Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Xây dựng dự án BOT hiện hữu: Cần đảm bảo tính minh bạch

Minh Thùy - Trúc Thủy: Thứ sáu 02/02/2024, 16:12 (GMT+7)

Việc TP.HCM thu hút vốn tư nhân để làm 5 dự án theo hình thức BOT trên đường hiện hữu trong giai đoạn 2023 -2028 là cần thiết, song phải làm sao đảm bảo tính minh bạch trong khung pháp lý nhằm khai thác hiệu quả dự án.

Tuyến Quốc lộ 1, quốc lộ 13, quốc lộ 22, trục đường Bắc – Nam và cầu đường Bình Tiên - Đây là các tuyến cửa ngõ, giao thông quan trọng kết nối liên vùng mà nhiều năm chưa thể mở rộng do ngân sách hạn hẹp.

Việc TP.HCM thu hút vốn tư nhân để làm 5 dự án theo hình thức BOT trên đường hiện hữu trong giai đoạn 2023 -2028 là cần thiết, song phải làm sao đảm bảo tính minh bạch trong khung pháp lý nhằm khai thác hiệu quả dự án.

 

Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu) là một trong 5 dự án thuộc danh mục được đầu tư theo hình thức BOT trên đường hiện hữu tại TP.HCM. Ảnh: Lao động

Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu) là một trong 5 dự án thuộc danh mục được đầu tư theo hình thức BOT trên đường hiện hữu tại TP.HCM. Ảnh: Lao động

Theo Sở GTVT TP.HCM, trên địa bàn thành phố có 107 tuyến đường trục chính được quy hoạch có thể triển khai hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) theo cơ chế mới. Tuy nhiên, Nghị quyết 98 chỉ áp dụng trong 5 năm, nên các dự án thực sự quan trọng, cấp bách, có tính tác động lớn được đề xuất ưu tiên làm trước.

Trong đó, Quốc lộ 1, 13, 22, trục Bắc – Nam, cầu - đường Bình Tiên, đầu tư theo hình thức BOT sẽ được thành phố áp dụng chính sách đặc thù để khởi công năm 2025.

Ông Bùi Hòa An - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết: "Để có cơ sở và đẩy nhanh tiến độ các dự án thì đầu tiên chúng ta phải tính toán các công việc phải làm để hình thành được chủ trương đầu tư. Sở GTVT đã tham mưu trình UBND TP ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Trong đó, Ủy ban đã xác định rõ nhiệm vụ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp gắn với mốc tiến độ cụ thể hoàn thành. Thì hiện nay chúng ta đang bắt đầu công việc đầu tư là hoàn thành chủ trương đầu tư đã được phê duyệt. Ngoài ra Sở đang khảo sát các nhà đầu tư với mong muốn họ tham gia cùng thành phố để hình thành các dự án hiệu quả và góp phần vào giao thông của thành phố".

Việc 5 dự án nâng cấp, mở rộng trên công trình đường bộ hiện hữu áp dụng hợp đồng BOT được HÐND TP thông qua, đây là tin vui được người dân trông chờ từ lâu. Bởi mỗi ngày, cảnh ùn ứ giao thông trên các tuyến giao thông huyết mạnh này, không chỉ làm đảo lộn việc đi lại, mối làm ăn mà còn gây khói bụi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

Nhắc về nỗi ngao ngán khi qua các tuyến độc đạo ra vào cửa ngõ TP.HCM, nhiều tài xế chia sẻ:

"Con đường từ Bình Dương đi Quốc lộ 13 vào Sài Gòn là ngán ngẫm lắm. Đi 1 đoạn có 5 km thôi, đi đúng giờ mà kẹt xe gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ mới qua được".

"Nếu mà mở rộng được quốc lộ 13, Thành phố giải quyết được nhiều thứ nên là người dân cũng mong muốn điều đó".

"Tuyến quốc lộ 1 đoạn giáp ranh Bình Chánh với Long An, tôi thấy mật độ đường chỉ có 3 làn mà lượng xe tải, xe khách lớn, ra vào thường xuyên; rất nhiều xe máy đi về các tỉnh miền tây thế nhưng chỉ có 1 làn nhỏ để đi. Tôi nghĩ nếu thành phố mở rộng đoạn đường này thì tốt vừa đi lại thuận lợi mà còn đảm bảo an toàn cho người đi xe máy nữa".

Quốc lộ 1, huyện Bình Chánh, TP.HCM thường xuyên bị ùn tắc do đường hẹp, xuống cấp. Ảnh: Báo Giao thông

Quốc lộ 1, huyện Bình Chánh, TP.HCM thường xuyên bị ùn tắc do đường hẹp, xuống cấp. Ảnh: Báo Giao thông

Không chỉ là niềm mong chờ của người dân mà với các doanh nghiệp vận tải cũng rất ủng hộ.Theo ông Lê Trung Tính - Chủ tịch Hiệp hội vận tải TPHCM, đây là bước đầu hiện thực hóa Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội dành cho thành phố, giúp nâng cấp cở sở hạ tầng và khơi thông các cửa ngõ thành phố.

