Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nông dân miền Tây trúng đậm Artemia

Phóng viên - 12/03/2020 | 8:04 (GTM + 7)

Năm nay, tình hình xâm nhập mặn ít nhiều tác động đến đời sống – sản xuất chung của người dân, nhưng lại khá thuận lợi cho nuôi artemia của bà con nông dân miền Tây.

Nhiều mô hình nuôi artemia của bà con miền Tây năm nay trúng mùa được giá
Nhiều mô hình nuôi artemia của bà con miền Tây năm nay trúng mùa được giá. Artemia là loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn, do có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống(Ảnh: baoquangnam)

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi artemia dần được nhiều bà con tại ĐBSCL biết đến hơn khi giá trị kinh tế từ những mô hình này phát huy hiệu quả, cũng như nhu cầu về thức ăn cho tôm – cá bột tăng cao. Năm nay, tình hình xâm nhập mặn ít nhiều tác động đến đời sống – sản xuất chung của bà con miền Tây, nhưng lại khá thuận lợi cho nuôi artemia của bà con

Nhiều mô hình nuôi artemia của bà con miền Tây nằm ở những khu vực HTX muối – artemia năm nay đang trúng mùa được giá.

"Còn nuôi hơn 2ha, nuôi hơn 20 năm rồi. Năm nay thời tiết ổn định, ai nuôi cũng trúng hết. Giá cũng ổn định, tới 1.150.0000 đồng/kg".

"Bước vào nuôi năm 1990, nay giá còn 900.000 đồng/kg, 1ha thu về được 100kg. Nhờ nuôi artemia mà mua được nhà, xe cộ".

Đó là chia sẻ của một số bà con nuôi artemia tại Sóc Trăng trong những ngày này. Những hộ mà chương trình có dịp trò chuyện, ít nhất thì cũng có thâm niên khoảng 20 năm, còn lâu hơn nữa thì đã ngót nghét 30 năm gắn bó với nghề nuôi artemia. Theo chia sẻ của nhiều bà con, nuôi artemia phải đảm bảo một số yếu tố như nguồn nước, độ mặn phù hợp,… thì artemia mới đẻ trứng.

Năm nay, điều kiện thời tiết thuận lợi nên năng suất khá, còn về giá cả thì bà con an tâm với việc bao tiêu đầu ra. Mức giá đầu vụ đạt khoảng gần 1.200.000 đồng/kg, còn đến giữa vụ thì giảm xuống còn khoảng 900.000 đồng/kg, đảm bảo cho bà con có lời.

Với kinh nghiệm mấy chục năm qua, ông Lí Xía, ở xã Vĩnh Tân, TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cũng đã cùng artemia trải qua những giai đoạn giá cả trồi sụt, nhưng nhìn chung, ông đánh giá hiệu quả kinh tế là khá ổn. Năm nay, với nhiều điều kiện thuận lợi nên ông ưu tiên cho việc nuôi artemia, để gia đình có thêm thu nhập:

"Đúng ra thì đầu vụ mình nuôi artemia, tới tháng này thì mình quay về làm muối rồi. Nhưng năm nay giá artemia ổn định, thời tiết thuận quá nên tháng này còn nuôi artemia luôn".

Tại khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu,… bên cạnh những ruộng muối trắng là sinh kế từ bao đời nay của bà con vùng ven biển ĐBSCL, không ít hộ đã quyết định nuôi artemia để cải thiện chất lượng đời sống. Nhiều mô hình HTX hiện nay có tên gắn liền giữa muối và artemia.

Đơn cử như tại HTX muối – tôm - artemia Vĩnh Tân, ở TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, hiện nay có khoảng 17ha diện tích được bà con sử dụng để nuôi artemia. Ông Trương Ít Tá – Giám đốc HTX muối – tôm - artemia Vĩnh Tân chia sẻ:

"Còn 52ha, muối thì 35 ha còn artemia thì 17h. Đầu vụ thì tháng 12 mình làm, cỡ 1 tháng là có trứng, thu tới bây giờ thì 1ha cỡ 50 – 60 kg. Mình ở đây thì chỉ có vắt khô thôi, còn chỗ thu mua thì mới sấy trứng khô. Bán cho cơ sở chế biến, đặt trạm ở đây".

Cũng theo ông Tá, việc nuôi artemia đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn so với nghề làm muối truyền thống của bà con, chi phí đầu tư cũng nhiều hơn, nhưng đổi lại là giá trị kinh tế cao hơn và có phần ổn định hơn nghề làm muối.

Riêng về phần kỹ thuật nuôi thì bà con ở HTX cũng được tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm. 

Artemia là loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn, do có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống
Artemia là loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn, do có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống

Artemia là một loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước có độ mặn cao, do có nhiều dinh dưỡng nên trứng artemia được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống.

Theo chia sẻ của bà con nuôi artemia, những năm trước đây cũng có năm thời tiết không thuận lợi nên artemia không cho trứng, hoặc sản lượng không cao. Đặc biệt, có năm do ảnh hưởng của bão nên bà con thất thu…

Tuy nhiên năm nay, niềm vui đã hiện lên trên gương mặt của nhiều bà con những vùng giáp biển, trước giờ được biết đến nhiều với nghề làm muối…

Và trước hiệu quả kinh tế mà artemia mang lại, để giúp bà con thính giả hiểu hơn về công việc này, Mekong FM đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Hoàng Quốc – Chủ tịch HĐQT HTX Diêm nghiệp Huy Điền, xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. 

