Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Vì sao Paris cấm xe điện dùng chung?

Thái Sơn: Thứ hai 07/11/2022, 06:23 (GMT+7)

Trong bối cảnh các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm thường rơi vào cảnh ùn tắc, quá tải trong giờ cao điểm, những chiếc scooter điện trở thành sự lựa chọn ưa thích đối với nhiều người.

Tuy nhiên, tại thủ đô Paris, Pháp, xe scooter điện xuất hiện không ít mặt trái bất cập khiến chính quyền mới đây phải lên kế hoạch hạn chế, thậm chí có thể ngừng dịch vụ này.

Đối với nhiều người đi làm ở thủ đô Paris, Pháp, những chiếc scooter điện đang trở thành phương tiện giao thông lý tưởng, nhất là khi tàu điện ngầm luôn chật cứng hành khách, còn xe buýt cũng thường rơi vào cảnh ùn tắc trong giờ cao điểm.

Một số người cho biết, nhờ ưu thế nhỏ gọn, tốc độ di chuyển khá nhanh, có thể đi trên hè, xe scooter (có thiết kế như một loại ván trượt, chạy điện) giúp họ đến công sở và các cuộc hẹn đúng giờ hơn.

Anh Christope Odri, một người dân Paris chia sẻ: “Hình thức di chuyển này rất linh hoạt. Tôi thấy mình như trở lại thời còn là một đứa trẻ, cảm giác khi đi bằng scooter rất thoải mái”.

Theo anh Christope, đi bằng xe scooter điện không chỉ tốt cho môi trường mà còn rẻ hơn nhiều so với các hình thức vận tải khác. Ngoài ra, cách tiếp cận dịch vụ cũng vô cùng đơn giản khi chỉ cần mở ứng dụng trên điện thoại để tìm địa điểm có xe, sau đó quét mã rồi lấy phương tiện sử dụng.

Không chỉ người dân, nhiều khách du lịch đến Paris cũng đặc biệt ưa thích xe scooter, bởi phương thức này giúp họ tham quan thành phố dễ dàng hơn.

Một du khách chia sẻ: “Phương tiện này giúp chúng tôi dễ dàng tham quan Paris, lướt dọc sông Seine, ngắm tháp Eiffel, đặc biệt xe scooter có thể di chuyển khá nhanh”.

Một phụ nữ lái scooter gần Eiffel - Ảnh AFP

Một phụ nữ lái scooter gần Eiffel - Ảnh AFP

Theo số liệu từ 3 đơn vị khai thác xe scooter điện lớn nhất Paris là Dott, Lime và TIER, chỉ tính riêng trong tháng 9/2022, có hơn 450.000 người sử dụng dịch vụ. Trung bình cứ 4 giây lại có một chiếc xe scooter được sử dụng.

Các nhà khai thác cho biết, số lượng khách đi xe scooter đang có xu hướng ngày càng tăng trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn và giá xăng, dầu thế giới liên tục biến động.

Khảo sát gần đây cho thấy, 88% người dân Paris coi xe scooter là một phần của phương tiện giao thông hàng ngày. Hơn 50% thường xuyên sử dụng scooter điện, trong đó khách hàng độ tuổi từ 18-34 chiếm 82%.

Nhu cầu lớn khiến dịch vụ chia sẻ xe scooter ở Paris có thời điểm bùng nổ, với hàng chục công ty tham gia thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng cũng khiến xe scooter trở thành vấn đề đối với an toàn giao thông, với chính người sử dụng và khách đi bộ trên hè.

Phóng viên Susanna Dorhage của đài DW News thông tin: “Xe scooter có thể trở thành mối nguy hiểm nếu bạn không biết điều khiển. Ngoài ra, một số người còn chạy quá tốc độ. Mới đây, một tài xế taxi đã ghi lại cảnh một người điều khiển scooter chạy với vận tốc lên tới 85 km/h”.

Thống kê cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2021, xe scooter liên quan đến gần 300 vụ tai nạn giao thông ở Paris, khiến 329 người bị thương và 2 người thiệt mạng.

Một tài xế ô tô cho biết, nguyên nhân một phần đến từ ý thức người điều khiển scooter: “Những người điều khiển scooter dường như phớt lờ luật giao thông, họ không hiểu rằng mình được đi ở đâu, có được đi vào làn xe buýt hay phải đội mũ bảo hiểm hay không, điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn giao thông”.

Xe scooter nằm trên vỉa hè bên ngoài một ga tàu điện ngầm ở Paris - Ảnh AP

Xe scooter nằm trên vỉa hè bên ngoài một ga tàu điện ngầm ở Paris - Ảnh AP

 

Không chỉ tài xế ô tô bị người điều khiển scooter lấn làn, những người đi bộ cũng ngán ngẩm với tình trạng xe scooter để lộn xộn thậm chí vứt bỏ bừa bãi trên hè và nguy cơ va chạm giao thông.

Một người dân bày tỏ: “Khi đèn tín hiệu báo người đi bộ được qua đường, những chiếc scooter cũng lao vụt sang và va chạm có thể xảy đến bất cứ lúc nào”.

Để kiểm soát hoạt động của xe scooter, chính quyền Paris mới đây yêu cầu các nhà khai thác phải đưa ra các biện pháp hạn chế việc để xe ẩu, đồng thời đảm bảo người dùng hành xử một cách văn minh và có trách nhiệm.

Ông Emmanuel Gregoire, Phó thị trưởng Paris cho biết: “Chúng tôi sẽ không cho scooter đi trên vỉa hè và xử lý nghiêm những trường hợp gây nguy hiểm cho người đi bộ. Chúng tôi cũng cam kết dừng việc đậu xe bừa bãi ở những không gian công cộng, cản trở người đi bộ trên hè”.

Chính quyền Paris cảnh báo, nếu không giải quyết được những bất cập, xe scooter có thể bị cấm hoạt động khi hợp đồng của các đơn vị khai thác hết hạn vào tháng 2/2023.

Sở GTVT Hà Nội mới đây chấp thuận đề xuất triển khai thí điểm “Mô hình xe điện 2 bánh kết nối phương tiện vận tải hành khách công cộng tuyến BRT: Từ nhà chờ BRT Văn Khê đến Trung tâm thương mại Aeon mall Hà Đông”.

Theo Sở GTVT Hà Nội, đây được xem là giải pháp tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Việc thí điểm xe điện hai bánh giúp hành khách hình thành thói quen sử dụng các loại phương tiện giao thông xanh, đồng thời nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

Trong khi đó, tại TP.HCM Tập đoàn Trí Nam (chủ đầu tư dự án xe đạp công cộng) cũng dự kiến bổ sung loại hình xe đạp điện hoạt động tại khu vực trung tâm thành phố.

Đặt nhiều kỳ vọng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao, nhiều người điều khiển phương tiện chưa tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, vẫn còn hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...

Do vậy, khi xe đạp công cộng được đưa vào hoạt động, bức tranh giao thông chưa chắc đã bớt rối ren khi người điều khiển xe đạp vẫn giữ thói quen cũ. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.