"TP.HCM Nghị quyết 98 được Quốc hội thông qua năm ngoài thì năm nay chúng ta triển khai 5 dự án do Sở GTVT đề xuất thì chúng tôi rất ủng hộ. Bởi vì đây là cơ hội mới, chúng ta nên vận dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng của thành phố đã bị tụt hậu nhiều năm so với các tỉnh thành phố khác do hạn hẹp về kinh phí".

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu - chuyên gia giao thông, trường Đại học Việt Đức cũng cho rằng, trong bối cảnh khả năng ngân sách không thể đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, việc kêu gọi thu hút đầu tư cho các dự án nói trên theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98 là rất cần thiết.

"Lợi ích tạo ra do chúng ta đầu tư sớm nó lớn hơn rất nhiều việc chúng ta đầu tư dựa hoàn toàn vào nguồn vốn ngân sách. Doanh nghiệp đầu tư vào - nó khơi thông được nguồn dòng hàng hóa và nhu cầu đi lại, sức cạnh tranh của cả vũng không chỉ riêng cho TP.HCM mà cùng 7, 8 tỉnh liên quan, bao gồm các doanh nghiệp cũng như người dân. Qua đó tăng nguồn thu cho ngân sách và có thể hoàn trả nguồn vốn vay và đầu tư tiếp tục các tuyến mới khác".

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu, đứng trước một số lo ngại của người dân và doanh nghiệp về tính minh bạch trong đầu tư, xây dựng, mức thu phí khi thực hiện các dự án BOT, nhà nước cần hoạch định khung pháp lý rõ ràng để việc đầu tư dự án có hiệu quả.

"Rõ ràng khi làm BOT sẽ có các vấn đề là lạm thu và kéo dài một cách vô lý thời hạn thu phí. Hoặc là tăng chi phí đầu tư lên một cách không minh bạch để người ta bỏ tiền thật vào dự án rất ít - Kiểu như một số tuyến người ta cho rằng chỉ có tráng nhựa xong rồi thu tiền nhưng thu rất cao. Những lo ngại này là đúng nên phải có giám sát chặt chẽ từ bên trong. Tôi tin rằng nhà nước tham gia với tỷ lệ 50% thì vấn đề giám sát phương án làm thì không thể có chuyện lạm thu, nó sẽ rất khó và mình có thể giám sát được", Tiến sĩ Hiếu cho biết.

Ủng hộ quan điểm của chuyên gia, ông Lê Trung Tính cho biết thêm, hiện nay chi phí cầu đường tính trên mỗi đầu xe rất lớn, nhiều loại phí chồng chéo nên với mức phí, hình thức thu phí như thế nào cần được thành phố nghiên cứu, xem xét để vừa đảm bảo lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, cũng như không làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp TP.HCM với các địa phương khác nói riêng và nền kinh tế nói chung.

"Để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và nhà nước, chúng tôi đề nghị Sở GTVT nên lưu ý. Thứ nhất, mức thu phí nên được cân nhắc ở mức thấp nhất, do cả ngành vận tải cả hàng hóa lẫn hành khách qua 3 năm dịch covid-19 đã rất khó khăn và chỉ vừa phục hồi vài tháng nay.

Nên mức phí vừa phải bằng cách kéo dài thời gian thu hồi vốn để mức phí xuống thấp, nhằm tránh phí chồng phí; đồng thời đảm bảo giá thành vận tải tương đối phù hợp với giá thành vận tải trong cả nước - Tức là các doanh nghiệp ở TP.HCM có thể cạnh tranh được với các tỉnh, cũng như các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh với 10 nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN", ông Tính cho biết.

Quốc lộ 22 là hướng cửa ngõ phía Tây thành phố Hồ Chí Minh cũng thường rơi vào tình trạng quá tải. Ảnh: Hà Nội mới

Quốc lộ 22 là hướng cửa ngõ phía Tây thành phố Hồ Chí Minh cũng thường rơi vào tình trạng quá tải. Ảnh: Hà Nội mới

Việc áp dụng hợp đồng BOT đối với các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường bộ hiện hữu giúp TP.HCM đột phá hệ thống giao thông song cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, để dự án mang lại hiệu quả thực chất.

Chia sẻ góc nhìn về vấn đề này, VOV Giao thông bình luận: Xây dựng dự án BOT hiện hữu: Làm sao cho minh bạch

Hàng chục năm đánh vật với cảnh kẹt xe trên quốc lộ 13 mới thấy sự ngao ngán của người dân nơi đây. Là tuyến đường huyết mạch quan trọng bậc nhất cho sự phát triển của Bình Dương và Bình Phước, đồng thời kết nối các tỉnh Tây Nguyên với TP.HCM nhưng đã trở nên quá tải khi làn đường nhỏ hẹp do nhiều năm chưa được mở rộng. Hay tuyến Quốc lộ 1 cửa ngỏ phía Tây thành phố cũng thường ùn ứ, đặc biệt kẹt xe nghiêm trọng vào những dịp Lễ, Tết, khiến việc giao thương và con đường về nhà của người dân càng gian nan hơn.

