Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Sài Gòn sống và yêu: Xe bánh ka-lo-chía hơn nửa thế kỷ "lăn bánh" cùng Sài Gòn

Hiền Công - Ngọc Yến: Thứ tư 24/07/2024, 21:02 (GMT+7)

Người dân Sài Gòn mỗi khi đi ngang khu vực nhà số 186, đường Lương Nhữ Học, quận 5 đã rất quen thuộc với chiếc xe đẩy nhỏ của bà Lan Anh để bảng chữ "bánh bột nếp lăn mè đường", còn bà thì gọi món ăn này là ka-lo-chía.

Đến thời điểm hiện tại bà Lan Anh đã duy trì nghề làm bánh ka-lo-chía truyền thống của gia đình hơn 50 năm. Chiếc xe bánh ka-lo-chía ấy đã hoà nhịp vào hơi thở của đường phố Sài Gòn.

 

Xe bán ka-lo-chía hàng chục năm trên con đường Lương Nhữ Học.

Xe bán ka-lo-chía hàng chục năm trên con đường Lương Nhữ Học.

Những ngày cuối tuần tôi thích lang thang ở Sài Gòn - TP.HCM vào sáng sớm, giữa lúc màn sương mờ còn đang chao đảo chưa kịp đáp xuống đất, lơ lửng mờ đục, sáng Sài Gòn mát lạnh dễ chịu và trầm tư vô cùng. Khi ấy sao thấy Sài Gòn như một cụ già tóc ngả bạc đang ngồi trầm tư giữa khung nhạc Trịnh Công Sơn mà ngẫm về cuộc đời.

Trên hành trình rong ruổi của mình tôi vô tình đi ngang khu vực đường Lương Nhữ Học, quận 5 đặt vào mắt tôi là một chiếc xe đẩy nhỏ gọn, nằm nép mình bên lề đường. Trước xe có dòng chữ “bánh bột nếp lăn mè đường”.

Người đồng hành với xe bánh đó là bà Khưu Thị Tú Anh tên thường được gọi là Lan Anh (gần 70 tuổi) tính đến này bà đã gắn bó với công việc này 50 năm. Chiếc xe gây tò mò bởi những đồ nghề gồm chảo lòng sâu đựng một cục bột nếp lớn luôn nóng hổi, bà gọi món ăn này là ka-lo-chía.

Hỏi ra thì mới biết gia đình bà Lan Anh là người Hoa gốc Triều Châu, món bánh kalochía có nguồn gốc từ Trung Quốc, mang ý nghĩa đem lại nhiều tài lộc.

"Kalochia theo tiếng Tiều là tiền nhiều, thùa kế truyền thống của gia đình tôi bán từ 1969 đến giờ. Ông bác tôi 1 đời, má tôi 1 đời đến đời tôi là 3 đời, tôi bán từ lúc tôi 10 mấy tuổi đến giờ", bà Lan Anh cho biết.

Bà Khưu Thị Tú Anh tên thường được gọi là Lan Anh (gần 70 tuổi) tính đến này bà đã gắn bó với công việc này 50 năm.

Bà Khưu Thị Tú Anh tên thường được gọi là Lan Anh (gần 70 tuổi) tính đến này bà đã gắn bó với công việc này 50 năm.

Bắt đầu bán bánh ka-lo-chía từ hơn 10 tuổi, giờ đã gần 70 tuổi nhưng bà Lan Anh (Q.6, TP.HCM) vẫn miệt mài với chiếc xe bánh bột nếp lăn mè đường gần nửa thế kỷ qua. Từ sáng sớm bà Lan Anh đã thức dậy chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng cho ngày bán mới. Thành phần bánh ka-lo-chía gồm có: bột nếp được đem ngâm, xay và hấp; mè đen và đậu phộng rang trộn đường. Sau khi nguyên liệu đã xong, bà Lan Anh đẩy chiếc xe ra bán trước số 186 trên đường Lương Nhữ Học cho đến khi nào bán xong thì về.

"Không có gia đình ở 1 mình nên mới đi bán vì ở nhà không có việc gì làm, với lại mối quen không bán thì người ta kiếm. Bán ở chỗ này là được mười mấy năm chứ hồi xưa là đẩy xe đi bán không à, dạo gần đây chân yếu nên mới ngồi đây bán chứ ngồi đây bán thì cũng nghỉ rồi, mỏi chân lắm".

Bột nếp luôn được giữ ấm bằng lò than nhỏ, lửa riu riu, không dùng gas hay bật lửa lớn vì dễ làm bánh dính chảo, bị cháy.

Bột nếp luôn được giữ ấm bằng lò than nhỏ, lửa riu riu, không dùng gas hay bật lửa lớn vì dễ làm bánh dính chảo, bị cháy.

