Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Vườn rừng trong phố

Ái Kiều: Thứ ba 19/12/2023, 13:56 (GMT+7)

Công viên rừng Bờ Vở Chương Dương rộng đến 9000m2, từ một bãi rác lớn được cộng đồng chung tay cải tạo thành không gian đa chức năng, phù hợp cho nghỉ ngơi và vận động ngoài trời của nhiều lứa tuổi, áp dụng mô hình công viên sinh thái đầu tiên ở Hà Nội.

Ảnh tư liệu trước và sau khi khu công viên rừng cải tạo

Ảnh tư liệu trước và sau khi khu công viên rừng cải tạo

Đi đến cuối đường Hàm Tử Quan, quận Hoàn Kiếm, tiếng xe cộ dần lắng lại khi không gian mở rộng với xanh ngắt màu cây đến tận đường chân trời. Phía dưới bờ đê là công viên nền đất được phân chia thành các khu chơi thể thao, khu tập luyện, khu trò chơi cho trẻ, đường dạo bờ sông, một khu vườn rừng và cạnh đó là vườn giác quan.

Tiếng nói cười của người lớn, trẻ nhỏ cứ như đan vào nhau dưới bóng chiều đã đổ. Lâu lắm rồi mới cảm thấy cái mùi này. Mùi con người, mùi cộng đồng, mùi cuộc sống. Mùi sự sống.

"Trước đây nó um tùm, bẩn lắm. Mọi người đóng góp vào làm sân chơi. Toàn dân mình làm, quét dọn. Trẻ con ra đây vui chơi cũng thích, người lớn tập tành cũng thích, vui vẻ giao lưu. Ra đây thoáng mát".

"Tầm 4-5h ở đây đông. Mọi người bên kia có máy tập. Bọn em thì chơi xích đu, cầu trượt, bập bênh, mấy trò vận động ấy. Mấy đợt có mấy bác trồng cây em ra phụ, nhặt rác. Em thấy vui, bảo vệ môi trường".

Khu trò chơi của trẻ em

Khu trò chơi của trẻ em

Trên chiếc thang gấp trong vườn rừng đủ các tầng tán, bà Thúy đang tỉa cành cho một cây nhội lên mầm mới sau khi trồng được 2 năm.

Bà Thúy: "Cô là người sinh ra và lớn lên ở đây, thấy cảnh quan môi trường sạch sẽ phấn khởi lắm, cũng giữ gìn lắm. Bọn cô thường xuyên sáng tưới cây, làm cỏ. Mọi người ra đây tập vào vườn ngắm. Rồi giúp cho nhiều người vì trồng nhiều cây thuốc".

PV: Ngày xưa chỗ này là bãi rác ạ?

Bà Thúy: "Bãi rác khổng lồ, người ta chở đi mấy chục tấn. Giờ có nơi thu gom rác trong ngõ kia mọi người mang rác ra đổ. Có lúc họ cũng đổ trên này nhưng bị nhắc nhở, đưa ra tổ để phê bình nên họ cũng ý thức hơn".

Công viên rừng là khái niệm mới ở Việt Nam nhưng đã phổ biến trên thế giới với rất nhiều mô hình. Khu vực bờ vở sông Hồng, phường Chương Dương phù hợp với mô hình bán hoang dã, cải tạo giữ lại cây mọc hoang và trồng thêm giống cây bản địa, bảo tồn tuyến đường chim di cư với nhiều loài trong sách đỏ.

Nơi đây chưa có một tên gọi chính thức mà thường được biết đến là “vườn rừng trong phố” khi kết hợp giữa công viên và trồng vườn sinh thái.

Khu tập luyện của người cao tuổi

Khu tập luyện của người cao tuổi

Không ai tin rằng, chỉ trong vòng 2 năm khu đất này đã thay đổi đến vậy. Đó là chuỗi ngày người dân cùng nhau dọn rác tạo mặt bằng, trồng cây, mua sắm, lắp đặt và tự quản lý công viên. Khi không gian đủ hấp dẫn, tự khắc cộng đồng đã biến nó thành nơi chốn thuộc về mà không cần ai hô hào hay chỉ đạo. Cũng nhờ vậy, sợi dây kết nối giữa con người và vùng đất càng thêm buộc chặt.

Công viên rừng Bờ Vở Chương Dương là nơi người lớn được là trẻ con và trẻ con được là chính mình. Những đứa trẻ sống ngoài bờ đê vốn chịu thiệt thòi hơn về nhiều mặt, giờ đây đã được vui chơi đúng nghĩa, được sống gần vườn rừng và thực sự học nhiều điều từ thế giới tự nhiên mà trước đây chúng không có cơ hội.

Còn người lớn cứ tự nhiên đến công viên không cần hẹn trước mà vẫn gặp bạn và không thấy lạc lõng bao giờ.

Không gian này cũng như câu trả lời cho băn khoăn lớn của các kiến trúc sư đô thị là: “Đất đâu làm rừng trong phố?” khi thiết kế không gian đáng sống. Và càng thêm hứa hẹn hơn khi một dự án công viên mới đang thành hình sẽ kết nối 2 phường Phúc Tân và Chương Dương thành một không gian sinh thái.

Ái Kiều/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Hà Nội đang thực sự hướng tới điều gì; có mâu thuẫn gì giữa cách làm hiện tại với mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc đặt ra lâu nay?

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.