Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Sài Gòn sống và yêu: Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Hiền Công - Ngọc Yến: Thứ tư 04/09/2024, 14:11 (GMT+7)

Càng gần đến dịp Trung Thu thì xóm lồng đèn Phú Bình, quận 11 (TP.HCM) lại càng nhộn nhịp hơn, rộn ràng hơn với những chiếc lồng đèn truyền thống được làm thủ công đón đêm hội trăng rằm.

Nhắc đến khu phố lồng đèn chắc có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khu phố Lương Nhữ Học (quận 5) được mệnh danh là phố lồng đèn lớn nhất TP.HCM. Nơi đây đông đúc người Hoa sinh sống và định cư lâu đời, phát triển nghề sản xuất lồng đèn. Nhưng bên cạnh đó, ở quận 11 TP.HCM cũng có 1 khu phố chuyên sản xuất lồng đèn hơn 50 năm nay – đó là xóm lồng đèn Phú Bình.

Càng gần đến dịp Trung Thu thì xóm lồng đèn Phú Bình, quận 11 TP.HCM lại càng nhộn nhịp hơn, rộn ràng hơn với những chiếc lồng đèn truyền thống được làm thủ công đón đêm hội trăng rằm. Xóm lồng đèn Phú Bình có nguồn gốc xuất phát chính từ làm nghề Bác Cổ – Nam Định. Trải qua bao nhiêu thế hệ khác nhau, nghề làm lồng đèn ngày càng phát triển và được lưu giữ đến bây giờ. 

 

Với tuổi đời hơn 50 năm, làng nghề làm lồng đèn ở Phú Bình đã trải qua bao thăng trầm đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp văn hóa lâu đời mà cha ông để lại.

Với tuổi đời hơn 50 năm, làng nghề làm lồng đèn ở Phú Bình đã trải qua bao thăng trầm đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp văn hóa lâu đời mà cha ông để lại.

Không cầu kỳ, hoa mĩ, không tiếng nhạc vui tai như những chiếc lồng đèn pin nhưng những chiếc lồng đèn giấy kiếng luôn mang lại cho người ngắm, người dùng ký ức về một mùa Trung thu ấm áp, màu sắc và đầy tiếng cười trẻ thơ.

Với tuổi đời hơn 50 năm, làng nghề làm lồng đèn ở Phú Bình đã trải qua bao thăng trầm đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp văn hóa lâu đời mà cha ông để lại. Các sản phẩm thủ công tinh xảo được sản xuất từ làng  nghề đến nay vẫn được mọi người yêu mến và lựa chọn mua về trang trí hoặc tặng con cháu dịp tết Trung thu.

"Lúc trước nguyên khu này sắp sửa đến tháng 7,8 đơn hàng nhiều, những mối ở tỉnh đặt trước cả tháng. Tối là khoảng 11-12h họ đi xe tải xuống gom hàng, nhà này một ít nhà kia một ít vì mỗi nhà làm mẫu khác nhau. Xóm nó nhộn nhịp lắm có khi làm đến sáng đêm luôn".

ANH2 (1)

Đến với xóm lồng đèn Phú Bình vào một ngày đầy nắng, đúng dịp các hộ dân đang hối hả làm lồng đèn để cung ứng cho mùa Trung thu. Trong nhà, ngoài ngõ rực rỡ màu sắc lồng đèn, không khí làm việc hăng say, nét rạng ngời, vui vẻ luôn hiện trên khuôn mặt mỗi người dân tại đây.

Xóm lồng đèn Phú Bình ở TP.HCM được những người con Nam Ðịnh mang theo nghề làm lồng đèn vào đây lập nghiệp và hình thành vào khoảng giữa thập niên 50 thế kỷ trước. Cứ tự nhiên như hơi thở, người làm nghề đời trước truyền cho đời sau và lưu giữ cho đến ngày nay.

