Vô tư vi phạm biển báo khi tham gia giao thông
Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Liên quan nội dung này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Ngọc Dũng – Chánh Thanh tra Sở GTVT TP.HCM.
PV: Mới đây, Sở GTVT TP.HCM ban hành kế hoạch xử lý phạt nguội đối với phương tiện vi phạm tải trọng. Yếu tố công nghệ được triển khai trong đợt thí điểm này là gì và sẽ triển khai ra sao?
Ông Phạm Ngọc Dũng: Hệ thống cân tự động được lắp trên các làn đường cùng hệ thống các thiết bị camera được gắn quan sát 24/24, khi người điều khiển phương tiện lưu thông quá các làn đường này sẽ được cân tự động.
Sau đó, người điều khiển phương tiện có thể quan sát thông tin cần thiết trên bảng quang báo về biển số xe cùng lỗi vượt tải trọng bao nhiêu.
Tất cả dữ liệu này được thu về, tập hợp lại và sẽ thực hiện theo quy trình xử phạt hành chính với hành vi điều khiển phương tiện vuợt quá tải trọng cho phép.
PV: Trong trường hợp thời tiết, ánh sáng không đảm bảo để quan sát đầy đủ thông tin phương tiện vi phạm, chúng ta sẽ làm gì để đảm bảo tất cả cả phương tiện đều được xử lý?
Ông Phạm Ngọc Dũng: Tôi khẳng định việc này sẽ không xảy ra mà tất cả vi phạm đều sẽ được hệ thống camera ghi nhận đầy đủ hình ảnh để đảm bảo xử lý hết.
PV: Trong bao nhiêu ngày thì người vi phạm sẽ nhận được thông báo vi phạm và quy trình xử lý vi phạm ra sao?
Ông Phạm Ngọc Dũng: Sau hình ảnh được ghi nhận từ hiện trường truyền về trung tâm dữ liệu, trung tâm giao thông đô thị thì chúng tôi sẽ mời các chủ phương tiện đến làm việc.
Nếu phương tiện ở địa phương khác, chúng tôi sẽ gửi dữ liệu đến nơi mà phương tiện vi phạm hoặc đăng ký kinh doanh để phối hợp xử lý.
Ví dụ phương tiện vi phạm ở TP.HCM nhưng chủ phương tiện và xe ở Hải Phòng hay Hà Nội thì chúng tôi sẽ gửi dữ liệu đến Sở GTVT Hải Phòng hoặc Hà Nội tiến hành xử lý. Tất cả các dữ liệu này sẽ được kết nối về Cục quản lý đường bộ.
Thời gian xử lý thì tuỳ theo các phương tiện trú đóng ở địa bàn nào cũng như sư hợp tác của các chủ phương tiện.
Đối với các phương tiện vi phạm nếu như không hợp tác, chấp hành thì chúng tôi sẽ gửi lên hệ thống của Cục Đường bộ cũng như các trung tâm đăng kiểm để xử lý.
PV: Trên thực tế thời gian qua, vi phạm tải trọng vẫn là hành vi vi phạm rất phổ biến, vậy ngành giao thông mong muốn điều gì qua chương trình thí điểm này để hạn chế các vi phạm này?
Ông Phạm Ngọc Dũng: Ngành giao thông chúng tôi trước hết mong muốn ý thức chấp hành của các chủ doanh nghiệp và người điều khiển phương tiện. Việc áp dụng công nghệ thế này sẽ giúp giám sát 24/24 và thay thế được yếu tố con người trong quá trình xử lý
. Không còn phải thủ công yêu cầu dừng xe, cân xe kiểm tra hay bị giới hạn về thời gian, thay vào đó công tác kiểm tra sẽ được đảm bảo liên tục 24/24 vì vậy các phương tiện khi lưu thông trên các tuyến đường này phải bắt buộc chấp hành.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ này cũng giúp tăng tính công khai, minh bạch đối trong quá trình xử lý vi phạm đối với phương tiện và người sử dụng/điều khiển phương tiện.
PV: Xin cám ơn ông!
Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Sở GTVT TP.HCM vừa ra thông báo cấm lưu thông vào một số tuyến đường khu vực trung tâm thành phố trong thời gian từ ngày 04/12 đến 21/12 phục vụ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (Quận 1).
Một phiên chợ không quá náo nhiệt, cũng không ồn ào, vội vã. Ở đó, nhiều câu chuyện trong quá khứ được kể, để mọi người cùng được tắm mình trong sự yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu thế nào là giá trị của sự biết ơn.
Trong bối cảnh, Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường, Sở GTVT đã hoàn thiện và đang lấy ý kiến các bên liên quan về Đề án xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS).
Thời gian vừa qua, VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng tuyến đường Dương Cát Lợi (khu phố 4, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP.HCM) xuống cấp nghiêm trọng... ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Có lẽ người dân Thủ đô cũng không xa lạ với việc cứ đến những tháng cuối năm là vỉa hè, lòng đường trên một số tuyến của Hà Nội là được đào bới, xới lật. Việc này gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, người dân như thế nào? Họ có mong gì gửi tới ngành chức năng?