Bánh được giữ nóng trên một chảo lòng sâu, khi nào khách ăn thì bà Lan Anh dùng kéo cắt từng miếng nhỏ, lộ ra phần bột nếp màu trắng bên trong. Độ giòn tiêu chuẩn của lớp vỏ bánh phụ thuộc vào khả năng canh lửa, đồng thời người bán cũng phải trở bánh liên tục để lớp vỏ giòn nhưng phần bột bên trong phải dai và dẻo. Bánh cắt ra được phủ lên một lớp đậu phộng đường, rồi mới rắc mè đen lên sau cùng.

"Không vất vả lắm nhưng cần có thời gian, xay nếp rồi vắt cho khô rồi đem đi hấp, đến khi chín rồi mới đem ra bán. Giờ ăn lộn xộn chứ hồi xưa tháng mưa là bán được nhất người ta mua uống với trà. Còn giờ thời nào bán cũng được hết".

BANH (1)


Cái ngon của món là nguyên liệu bột nếp dẻo mình tự xay thay vì mua xay sẵn. Bà bán 2 loại bột nếp lăn mè đường, lăn đậu phộng đường. Thường khách thích ăn dẻo vì độ ngọt béo, còn ai muốn ăn giòn thì yêu cầu bà sẽ làm. Buôn bán lâu năm, món bánh của bà được nhiều người ưa thích, không chỉ tại quận 5 mà có người từ Bình Dương, An Giang, Sóc Trăng vẫn tìm đến mua.

"Thường thường thì tầm 11h có mối lại lấy ở Bình Dương, người ta lấy nhiều lắm tầm 40-50 hộp, những người xung quanh xóm người ta gửi tiền rồi xuống đi mua về tận 40-50 hộp, bán nào hết tôi đi về, khách vãng lai lại kiếm thì không còn".

Với tuổi nghề 50 năm, xe bánh ka-lo-chía của bà Lan Anh tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng được nhiều người ví là "người giữ hồn" một trong các món ăn vặt của Sài Gòn xưa. Tuy nhiên, món bánh này đang dần hiếm hoi hơn khi không còn nhiều người bán và giới trẻ hiện nay, cũng có thêm nhiều lựa chọn đa dạng hơn, trong việc tìm kiếm một thức quà vặt nho nhỏ tráng miệng.

Sài Gòn tấp nập vội vã, chen vào giữa những cung bậc và nốt lặng trầm mặc như minh chứng của thời gian. Người ta dù có bận tới đâu cũng ráng níu ít phút cho ly cà phê sáng nhâm nhi vài miếng bánh ka-lo-chía tán gẫu cùng tri âm, hay đơn thuần là một vị khách lạ chưa từng quen biết. Một ngày Sài Gòn bắt đầu như thế, có chút vội vàng, chút tất bật nhưng có khi cũng lãng mạn và thân thương vô cùng. Nhiều thứ đọng lại khiến ai đó muốn buông nhưng không nỡ, cứ đi rồi lại níu giữ như những người yêu nhau từ lâu lắm. Cùng giống như bà Tú Anh, như tôi và cả bạn -  những kẻ đơn độc tìm tới Sài Gòn rồi yêu nơi này quá thể.  

SỐNG Ở SÀI GÒN: Giấc mơ phù hoa của cư dân đô thị

Sài Gòn thành phố năng động nhất cả nước cũng gắn liền với những giấc mộng phù hoa của nhiều người sinh ra và lớn lên ở nơi đây hay đến đây lập nghiệp với khát vọng trở mình, thành công và nổi tiếng. Cũng có rất nhiều người trẻ đã thực hiện được giấc mơ của mình nhưng thành công không phải luôn mỉm cười với tất cả.

Cuộc sống đô thị hào nhoáng nhưng cũng phù phiếm với những ảo tưởng của hào quang nổi tiếng. Biết ước mơ, biết nắm bắt cơ hội và lao động với sự nhiệt thành và tâm huyết mới là phương pháp thực tế để chinh phục đỉnh cao. Và đó mới là tư duy mà cư dân trẻ của đô thị nên có. 

Sai_-Gon-1

Số liệu thống kê vào tháng 6/2023 nêu rõ, dân số thực tế ở TP.HCM vào khoảng 14 triệu người. Báo cáo về "Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam: Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, năm 2023" công bố cho thấy TP.HCM là địa phương mà người dân các tỉnh thành khác muốn di cư đến nhiều nhất, tiếp theo là Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và Lâm Đồng. Những con số thể hiện rõ sức hút của một thành phố nhiều triển vọng vươn tầm.