Gia đình chú Nguyễn Trọng Thành (Quận 11) đã có truyền thống làm lồng đèn hơn 50 năm nay. Dù đã qua nhiều thế hệ, gia đình chú vẫn luôn tâm huyết với nghề truyền thống của ông cha. Những ngày này, gia đình chú Thành đang hối hả sản xuất hàng nghìn lồng đèn giấy bóng kính để kịp giao theo đơn đặt hàng của khách. Căn nhà của chú Thành rộn ràng bởi âm thanh phát ra từ các công đoạn làm lồng đèn.

"Cái nghề nó từ cha mẹ mình làm rồi có một thời gian bỏ 10 năm vì bố mẹ mất, an hem người ở một nơi nên không có làm. Những đại lý quen lấy hàng của mình họ mới kêu là đang bán được sao lại nghỉ, làm lại đi để họ lấy họ bán vì thế mấy anh em mà mình mới làm lại".

ANH6

Chú Thành nói, để làm được một chiếc đèn trung thu truyền thống cần qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chọn nguyên liệu đến chẻ nứa, làm hồ, tạo hình, dán giấy bóng kính, vẽ trang trí… đòi hỏi người làm nghề phải tỉ mỉ, công phu từng chi tiết để có thể cho ra các sản phẩm với những hình ảnh, màu sắc độc đáo, phong phú. Đặc biệt yếu tố quyết định làm nên vẻ đẹp riêng của môt chiếc lồng đèn nằm ở cách tạo hình, dán và vẽ họa tiết trang trí:

"Có 4 công đoạn để hoàn thành 1 đèn truyền thông, đầu tiên là mua tre, kẽm để tạo dáng thành cái khung, khi tạo thành khung xong thì mới dán giáy kính, vẽ là khâu thứ 3, khâu cuối là trang trí".

Thời kỳ những năm 1970 đến 1990 là thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề làm lồng đèn Phú Bình. Mỗi gia đình có thể làm từ 15.000 đến 16.000 chiếc với đủ kiểu dáng, mẫu mã khác nhau mỗi độ trung thu về. Người già, người trẻ, không kể đêm hay ngày ai ai cũng tất bật làm đèn cho kịp giao mối. Còn trong làng, ngoài xóm thì tấp nập người tham quan, mua bán. Hiện xóm lồng đèn Phú Bình chỉ còn một số hộ mặn mà với nghề truyền thống nhiều mồ hôi nhưng thấm đượm ký ức của bao thế hệ về một mùa Trung thu vui rước đèn dưới ánh trăng vàng.

"Làm cái đèn trung thu là sáng chưa có nắng vẽ nó lâu khô nên 9-10h mới làm, còn làm khung thì có thể làm sớm được. Mình làm khi đến tối luôn nếu đơn hàng nhiều, làm nào mệt thì nghỉ vì làm gia đình mình mà, đa số là nhà làm mấy chục năm rồi, mấy mối lấy từ trước nên họ biết cơ sở mình rồi".

ANH5

Để thích ứng với xu hướng mua sắm thời hiện đại, hiện các hộ gia đình làm lồng đèn truyền thống ở làng nghề Phú Bình còn mang sản phẩm lên bán trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội để dễ dàng tiếp cận hơn với người tiêu dùng, không chỉ ở TPHCM mà các tỉnh, thành khác. Những năm tháng hiện đại, khi những chiếc đèn lồng bằng giấy, đèn điện tử xuất hiện thì người ta ít mua đèn lồng giấy của Phú Bình hơn.

Thế nhưng những con người nặng lòng với nghề chẳng bao giờ bỏ nó. Họ vẫn ngày đêm gìn giữ nét văn hóa truyền thống và cố gắng truyền lại cho con cháu. Rồi một ngày không xa, xóm đèn lồng Phú Bình lại tấp nập và nhộn nhịp mỗi độ trung thu về. Những chiếc đèn lồng xinh xắn ấy chính là cái hồn của quê hương, là nét đẹp văn hóa muôn đời phải được gìn giữ.

"Mình làm nghề truyền thống mong muốn là phát triển rồi cũng đang gìn giữ, mỗi năm sáng kiến ra những mẫu mã mới đẹp lung linh hơn, bắt mắt hơn cạnh tranh với đèn điện tử. Mấy năm nay đèn điện tử còn lấy mẫu của mình họ làm, họ bán chậm hơn, đèn truyền thống bán được hơn, chạy hơn. So với đèn điện tử thì đèn truyền thống mấy năm nay lấn lượt hơn".

