Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nghịch lý mở rộng đường (bài 1): Những tuyến đường càng 'xén' càng tắc!

Phóng viên - 03/11/2020 | 15:02 (GTM + 7)

Cùng với việc đầu tư xây mới cầu đường, những năm qua, Hà Nội đã tiến hành xén hàng loạt dải phân cách giữa để mở rộng đường, giảm ùn tắc giao thông. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, rất nhiều tuyến đường trong số đó tắc vẫn hoàn tắc...

Cuối năm 2018, Sở GTVT Hà Nội xén dải phân cách, mở rộng đường Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Xiển mỗi bên 5m. Giao thông có phần đỡ bức bối hơn. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ ít lâu sau, chính sự thông thoáng ở đoạn giữa lại trở thành “thủ phạm” gây ùn tắc

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Có mặt tại đường Nguyễn Xiển vào thời điểm 7h30 sáng, chúng tôi ghi nhận: đoạn ùn tắc kéo dài khoảng 1,2km trước nút giao Khuất Duy Tiến, theo hướng từ Linh Đàm về Thanh Xuân, dù không hề có sự cố nào. Từ 6 làn xe, qua đoạn đường dẫn vành đai 3 trên cao, lòng đường bị thắt lại chỉ còn 3 làn.

Đối với nhiều người tham gia giao thông, đây thực sự là cung đường ám ảnh:

"Giờ đi làm, giờ tan tầm tắc rất nhiều, nhất là đoạn cầu dẫn lên xuống đường trên cao. Đoạn kia rộng, đoạn này bị thắt lại, ra đến các nút giao thông lại chờ đèn xanh đèn đỏ".

"Mới mở thêm tuyến đường Đại lộ Chu Văn An nên ùn tắc nhiều. Xén dải phân cách cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Nó là “nút thắt cổ chai”, ở giữa to mà cuối - đầu lại thắt lại".

"Bây giờ càng ngày càng tắc. Cái nút giao Linh Đàm lên và xuống rất nhiều".

Cuối năm 2018, Sở GTVT Hà Nội xén dải phân cách, mở rộng đường Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Xiển mỗi bên 5m. Giao thông có phần đỡ bức bối hơn. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ ít lâu sau, chính sự thông thoáng ở đoạn giữa lại trở thành “thủ phạm” gây ùn tắc phía Cầu Dậu và nút Thanh Xuân.

Từ đầu tháng 10/2020, khi thông xe nút Linh Đàm, khu vực Cầu Dậu lại càng phức tạp hơn. CSGT phụ trách địa bàn lại phải kiến nghị xén một phần vỉa hè lối vào chung cư OTC1 Bắc Linh Đàm để cải thiện tình hình.

Trung tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Đội Trưởng Đội CSGT số 14 lý giải: "Sau khi có cầu cạn thông qua hồ Linh Đàm thì lưu lượng dồn về ngã tư Cầu Dậu rất đông. Trước đó có lối mở quay đầu đi vào Chung cư OCT1, cư dân trong đấy phương tiện rất đông. Do đó chúng tôi đề xuất tổ chức lại giao thông khu vực này: điểm quay đầu lui về phía đường Nguyễn Hữu Thọ khoảng 200m và mở rộng lối rẽ vào trước cửa Chung cư OCT để tránh xung đột".

Trước đó, vành đai 3 đoạn Khuất Duy Tiến cũng từng được xén dải đất dự phòng ở giữa. Hiện tại, giờ cao điểm sáng chiều hàng ngày, khu vực này ùn gần như toàn tuyến.

Trục phía Tây thành phố vào trung tâm Hà Nội cũng được xén liên tục mấy năm qua. Cụ thể, đầu tháng 1/2018, xén đoạn Trần Duy Hưng-Nguyễn Chí Thanh. Cuối năm 2019, xén mở rộng đường gom Đại Lộ Thăng Long đoạn cầu vượt Mễ Trì đến cầu vượt Phú Đô. Đến nay, nút giao Đại lộ Thăng Long với vành đai 3, hầm chui Trung Hòa, đường Trần Duy Hưng qua các giao cắt… có thể nói, chưa bao giờ ngột ngạt đến thế.

Đường Nguyễn Chí Thanh,  vào thời điểm 9h sáng, người đi xe máy vẫn mất 20 phút để vượt qua 300m từ nút La Thành đến Chùa Láng

Theo khảo sát của nhóm phóng viên VOVGT tại đường Nguyễn Chí Thanh, vào thời điểm 9h sáng, người đi xe máy vẫn mất 20 phút để vượt qua 300m từ nút La Thành đến Chùa Láng.

Anh Đỗ Văn Thành, một người dân sống ở khu vực này cho rằng, đường rộng mà tổ chức giao thông không phù hợp, lại càng khó đi: "Giờ đấy, các xe từ các tỉnh đi vào viện Nhi và viện Phụ sản, kết hợp với một số taxi cứ đi ra, đi vào sảnh Vincom này. Nên bịt nút từ Nguyễn Chí Thanh rẽ vào Chùa Láng, các xe sẽ phải đi vòng đê La Thành, quay đầu lại để vào viện Nhi".

Không thể phủ nhận, những tuyến đường được xén cũng đã từng có chút thảnh thơi. Tuy vậy, một thời gian sau, tắc vẫn hoàn tắc, và càng xén càng tắc hơn. Thế nhưng, các dự án xén dải phân cách giữa vẫn chưa dừng lại. 

Tháng 8/2020, Quận Hoàng Mai đề nghị cho xén dải phân cách giữa của vành đai 3 đoạn Ngọc Hồi- Hoàng Liệt phục vụ thông xe nút giao Linh Đàm. Dự án cải tạo nút giao Lê Quang Đạo- đường gom Đại lộ Thăng Long đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, mà phương thức chính vẫn là… xén. 

Trước đó, giữa năm 2019, Hà Nội đề xuất xén tiếp một loạt tuyến đường trên địa bàn 12 quận huyện, như Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Nghĩa Tân, Trần Cung, Phạm Tuấn Tài, Liễu Giai, Văn Cao… để đồng bộ với các tuyến đường đã xén.

Nhiều người đặt câu hỏi, với đà này, dăm năm nữa, Hà Nội còn gì để xén?

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt trên diễn biến giá của các mặt hàng.

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

// //