Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Người có công làm cho HTX Đồng Tiến “ăn nên làm ra” như hôm nay là ông Huỳnh Mừng Em. Từ một nông dân nghèo không có nổi cục đất “chọi chim”, thế nhưng qua mấy mươi năm, bằng ý chí và nghị lực của mình, ông Huỳnh Mừng Em đã đưa HTX Đồng Tiến trở thành điểm tựa cho hơn 1.000 hộ nghèo với nghề nuôi nghêu thương phẩm và nghêu giống có tiếng nhất miền Tây.
Chính ông cũng được người dân nơi đây gọi với biệt danh là “Vua nghêu xứ Bạc”.
Đang cơn nước ròng, từ xuồng khẽ chạm chân xuống bãi, một cảm giác mát mềm mịn và dịu êm như lụa. Bãi nghêu Vĩnh Thịnh bằng phẳng đến mức chạy xe máy thoải mái, nhiều phù sa và hầu như không có những mảnh vỏ nhuyễn thể nhọn sắc cắt vào thịt da.
Vừa tản bộ cùng phóng viên trên bãi nghêu chục tỷ, nông dân Trần Văn Út hồ hỡi cho biết, con nghêu Vĩnh Thịnh ăn rất ngọt, nhiều thịt và giá bán cũng cao. Để có được con nghêu như thế, nông dân ở đây đã từng đổ máu và nước mắt hằng chục năm trời. Nhưng cũng nhờ nghêu mà 552 thành viên của HTX Đồng Tiến đều đã thoát nghèo với nguồn thu nhập bình quân trên dưới 1 triệu đồng/ngày/hộ.
“Nhà tôi 4 người, đi làm một ngày ít nhất là 400 ngàn/người, có khi 500 ngàn và 600 ngàn nữa. Nuôi sống cả nhà và trang trải trong gia đình rất ổn”.
HTX Đồng Tiến thành lập năm 2006 với 1.800 hecta bãi và trên 300 thành viên nhưng số hộ nghèo chiếm tới 90%. Xã Vĩnh Thịnh hồi đó còn là một vùng bãi ngang cuộc sống đầy cơ cực. Sau 1 năm 300 thành viên lần lượt bỏ, chỉ còn 26 hộ góp vốn, tổng cộng được 26 triệu đồng.
Huyện và xã muốn vực dậy HTX Đồng Tiến không còn cách nào khác ngoài phải đi tìm một người lãnh đạo mới có tâm và có tầm. Và họ đã tìm thấy Huỳnh Mừng Em, tên thường gọi là Mừng với kinh nghiệm 20 năm làm nghề nuôi nghêu và thuyết phục anh nhận chiếc “ghế nóng” Giám đốc vào năm 2014. Khi đó “tân” lãnh đạo HTX đã thấy hết cái khó cố hữu của đơn vị này.
Ông Huỳnh Mừng Em cho biết: “Lúc đầu tay nghề của nông dân không có, không có thành viên nên vốn điều lệ không có. Khi đó tôi vào làm Giám đốc thì xác định tài sản của HTX là diện tích đất, sau đó tôi đi kêu gọi đầu tư. Mình có đất thì người ra vốn, làm ăn chia theo phần trăm. Vài năm sau có vốn cái mình mở rộng diện tích, xã viên bắt đầu tham gia lên tới 522 thành viên và vốn điều lệ hằng năm là 6 tỷ đồng”.
Giám đốc HTX Đồng Tiến bộc bạch quá trình “thay áo mới” cho HTX. Theo đó, khi mới tiếp nhận, ông đã trả lại cho xã 900 hecta để làm bãi đánh bắt tự nhiên, chỉ còn 900 hecta của HTX. Năm đầu tiên ông “trải thảm đỏ” kêu gọi nhà đầu tư vào với cam kết lời thì bên có giống được 75%, bên có bãi được 25%. Vụ đầu tiên, một nhà đầu tư đã bỏ 6 tỉ mua 600 triệu con giống thả xuống bãi.
Sau hơn 1 năm thu lời 4 tỉ, nhà đầu tư được 3 tỉ, HTX được 1 tỉ và trả cổ tức theo mức 50%/vốn góp. Qua năm sau, HTX đã có vốn, còn người dân đã thấy hiệu quả của việc nuôi nghêu nên ào ào xin vào tới 265 hộ thành viên. Tới năm thứ ba, HTX đã nghĩ ra cách tận dụng vốn hỗ trợ hộ nghèo của các thành viên, mỗi nhà được 4 triệu để góp cổ phần.