ANH3

Thấy những đứa trẻ thành thị đi chơi Trung thu với chiếc lồng đèn giấy kiếng do chính mình tạo ra, những hộ dân ở làng Phú Bình ai cũng cảm thấy ấm lòng và lấy đó làm động lực, quyết tâm giữ nghề. Đều đặn, từ xóm nhỏ này, mỗi mùa Trung thu, những con gà, cá chép, thỏ ngọc, ông sao với đường nét hoa văn sắc xảo, mềm mại, vẫn tỏa ra các ngõ phố, con đường, đến với những ai yêu nét văn hóa cổ truyền, yêu thích những chiếc lồng đèn giấy kính.

Bên cạnh những khu phố nhộn nhịp, những tòa nhà hiện đại, trong lòng thành phố mang tên Bác vẫn còn một nơi lưu giữ cái hồn của dân tộc. Về với Phú Bình là dịp ta trở về thời thơ ấu. Cái thời cùng đám bạn tung tăng rước những chiếc đèn long đầy màu sắc hình con cá, con bươm, ngôi sao… đón trung thu.

SỐNG Ở SÀI GÒN: Sài Gòn, các kì Lễ lớn và chuyện giao thông cửa ngõ

Vào những kỳ nghĩ Lễ dài ngày, giao thông các tuyến cửa ngõ TPHCM luôn rất được quan tâm. Đoàn xe dài hàng chục cây số biến cao tốc thành thấp tốc trong chốc lát, các trục cửa ngõ ngoài cao tốc cũng thường trực đông xe. Cư dân Sài Gòn đã hiểu tính chất giao thông cần tính toán thời gian di chuyển hợp lý, tìm kiếm đủ thông tin trước khi bắt đầu hành trình, ý thức tham gia giao thông văn minh…để đảm bảo kỳ nghỉ Lễ an toàn, lành mạnh. 

Cửa ngõ phía Tây thành phố tấp nập người và phương tiện trước dịp nghỉ lễ 2/9

Cửa ngõ phía Tây thành phố tấp nập người và phương tiện trước dịp nghỉ lễ 2/9

Sài Gòn – TPHCM có nhiều điều để người ta khắc cốt ghi tâm

Có thể là tính hào sảng của cư dân đô thị

Là sự chộn rộn tấc bật trải dài gần trọn hai tư tiếng

Là sự ôm đồm của hầu hết của ngon vật lạ chốn bên ngoài

Là những tòa nhà cao tầng mọc san sát, muôn nơi

Và cũng có thể là sự phức tạp của giao thông, đường sá

Có rất nhiều điều để tiếp cận Sài Gòn, và bài viết hôm nay, tôi chọn giao thông những ngày Lễ Tết làm chủ đề để chia sẻ.

Tôi còn nhớ buổi đầu đặt chân đến đất này, tôi đã nghĩ “Đường đông nghẹt vậy, mình di chuyển kiểu gì”, là cách suy nghĩ ngờ nghệch của đứa nhỏ vừa chạm ngưỡng 18, xuất thân từ vùng đất mà kẹt xe chỉ xuất hiện trên truyền hình.

Lâu dần, từ lạ thành quen, tôi hòa hợp hơn với cách lái xe của một thành phố cần chen chân để phát triển. Phố phường trung tâm lẫn ven đô thường trực đông xe cũng chẳng phải vấn đề quá lớn với mình. Không quá lời khi nhận định tâm tính tôi đã kiên nhẫn thêm vài phần bởi sự rèn luyện từ ma trận đường sá.

Đó là câu chuyện của thường ngày, còn ngày Lễ Tết, giao thông Sài Gòn lại mang một dáng vẻ rất khác. Những tuyến đường trung tâm có cơ hội ngơi nghỉ sau tương đối ngày phải nâng đỡ hàng vạn bánh xe. Như người ta vẫn nói “cuộc sống rất công bằng”, các tuyến cửa ngõ Đông Tây Nam Bắc thành phố bắt đầu mang trên vai những trọng trách lớn.