PV: Với tình hình nuôi artemia ở HTX trong thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả kinh tế từ loài giáp xác này?

Ông Nguyễn Hoàng Quốc: So với muối thì hơn muối, so với lợi nhuận làm muối thì artemia trong trường hợp thời tiết thuận lợi, đạt khoản 2 lần so với muối. Vì thứ nhất, giá cả ổn định, ký hợp đồng, 1 kg trứng artemia trung bình 1.100.000 đồng/kg. Trong quá trình sản xuất, bà con cũng yên tâm về vấn đề giá cả.

Thứ hai, kết nối vật tư con giống thì người ta cũng hỗ trợ cho mình, thêm nữa là phần kỹ thuật. Bà con yên tâm sản xuất hơn so với muối…

Artemia thì phải đòi hỏi kỹ thuật, trong quy trình nuôi gần như khép kín, từ khâu thả giống, chăm sóc, thức ăn,… qua nhiều quy trình xử lý nước. Nuôi artemia có nhiều công đoạn kỹ thuật hơn so với làm muối. 

PV: Vậy trong quá trình nuôi, dịch bệnh có thường xảy ra với artemia không?

Ông Nguyễn Hoàng Quốc: Những năm trước, ký hợp đồng 3 năm thì được mùa 3 năm. Năm rồi do ảnh hưởng của thời tiết, như cơn bão số 1 hồi năm rồi, lúc đó mới thu hoạch thì bị mưa. Mưa thì độ mặn hạ xuống thấp, artemia không đẻ trứng được. Thứ nhất là phụ thuộc thời tiết, thứ hai là phụ thuộc theo nước.

Ví dụ, độ mặn từ 7 – 8 phần ngàn thì artemia đẻ trứng, còn độ mặn vượt lên 10 phần ngàn thì artemia đẻ con chứ không đẻ trứng.

PV: Vậy với những hiệu quả kinh tế mà việc nuôi artemia mang lại, về phía HTX có định hướng như thế nào cho các thành viên trong việc lựa chọn giữa muối và artemia?

Ông Nguyễn Hoàng Quốc: Mình cũng tuyên truyền bà con, cấp trên cũng thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo để bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi artemia, cũng như nghề truyền thống là nghề làm muối.

Trong quan điểm của HTX với 31 hộ thành viên, nếu bà con có nhu cầu làm bên nào (artemia hay muối) thì mình giải quyết cho thành viên đó, ví dụ muốn làm muối thì mình giải quyết cho làm muối, để bà con có tâm huyết với nghề truyền thống của mình.

Bà con nào muốn nuôi artemia thì mình cũng sắp xếp cho bà con nuôi. Nói chung, quan điểm của thành viên thì cũng muốn giữ lại nghề truyền thống, vì làm ăn trước mắt thấy có hiệu quả nhưng lâu dài thì không biết ra sao, do cũng ảnh hưởng, phụ thuộc bởi thời tiết…  

PV: Xin cảm ơn ông!

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Biệt thự cổ là di sản tinh thần của người Hà Nội, mỗi viên gạch, mỗi đường nét trạm trổ đều mang trong mình ký ức về một Hà Nội thời "vang bóng”. Trớ trêu thay, nét kiến trúc hiếm hoi ấy đang dần lạc lõng giữa lòng phố thị hiện đại như những mẩu chuyện nhỏ sau đây...

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Sau khi Vành đai 2 trên cao (Hà Nội) đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở được thông xe toàn tuyến đến nay tình hình vệ sinh môi trường trên tuyến đường này như thế nào?

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ươm mầm 103 cây hoa ban tại Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố với hạt giống được mang về từ Điện Biên và được trồng tại công viên đường đại tướng Võ Nguyên Giáp bên bờ sông Sài Gòn.

Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Hàng loạt cây xanh rợp bóng mát trên quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM bất ngờ bị cắt tỉa nhánh. Trong đó, có nhiều cây bị cắt trụi, chỉ còn phần gốc và nhánh. Nguyên nhân vì sao?

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Để đảm bảo các chuyến tàu có thể chuyên chở một lượng lớn hành khách và vẫn chạy đúng giờ, đơn vị quản lý hệ thống tàu điện ngầm Nhật Bản Japan Rail đã tuyển dụng những nhân viên "oshiya" hay còn gọi là "pusher" với nhiệm vụ duy nhất là đẩy, nhồi nhét được nhiều khách nhất có thể vào mỗi chuyến tàu.

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.

Nỗi lòng bệnh nhân Ung bướu ĐBSCL

Nỗi lòng bệnh nhân Ung bướu ĐBSCL

Cần Thơ là trung tâm của cả khu vực ĐBSCL trong việc ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu để điều trị các ca bệnh khó cũng như có hạ tầng nhiều bệnh viện để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho hơn 20 triệu dân của 13 tỉnh/thành ĐBSCL.

// //