Không quá lời khi nhận định TP.HCM là vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. So với các khu vực khác của cả nước, khí hậu TP.HCM không mang nhiều khắc nghiệt, mảnh đất lành sản sinh những con người hào sảng. Sống ở Sài Gòn, con người ta dễ  sống đúng với bản ngã, cá tính, không cần nhiều những trăn trở để soi xét bản thân trước những định vị, rập khuôn. Nhớ có dạo, Sài Gòn “lâm bão”, nhiều người trở về nơi “cắt rốn chôn nhau” nhưng khi Sài Gòn lành lặn hẳn, Sài Gòn và cư dân thập phương vẫn chọn phương án “có nhau”.

Vậy mới nói, Sài Gòn luôn rộng cửa chờ đón những giấc mơ “có thật”.

Sài Gòn – TP.HCM, bức tranh đa sắc làm người ta lưu luyến, mãi chẳng chịu rời mắt, buông tay. Nhiều khía cạnh, lĩnh vực của cuộc sống xuất hiện ở mảnh đất hơn 2.000km vuông. ­­Ở đó, có giấc mơ trở thành nghệ sĩ nổi tiếng, được sống thỏa lòng với đam mê nghệ thuật. Ở đó, có giấc mơ được trở mình, đạt thành công. Đôi khi, đơn giản hơn, vì ở đó nhiều cá nhân được là mình, tự do không kìm kẹp. Sự đa dạng của một vùng đất, điều kiện cơ bản để người ta cứ đến và ở lại.

Tin chắc, Sài Gòn trong góc nhìn của một vị khách phương xa, là vùng đất nhiều tiềm năng tăng trưởng. Là nơi có nhiều tòa nhà cao tầng thuộc hàng top thế giới; là nơi có các khu chế xuất, khu công nghiệp hàng hecta giữa thành phố; nơi có những kiến trúc giàu giá trị lịch sử; nơi dư dả những hình thức vui chơi giải trí; nơi đầy đủ những chất liệu để phát triển bản thân thành một cá nhân xuất sắc. Thỉnh thoảng người ta nhớ đến Sài Gòn với cảnh kẹt xe, khói bụi, và nếu bạn tích cực, bạn sẽ nghĩ, Sài Gòn quá thuận để người ta tiến thân, nên tốc độ phát triển của đường sá chịu thua tốc độ gia tăng dân số cơ học.

Quá nhiều những ưu ái, những mỹ từ dành tặng Sài Gòn được đề cập ở phần đầu bài viết, để phần nào minh chứng cho một nửa của cụm từ quen thuộc “Sài Gòn hoa lệ”. Tôi tin rằng, bạn, tôi, hay bất cứ ai trong chúng ta, những người chọn gắn kết với Sài Gòn cũng đã ít nhất một lần rơi lệ giữa mảnh đất này.

Sài Gòn nổi trội với những cá nhân tỏa sáng, nhà rộng, xe sang, nhiều người hâm mộ và ngưỡng mộ. Cứ thế trong ý thức của nhiều người, nhất là người trẻ, xuất hiện khái niệm “mình của phiên bản tương lai cũng phải thế”. Nhưng khái niệm chỉ đúng nếu chúng ta đủ sâu sắc để nhìn nhận và phân tích mọi thứ. Sài Gòn hào sảng, Sài Gòn thân thương nhưng Sài Gòn cũng không thiếu những cám dỗ bủa vây, nếu không đủ tỉnh táo cùng sự hối thúc trong tâm khảm quá lớn, rất dễ thôi con người ta bỗng chốc bước sai đường.

Chúng ta nhìn thấy thành công của người khác, tôi nghĩ chưa đủ, điều tiếp theo bản thân cần nhận thức là chặng đường thành công của họ mang mùi vị ra sao. Cứ thế, hành trình của chúng ta cũng sẽ trở nên thực tế và vơi bớt đôi phần áp lực. Người có ước mơ, biết trân quý từng cơ hội được trao gửi, có định hướng về cung đường mình bước, có nỗ lực, có hết tâm, tôi nghĩ nếu bạn có cho mình đủ đầy những tinh thần như thế, sớm muộn thôi đỉnh vinh quang sẽ lưu dấu chân của bạn. Tất nhiên, đó là những yếu tố không dễ, nhưng chinh phục đỉnh cao từ ban đầu đã là một câu chuyện khó, và có lẽ đó mới là tư duy mà cư dân trẻ đô thị nên có.

Sài Gòn là một môi trường tốt, với người trẻ, tôi nghĩ nội lực về cơ bản đã không tồi!

TIN YÊU

# Đội CSGT An Lạc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp Đoàn thanh niên P.An Lạc và Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng IDICO tiến hành hút đinh trên quốc lộ 1 qua địa bàn Q.Bình Tân, H.Bình Chánh, nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Đội CSGT An Lạc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp Đoàn thanh niên P.An Lạc và Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng IDICO tiến hành hút đinh trên quốc lộ 1 qua địa bàn Q.Bình Tân, H.Bình Chánh. Ảnh: Thanh niên

Đội CSGT An Lạc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp Đoàn thanh niên P.An Lạc và Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng IDICO tiến hành hút đinh trên quốc lộ 1 qua địa bàn Q.Bình Tân, H.Bình Chánh. Ảnh: Thanh niên

Với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng địa phương, công an theo dõi, vận động các chủ tiệm sửa xe dọc quốc lộ 1 ký cam kết không rải đinh. Qua đó, tình trạng rải đinh trên quốc lộ 1 qua địa bàn Q.Bình Tân đã có sự chuyển biến tích cực. 

# Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa đề xuất UBND TP.HCM đưa vào kế hoạch ưu tiên đầu tư dự án xây dựng hầm chui đường Tôn Đức Thắng trong giai đoạn từ nay đến 2030.

Theo đó, hầm chui dưới đường Tôn Đức Thắng dài hơn 1km (từ cầu Khánh Hội đến cầu Ba Son), rộng 20,5m, đáp ứng 4 làn xe lưu thông hai chiều. Tổng mức đầu tư hầm chui khoảng 2.100 tỉ đồng bằng ngân sách TPHCM, triển khai giai đoạn 2024 – 2030. 

# Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố chỉ tiêu tuyển bổ sung lớp 10 năm học 2024-2025. Theo đó, có 36 trường THPT tuyển bổ sung với tổng số 2.203 học sinh. Điều kiện tham gia tuyển sinh bổ sung là học sinh không trúng tuyển bất kỳ nguyện vọng nào vào các trường THPT công lập và phải có điểm thi tuyển sinh của 3 môn: Toán + Văn + Ngoại ngữ + điểm ưu tiên (nếu có) lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn nguyện vọng 3 của trường muốn đăng ký tuyển sinh.

Mỗi học sinh chỉ được đăng ký tuyển sinh bổ sung vào 1 trường THPT công lập chưa tuyển sinh đủ chỉ tiêu được giao và không được thay đổi trường khi đã nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh bổ sung. Thí sinh có nhu cầu cần nộp hồ sơ trực tiếp tại trường THPT từ ngày 22-27/7. Các trường xét từ cao xuống thấp cho đến khi tuyển đủ, công bố danh sách thí sinh trúng tuyển vào ngày 6/8. 

Hiền Công - Ngọc Yến/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh

TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh

Cây xanh là tài sản quý giá của mỗi thành phố, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hoá và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị hiện nay vẫn còn nhiều bất cập do thiếu tư duy quy hoạch tổng thể.

Lòng nhân ái nên được gửi đúng chỗ

Lòng nhân ái nên được gửi đúng chỗ

Bão số 3 gây ra những thiệt hại nặng nề, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Lúc này đây những tấm lòng nhân ái, của cộng đồng được thể hiện qua hoạt động quyên góp, ủng hộ. Tuy nhiên, đáng buồn thay, có những kẻ lợi dụng tình hình này để lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tài sản của người hảo tâm.

Cứu trợ bão lũ: Ứng dụng công nghệ để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm

Cứu trợ bão lũ: Ứng dụng công nghệ để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm

Hàng trăm đoàn cứu trợ tự phát từ các địa phương với hàng tấn hàng cứu trợ đã và đang lên đường. Tuy nhiên, nhiều đoàn cứu trợ tập trung ở một điểm, hàng hóa dư thừa, hư hỏng, trong khi nhiều vùng khác lại rất thiếu thốn.

Để đảm bảo an toàn khi đi lại trong điều kiện mưa lũ, úng ngập

Để đảm bảo an toàn khi đi lại trong điều kiện mưa lũ, úng ngập

Mưa lũ, úng ngập là bối cảnh người tham gia giao thông phải đối diện với nhiều nguy cơ mất an toàn. Lái xe trong điều kiện này là việc không đơn giản, ngay cả với những người cầm lái nhiều năm và có thể gây nguy hiểm nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng.

800 em nhỏ ở các Mái ấm tham gia chương trình “Nụ cười đêm trăng”

800 em nhỏ ở các Mái ấm tham gia chương trình “Nụ cười đêm trăng”

Chiều 14/9, tại Công viên Văn hoá Đầm Sen, gần 800 trẻ em từ 20 Mái ấm, Cô nhi viện, Lớp học tình thương.... cùng tham gia những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Nụ cười đêm trăng”. Chương trình do CLB Những người bạn tổ chức cùng sự đồng hành của Hội Phụ nữ Từ thiện TP.HCM.

Đằng sau những mùa mía đắng

Đằng sau những mùa mía đắng

Trong khi cả nước ghi nhận giá đường tăng cao và diện tích vùng nguyên liệu được mở rộng thì tại miền Tây, “cục diện” ngành đường khá u ám. Toàn vùng hiện nay chỉ còn 2 nhà máy đường hoạt động. Trong khi nông dân chọn chuyển đổi giống cây trồng cho kinh tế cao....

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.