Cõi mạng truyền nhau những bức ảnh dòng xe rồng rắn dài chục cây số ngày một hướng xa tâm. Ai tích cực sẽ nghĩ “hóa ra thường ngày Sài Gòn được việc đến vậy”

Ngày các tuyến cao tốc phía Đông thành phố thành hình và kết nối, người ta kháo nhau chuyện từ Sài Gòn đi Phan Thiết chỉ 2 tiếng đồng hồ, xa chút tới Nha Trang thấy cũng dễ, cũng là ngày người ta dễ dàng đoán định, những ngày Lễ Tết cửa ngõ phía Đông sẽ áp lực đến dường nào.

Cửa ngõ Tây Nam Bộ năm nay có vẻ khá, tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương không ghi nhận tình trạng khó khăn, mọi sự chú ý đổ dồn về trục quốc lộ 1 khi bà con ưu tiên chọn cho mình phương tiện cá nhân hai bánh để di chuyển, đồng nghĩa vài khúc đường ùn ứ đan xen.

doan-quoc-lo-1-tu-khu-vuc-vong-xoay-an-lac-den-cau-binh-dien-cac-phuong-tien-di-chuyen-dong-tu-khoang-16h-chieu-2001

Đích đến vào những ngày Lễ có vẻ xa và khó, điều chẳng mấy thuận lòng với người tham gia giao thông lẫn đơn vị chức năng. Những ngày “đón” và “chào” Lễ là ngày lòng dân nao núng về sắc thái giao thông mình sẽ trải, cũng là ngày người làm công tác giao thông phải nỗ lực hết công suất để hạn chế thấp nhất trở ngại dành cho người dân. Chuyện không mới nhưng chưa từng được liệt kê vào cái cũ.

Có lẽ trong trường hợp này, người hiểu nhất và cảm thông nhất cho cả hai phía là các đơn vị truyền thông, báo chí. Tôi đã từng lướt mắt thấy một sớ dài toàn chữ, những mong mỏi từ cơ quan làm giao thông gửi đến người dân về cách vận hành giao thông trong những ngày Lễ dài. Cũng từng nghe lời than thở không điểm dừng của các bác tài đang chìm vào dòng dài xe bất động.

Giá như đường đi đơn giản chút, tất cả các bên đã có những ngày nghỉ trọn đầy. Nhưng cuộc sống nếu luôn đúng ý, có khi lại vơi đi vài phần dư vị. Có lẽ đây là cách để tôi luyện nên một cộng đồng đoàn kết, biết nghĩ cho nhau. Là khoảng thời gian để chúng ta tin tưởng hơn về giá trị của đi đúng làn, dừng đúng vạch, giữ đúng khoảng cách, cư xử văn minh trong giao thông. Là thời điểm để các đơn vị truyền thông báo đài thể hiện sức mạnh của sự gắn kết.

Sau tất cả, tôi tin, ngày Sài Gòn trở lại buổi bình thường, rất đông con người từng trải chuyện vừa qua, sẽ thay đổi đôi phần về nhận thức khi tham gia giao thông. Vẫn tin, chuyện ùn tắc cửa ngõ thành phố vào những kỳ nghỉ dài, sẽ nhanh thôi trở thành chuyện cũ.  

TIN YÊU

Cầu Cây Khô nối hai huyện Nhà Bè và Bình Chánh sau 7 năm triển khai thi công.

Cầu Cây Khô nối hai huyện Nhà Bè và Bình Chánh sau 7 năm triển khai thi công.

# Diện mạo giao thông TP.HCM có nhiều thay đổi trong tháng 9 khi hàng loạt công trình, dự án trọng điểm bắt đầu hoàn thành, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân TP.HCM. Như việc cầu bắc qua kênh Cây Khô (huyện Nhà Bè, TP.HCM) chính thức thông xe vào ngày 30/8. Ngày 15/9 tới đây cầu Nam Lý chính thức thông xe.