Ngoài ra, đơn vị còn vay thêm vốn của Liên minh HTX tỉnh, được thêm 2 tỉ nữa để vụ đó có 3,4 tỉ thả nửa bãi, nhà đầu tư trung thành góp 4 tỉ thả nửa bãi còn lại, tổng cộng 1,8 tỉ con giống. Cuối vụ, lời được 6 tỉ, sau khi trừ lại một phần để tái sản xuất, HTX chia cổ tức ở mức 100%. Vụ thứ tư, HTX trả cổ tức kỷ lục ở mức 180%. Vụ thứ năm, số thành viên đã tăng lên tới trên 500 hộ, được lời trên 9 tỉ, HTX trả cổ tức ở mức 100%.
Dần dà ăn nên làm ra, HTX Đồng Tiến trở thành cái “nồi cơm” của cả ngàn con người. Từ quãng 80-90% thành viên là hộ nghèo, giờ HTX chỉ còn chưa đầy 10% là hộ nghèo. Cũng chính từ kinh nghiệm mà anh Mừng đã đưa Đồng Tiến trở thành “vựa” nghêu giống có tiếng tại khu vực miền Tây:
“Ở bãi này ươm con giống rất được nên lợi thế của mình là bán con giống. Cái ưu đãi ở đây là mặt cát và thủy triều mặn quanh năm. Còn những nơi khác thì tháng 8-9 là thủy triều ngọt nên khó ươm giống lắm”.
Một mặt anh Mừng hướng dẫn nông dân nuôi trồng thủy sản, một mặt anh Mừng kiêm luôn việc tìm kiếm đầu ra cho con nghêu Đồng Tiến. Mỗi năm, HTX Đồng Tiến cung ứng trên dưới 5.000 tấn nghêu cho các thị trường miền Đông với giá 25.000 đồng/kg. Anh Huỳnh Mừng Em cho biết:
“Bạn bè, anh em các tỉnh đều về đây mua nghêu, như: Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, TP. HCM và Vũng Tàu. Mình bán nghêu giống nhiều lắm, ở Bạc Liêu chỉ riêng Đồng Tiến là quản lý 1.000 hecta, còn những nơi khác đều nuôi nhỏ lẻ nên sản lượng không bằng nơi này”.
Hiện HTX đang tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hơn 1.000 lao động và gián tiếp cũng cỡ hàng trăm. Vào vụ thu hoạch nghêu, mỗi ngày 500-700 người đổ ra bãi để khai thác 80-90 tấn giống. Không gì vui bằng đại hội chia lãi mỗi năm một lần của HTX, số người dự đông tới 150-200 thành viên. Ông Mã Quốc Thắng, PGĐ HTX Đồng Tiến cho biết:
“Với trên 500 thành viên thì HTX phân chia ra 7 ấp, mỗi ấp có một đội quản lý xã viên, đội này do anh trưởng ấp làm đội trưởng. Anh ấy là người thông báo cho bà con ngày giờ thu hoạch, lượng nhân công. Qua chuyện chia lợi nhuận thì bà con thấy HTX là điểm tựa nên rất tương trợ lẫn nhau”.
Đối với những xã viên khó khăn sẽ được giúp đỡ thêm để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, nên xã viên ai cũng xem hợp tác xã là nhà của mình. Từ đó, ra sức gìn giữ, bảo vệ khu vực nuôi nghêu; không còn tình trạng phá, cướp nghêu như nhiều nơi khác. Các mô hình nuôi nghêu theo hình thức hợp tác xã trên vùng đất bãi bồi ngày càng phát huy được hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội. Từ những đóng góp đó, Ông Huỳnh Mừng Em nhận được giải thưởng Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
Từng là người không có nổi cục đất “chọi chim”, thế nhưng qua mấy mươi năm, bằng ý chí và nghị lực của mình, với mô hình nuôi nghêu thịt, nuôi nghêu giống, ông Huỳnh Mừng Em đã vươn lên trở thành tỷ phú ở vùng đất ven biển Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu – và cùng là người đỡ đầu cho hàng trăm hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc ở địa phương vươn lên làm giàu.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.