Trong khi cửa ngõ phía Tây Bắc, quốc lộ 22 từ An Sương chạy thẳng lên Tây Ninh đến cửa khẩu Mộc Bài bao năm quá tải nhưng cũng chưa biết ngày nào được mở rộng. Qua đó cho thấy, việc TP.HCM tận dụng cơ hội của Nghị quyết 98 của Quốc Hội để xây dựng nâng cấp, mở rộng 5 tuyến đường cửa ngõ theo hình thức BOT (đầu tư công – tư) là sát thực thế và đúng với mong chờ của người dân bấy lâu nay.

Được biết, kế hoạch này đã có từ hơn hai thập kỷ trước nhưng do vướng cơ chế dẫn đến thiếu vốn, rơi vào tình trạng "ngân sách có thì làm, không thì ngồi chờ", khiến thành phố chưa thể triển khai hoặc thi công dang dỡ gây lãng phí đầu tư. Thế nên việc huy động thêm nguồn lực từ tư nhân theo cơ chế đặc thù giúp thành phố đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp bách bị “mắc kẹt” nhiều năm qua.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trước đây, một số dự án BOT trên đường hiện hữu quá trình triển khai phát sinh một số vấn đề liên quan đến lợi ích của người dân nên năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 427 yêu cầu tạm dừng hình thức BOT trên đường hiện hữu, không thu phí trực tiếp đối với các dự án đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng sẵn có.

Vì vậy, lần này, khi triển khai theo Nghị quyết mới, TP.HCM cần phải có những tiêu chuẩn, quy định chặt chẽ từ yếu tố pháp lý đến quá trình triển khai. Như chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư đến lộ trình thu phí, mức thu cho từng đối tượng, loại phương tiện; hình thức thu phí và sử dụng nguồn thu đầu tư trở lại cho hạ tầng như thế nào cần được làm rõ.

Bởi thời gian qua, thành phố đã từng kêu gọi đầu tư BOT cho nhiều dự án nhưng doanh nghiệp tham gia không nhiều vì khó thu hồi vốn hoặc phải tạm dừng chuyển hình thức đầu tư sang vốn ngân sách. Do dự án BOT thường có vốn cao, đồng nghĩa rủi ro phát sinh lớn. Nếu không kiểm soát chặt trong việc lựa chọn nhà đầu tư, dự án thực hiện, phương thức thu hồi vốn thì khi thất bại, hậu quả cũng rất lớn.

Có thể nói, việc đầu tư nâng cấp mở rộng các dự án theo hình thức đầu tư công – tư, không chỉ giúp giảm áp lực giao thông nội đô mà còn mở ra cơ hội lớn cho phát triển thành phố và kinh tế cả vùng. Tuy nhiên, việc có thêm nhiều trạm BOT sẽ giảm sức cạnh tranh, bởi chi phí logistics của nước ta hiện đã thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới.

Do đó, ngoài việc thành phố tính toán mức thu như thế nào cho phù hợp, đi kèm với đó là cơ chế kiểm tra, giám sát để hiệu quả đầu tư đi vào thực chất, cũng như hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp nói riêng và gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế đầu tàu của cả nước./.

Minh Thùy - Trúc Thủy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Sáng nay, theo ghi nhận của nhóm PV VOV Giao thông, nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập sâu, ảnh hưởng đến giao thông, nhiều nơi lực lượng chức năng phải đặt barie cấm phương tiện ra/vào, thậm chí có khu vực bị rạn nứt, tiềm ẩn nguy hiểm...

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa có thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND Phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Trong bối cảnh nhiều cầu ngang sông đã cấm hoặc hạn chế đi lại, nhiều khu vực vẫn đang ngập nặng, giao thông bị chia cắt, việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn; học sinh một số nơi đang phải tạm nghỉ, người lớn đi làm trong nước lũ và ùn tắc cũng rất khó khăn.

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Bà Phạm Kim Thành - Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàng Mai cho biết, ngay trong đêm 10/9 khi nhận được thông tin về mực nước sông Hồng sẽ đạt báo động 3, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản khỏi vùng bị ảnh hưởng ngập nước.

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM hiện có 17 sản phẩm du lịch đường thủy, với 7 tuyến thường kỳ và 10 tuyến mới. Nỗ lực xây dựng du lịch đường thủy đã góp phần không nhỏ vào doanh thu hơn 108 nghìn tỷ đồng từ tổng thu du lịch trong 7 tháng qua.

Phố phường sau bão

Phố phường sau bão

Quang cảnh phố phường Hà Nội sau một đêm bão lớn mang lại nhiều ấn tượng và cảm nhận khác nhau cho mỗi người.

Cần đồng nhất chính sách cho vay ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội

Cần đồng nhất chính sách cho vay ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội

Nghị định số 100 năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã mang đến một loạt thay đổi.