Phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay phù hợp với phát triển hạ tầng quốc gia
Phóng viên - 25/11/2021 | 14:45 (GTM + 7)
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 20
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông Vận tải rà soát kỹ các nội dung của Quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất phát triển hạ tầng tại Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, chuẩn bị báo cáo Thường trực Chính phủ về nội dung quy hoạch; trong đó, nêu rõ việc xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình lựa chọn quy hoạch hệ thống cảng hàng không.
Theo Tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, giai đoạn năm 2021 - 2030 sẽ ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng Thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài) và vùng Tp. Hồ Chí Minh (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành); từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu.
Bên cạnh đó, đầu tư 6 cảng hàng không mới để nâng tổng số cảng hàng không của cả nước đưa vào khai thác lên 28 cảng, tổng công suất thiết kế hệ thống cảng hàng không đáp ứng khoảng 278 triệu hành khách, bảo đảm trên 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng trong phạm vi 100 km; từng bước đầu tư các trung tâm logistics, trung tâm đào tạo, huấn luyện bay, bảo dưỡng sửa chữa máy bay và hệ thống trang thiết bị bảo đảm hoạt động bay.
Về mạng cảng hàng không, Tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ: mạng cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, hình thành 28 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc), 14 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo).
Duy trì vị trí quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 640/2011/QĐ-TTg để thay thế cho Cảng hàng không quốc tế Cát Bi giai đoạn sau năm 2030.
Tầm nhìn đến năm 2050, sẽ hình thành 29 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc) và 15 cảng quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo).
Đặc biệt, trong giai đoạn này sẽ hình thành cảng thứ 2 hỗ trợ cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về phía Đông Nam Hà Nội và một số cảng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư. Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các cảng hàng không quốc tế lớn đóng vai trò đầu mối như: xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đạt công suất 25 triệu hành khách/năm; xây dựng nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt công suất 20 triệu hành khách/năm; mở rộng nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (nâng công suất lên 15 triệu hành khách/năm), xây dựng đường cất hạ cánh số 3, nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về phía Nam của cảng...
“Đầu tư xây dựng mở rộng, xây dựng mới các cảng tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo như: Điện Biên, Côn Đảo, Sa Pa, Pleiku...; đầu tư xây dựng, mở rộng các cảng bảo đảm quốc phòng - an ninh như: xây dựng khu bay và khu hàng không dân dụng cảng hàng không Phan Thiết, Thọ Xuân...; mở rộng các cảng đáp ứng nhu cầu vận tải như: Phú Bài, Đồng Hới, Cát Bi, Vinh, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Liên Khương...”, Tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ./.
Thực tế đã từng có nhiều trường hợp người vi phạm giao thông cố tình không chấp hành bằng cách bỏ lại phương tiện, vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp. Không riêng gì tại Việt Nam, đây cũng là tình huống mà lực lượng chức năng ở nhiều nước trên thế giới phải đối mặt.
Từ năm 2025, hành khách sẽ không thể đi chung xe hay đặt chỗ lẻ từng trường hợp để nhà xe đưa đón tận nhà, bởi theo quy định mới, ôtô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được nhận khách lẻ, không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng, không ấn định lịch trình cố định…
Mỗi khi đến nhận phòng khách sạn, hoặc các cơ sở lưu trú nói chung, chúng ta đều được yêu cầu chụp lại căn cước. Không đồng ý với việc này, chúng ta sẽ bị coi là khó tính, gây khó dễ cho nhân viên lễ tân. Nhưng đồng ý với việc này, chúng ta sẽ đối mặt với không ít rủi ro.
Mỹ Tho, vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền, là nơi hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư qua các thời kỳ. Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự góp mặt của người Hoa vào cuối thế kỷ 17 đã để lại những dấu ấn sâu sắc, không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trong ẩm thực.
Từ ngày 01/1/2025, 80 phường thuộc 10 quận nội thành TP.HCM đã chính thức sáp nhập thành 41 phường mới. Đây là một sự kiện quan trọng trong nỗ lực tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý và phục vụ người dân của thành phố.
TP.HCM vừa quyết định nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 trên quốc lộ 13 và cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1 lên mức 7 mét theo Quy hoạch kế cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa. Đây được xem là quyết định táo bạo, đột phá nhưng cũng nhiều thách thức.