Trong tháng 9, Ban giao thông cũng tiến hành thông xe đường Tên Lửa. Đây là một trong những công trình được Ban giao thông và các nhà thầu đặt mục tiêu để đưa các dự án giao thông về đích chào mừng ngày Quốc khánh 2-9. Bên cạnh đó, Ban giao thông cũng khánh thành Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (giai đoạn 2) vào ngày cuối cùng của tháng 8. Đây là một trong nhóm dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM, giai đoạn 2. 

# Nhiều trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cha hoặc mẹ chết và không có bất cứ giấy tờ gì đã được hỗ trợ cấp giấy khai sinh. Hiểu được điều này, rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tạo điều kiện, đứng ra giúp đỡ để những người bị vướng giấy tờ tùy thân có thể “danh chính ngôn thuận” hưởng mọi quyền lợi của một công dân. Trong đó phải kể đến các hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM.

# Tính đến cuối ngày 31/8, hơn 5.000 trẻ được phụ huynh Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi đồng loạt diễn ra tại 310 trạm y tế xã, phường, thị trấn trên toàn thành phố. Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi bắt đầu từ ngày 31/8, xuyên suốt kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Giai đoạn 1 diễn ra từ ngày 3/8 đến ngày 4/9; kéo dài trong 1 tháng. Giai đoạn 2 tiến hành trong tháng 10, triển khai tiêm cho trẻ từ 6-10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin sởi theo quy định; tiếp tục tiêm cho những trẻ còn bỏ sót ở giai đoạn 1 chưa được tiêm.

Hiền Công - Ngọc Yến/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tại ả hay tại anh?

Tại ả hay tại anh?

Tai nạn giao thông đã và đang là khái niệm quen thuộc với nhiều người Việt. Quen thuộc bởi tính lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các nền tảng mạng xã hội và vì dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu.

Quận 10 (TP.HCM): Diễn tập và thử nghiệm xe chữa cháy mini và bình chữa cháy dạng ném

Quận 10 (TP.HCM): Diễn tập và thử nghiệm xe chữa cháy mini và bình chữa cháy dạng ném

Sáng ngày 10/12, Công an Quận 10 (TP.HCM) phối hợp cùng UBND Quận 10, Công ty Lộc Điền và Công ty An Thịnh Land đã tổ chức buổi diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH).

Cao tốc Vũng Áng - Bùng - Vạn Ninh vượt “chông gai” về đích trước 6 tháng

Cao tốc Vũng Áng - Bùng - Vạn Ninh vượt “chông gai” về đích trước 6 tháng

Hiện đang là cao điểm mùa mưa ở khu vực miền Trung, để đối phó với hình thái thời tiết cực đoan này, nhiều tháng qua, các nhà thầu thi công cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đã huy động tối đa nhân lực và thiết bị vượt nắng thi công 3 ca 4 kíp để đưa các dự án về đích vượt tiến độ.

Một dòng nghị quyết

Một dòng nghị quyết

Với sự lên tiếng rất mạnh mẽ, bền bỉ của người dân, các chuyên gia y tế, những nhà làm chính sách, cuối cùng Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nón

Thu ngân sách 11 tháng năm 2024 do cơ quan Thuế quản lý đạt 116% so với cùng kỳ

Thu ngân sách 11 tháng năm 2024 do cơ quan Thuế quản lý đạt 116% so với cùng kỳ

Thông tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 11-2024 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 114.800 tỷ đồng, đạt 7,7% dự toán, bằng 89,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Các ngân hàng chạy đua xác thực sinh trắc học

Các ngân hàng chạy đua xác thực sinh trắc học

Các ngân hàng thương mại, ví điện tử và công ty chứng khoán liên tục gửi thông báo nhắc nhở khách hàng nhanh chóng thực hiện xác thực sinh trắc học khi mốc thời gian 1/1/2025 đang đến gần. Nhiều ngân hàng còn mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng.

Hà Nội dự kiến cho thuê vỉa hè, giá cao nhất 40.000 đồng/m2

Hà Nội dự kiến cho thuê vỉa hè, giá cao nhất 40.000 đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội đang phối hợp với 16 quận, huyện khảo sát, nghiên cứu để cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố với mức giá từ 20.000 đến 40.000 đồng/m2/tháng.