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch các cụm cảng.

Theo Phó Giáo sư Phạm Tiến Đạt, Trường Đại học Tài chính - Marketing, để thúc đẩy phát triển kinh tế sông ở Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những giải pháp quan trọng là tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho đường sông, tạo sự cân bằng giữa phát triển giao thông vận tải đường bộ và đường sông.

Các cấp, ngành tăng cường nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hạ tầng cho vận tải đường sông, mở rộng quan hệ quốc tế, gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức, tăng cường xã hội hóa huy động nguồn lực xã hội nguồn vốn của tư nhân tham gia đầu tư vào kết cấu hạ tầng.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần tăng cường những dự án nạo vét lớn, khai thông dòng chảy lưu thông và đảm bảo an toàn tàu thuyền di chuyển, nghiên cứu kỹ vị trí địa thế đầu tư xây dựng một số cảng nước sâu, nối cảng với hệ thống giao thông bên ngoài...

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, Sóc Trăng có lợi thế phát triển kinh tế đường sông với nhiều tuyến đường thủy quốc gia đi qua, hệ thống kênh rạch đảm bảo tiêu thoát nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, tỉnh có 1 cảng sông được đầu tư bài bản ở thành phố Sóc Trăng có vai trò trung tâm thu gom, tập kết, phân phối hàng hóa tạo điều kiện cho việc giao thương, vận chuyển, thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại dịch vụ của tỉnh và các địa phương lân cận như Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau.

Nếu tiếp tục được đầu tư và xây dựng, kinh tế sông sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, tôm cá và trái cây xuất khẩu, đóng góp vào mục tiêu phát triển chung của toàn vùng.

Trong khi đó, đề cập về phát triển du lịch từ sông nước, nhìn từ Cần Thơ- trung tâm của toàn vùng, chuyên gia Đào Vũ Hương Giang, Trường Đại học Cần Thơ đề xuất, cần phát triển mạnh các tuyến du lịch đường sông ở Cần Thơ với các sản phẩm chính là tham quan vườn trái cây, di tích, làng bè nuôi cá, khám phá thiên nhiên sông nước, như Tuyến trung tâm Cần Thơ tập trung ở khu vực Ninh Kiều, kết nối giữa sông Hậu và sông Cần Thơ cùng với các sông rạch nhỏ hay tuyến Ninh Kiều - Cái Răng - Phong Điền là tuyến du lịch đường sông đang thu hút nhiều du khách và tuyến Ninh Kiều - Bình Thủy - Cồn Sơn - Cù lao Tân Lộc, nằm trên trục sông Hậu.

Ngoài ra, do địa bàn này nằm trên tuyến du thuyền sông Mekong nên có triển vọng thành điểm dừng chân của các du thuyền, nhất là địa bàn cù lao Tân Lộc.

Cùng với đó, Cần Thơ nên phát triển các tuyến du lịch kết nối đến các tỉnh cùng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như tuyến sông Hậu đến Long Xuyên, Châu Đốc, (An Giang) hoặc kết nối giữa tuyến này với tuyến sông Tiền đến Sa Đéc, Cao Lãnh (Đồng Tháp), tuyến sông Hậu đến Cù lao Mây (Vĩnh Long), Cù lao Dung (Sóc Trăng).

Hoặc tuyến du lịch quốc tế theo sông Mekong qua Campuchia, Thái Lan bằng du thuyền cao cấp cũng rất có triển vọng phát triển. Trên tuyến này Cần Thơ nên phối hợp với các địa phương trong vùng đầu tư xây dựng các điểm dừng chân kết hợp du lịch như cù lao Ông Hổ, cù lao Giêng, làng Chăm Châu Giang...

Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn

// //