Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Vực dậy làng nghề trăm tuổi từ tài nguyên bản địa

Phương Huyền: Thứ tư 13/03/2024, 08:12 (GMT+7)

Nghề truyền thống đan đát, mây, tre đã không còn xa lạ với người dân đất Chín rồng. Trong vài năm trở lại đây, một số làng nghề đã không còn hưng thịnh như xưa và chịu tác động của nhiều yếu tố như: thị trường đầu ra, nhu cầu khách hàng, sự cạnh tranh…

Nhận thấy thực trạng đáng buồn ấy, chị Trương Thị Bạch Thủy, sinh năm 1984- người phụ nữ Khmer quê gốc Bạc Liêu đã quyết tâm thay đổi diện mạo, vực dậy làng nghề và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Vừa qua, chị đạt giải Nhất Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức. 

Chị Trương Thị Bạch Thủy quyết tâm thành lập HTX mây tre đan với khoảng 700 sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Trương Thị Bạch Thủy quyết tâm thành lập HTX mây tre đan với khoảng 700 sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chào chị Thủy, hiện nay tài nguyên từ đát, tre, trúc ở địa phương mình có nhiều không chị? Và cơ duyên nào khiến chị muốn vực dậy làng nghề truyền thống?

Nhiều em! Nghề này của ông nội mình để lại, mình là lớp kế thừa. Ngày đó, cha làm giáo viên, mẹ về làm dâu, mẹ học nghề của cha, của ông nội. Ba ngoài giờ đi dạy cũng phụ mẹ đan những sản phẩm đem đi bán. Rồi mình cũng làm luôn, mẹ hồi xưa vừa làm còn thu gom sản phẩm của làng nghề nữa.

Mình có cái duyên là sống từ nhỏ tới lớn ở làng nghề Bạc Liêu, rồi về Sóc Trăng mình phát triển thêm, không biết cái duyên hay sao nữa mà quê của mình sống ngay làng nghề. Đi về Sóc Trăng cũng sống ngay làng nghề.

Vậy từ đó chị cũng mong muốn là sẽ tạo công ăn việc làm, giúp đỡ cho bà con bằng cách thành lập HTX đúng không ?

Đúng rồi em! Thật ra là như thế này, hồi đó mình ở Bạc Liêu, mình thành lập cơ sở từ cơ sở mình lên doanh nghiệp rồi chuyển qua công ty. Từ công ty mình chuyển qua HTX luôn vì mình thấy nó mang tính cộng đồng cao. Cách hoạt động mang tính tập thể, năng suất và hiệu quả nó cao hơn, thay vì công ty và doanh nghiệp thì là cá thể thôi nó không hiệu quả bằng HTX.

Bước đầu thành lập chị đã gặp một số khó khăn, vậy chị đã từng bước giải quyết nó như thế nào?

Hồi trước giờ bà con làm nhỏ lẻ, khi thành lập HTX bà con bầu mình làm chủ nhiệm kiêm luôn hội đồng quản trị. Mình cũng nỗ lực, làm việc có trách nhiệm thì bà con mới bầu mình làm.

Điều hành công việc, lên ý tưởng cộng thêm các Ban ngành như Sở Du lịch, Sở Công thương đưa mình đi tập huấn, học hỏi những chương trình mình đi tập huấn về để áp dụng vào công việc, từng bước giải quyết mỗi cái như vậy.

PV: Ngoài những yếu tố chị chia sẻ thì chị có đặt nặng vấn đề cải tiến mẫu mã để cạnh tranh không?

Nói chung là có, tại vì bây giờ người ta có nhu cầu sống cao, không chỉ ăn ngon mặc đẹp mà còn đời sống tinh thần nữa. Phân khúc khách hàng có tiền thì càng muốn đem thiên nhiên về trong cuộc sống. Những sản phẩm, nguyên vật liệu mình làm đều từ thiên nhiên.

Cây tre từ thiên nhiên có sức ảnh hưởng cao, mình muốn thổi hồn vào nó, một biểu tượng của con người Việt Nam mình mà từ Bắc vô Nam tre rất nhiều.

Để nâng tầm cây tre thêm một bước nữa thì mình làm cho các homestay, khách sạn…theo mẫu mã, nhu cầu của họ vì như vậy thì lợi nhuận cao hơn sản phẩm thông thường.

Xin cảm ơn chị rất nhiều!

Chị Trương Thị Bạch Thủy(thứ hai từ trái qua)đạt giải Nhất cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Trương Thị Bạch Thủy(thứ hai từ trái qua)đạt giải Nhất cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề đan đát ở Bạc Liêu, ngay từ bé chị Trương Thị Bạch Thủy đã rất thạo việc. Sau giờ học chị dành thời gian đan những sản phẩm từ mây tre để cuối tuần mang ra chợ bán. Tình yêu chị dành cho các sản phẩm thủ công ngày một lớn dần. Tuy nhiên, có giai đoạn các sản phẩm đan đát thủ công đã có phần yếu thế hơn so với các mặt hàng gia dụng làm từ nhựa.

Chị Bạch Thủy cùng gia đình đã phải rời làng nghề và đến Sóc Trăng kinh doanh quán cơm. Tuy cuộc sống ổn định, nhưng chị lúc nào cũng đau đáu nhớ về nghề đan đát truyền thống của gia đình. Đến Sóc Trăng, người phụ nữ này lại có cơ duyên sống trong làng nghề đan đát, mây, tre.

Khát vọng thành lập HTX vực dậy làng nghề truyền thống có tuổi đời trăm năm của chị Bạch Thủy lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. HTX Mây tre đan Thủy Tuyết ra đời từ đó, với khoảng 700 sản phẩm cung ứng ra thị trường trong và ngoài nước.

Mỗi ngày trôi qua công việc của chị rất bận rộn nhưng người phụ nữ này lại có nhiều niềm vui, nhiều năng lượng khi nói về hành trình của mình. Sau khi đi các tỉnh để thiết kế trang trí bằng mây, tre cho nhà hàng, khách sạn thì chiều về chị lại tất tả đến các hợp tác xã đan đát để kết nối sản xuất, tiên thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho kịp tiến độ. HTX còn hỗ trợ dạy nghề cho bà con địa phương, giúp họ có công ăn việc làm ổn định, không còn chịu cảnh tha hương cầu thực như trước đây.

Chị Trương Thị Bạch Thủy- Chủ nhiệm HTX Mây tre đan Thủy Tuyết chia sẻ: "Nói về thu nhập thì những gia đình không có ruộng đất thì nghề này là thu nhập chính. Sau mỗi đợt có mẫu mã mới về thì mình lại đào tạo họ, trong khi họ có cái nền sẵn rồi thì đào tạo lại rất dễ".

Theo chị Bạch Thủy hiện nay làng nghề truyền thống với 90% thợ là đồng bào Khmer có tay nghề lâu năm, cùng với lợi thế có nhiều thợ giỏi trong làng nghề ở Sóc Trăng, HTX còn phát triển, nâng tầm cây tre bằng cách ứng dụng vào các công trình kiến trúc nhằm phát huy giá trị và bản sắc văn hóa con người Việt Nam.

Thời gian tới, chị tiếp tục đi sâu, có định hướng bài bản cho dự án khôi phục làng nghề và du lịch cộng đồng, để duy trì làng nghề truyền thống. Qua đó góp phần giới thiệu đến du khách thập phương về nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer.

Phương Huyền/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.