Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Vì sao nhiều trường Đại học bỏ phương thức tuyển sinh bằng học bạ?

Hải Hà - Quách Đồng: Thứ hai 27/05/2024, 08:36 (GMT+7)

Trong kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2024- 2025, một số trường Đại học (ĐH) như: Kinh tế quốc dân, Y Hà Nội, Luật TP.HCM không xét tuyển bằng học bạ, trong khi trường ĐH Ngoại thương bổ sung thêm điều kiện đối với phương thức xét học bạ THPT năm 2024. Vì sao các trường bỏ phương thức xét học bạ?

Sau khi tham khảo một số phương án tuyển sinh đại học của các trường Đại Học, chị Nguyễn Hạnh Minh có con năm nay vào Đại học đã từ bỏ phương án xét tuyển vào đại học bằng học bạ do thấy mặt bằng điểm học bạ của nhiều thí sinh quá cao.

Chị Minh phản ánh những bất cập hiện nay trong các phương thức xét tuyển đại học: "Các học sinh ở trường chuyên, khả năng học hoàn toàn khác so với các học sinh ở trường bình thường, nhưng điểm số của các cháu khả năng để đạt điểm cao rất khó. Nếu mà sang học trường bình thường điểm số sẽ khác.

Không thể nói 10 điểm ở trường chuyên bằng 10 điểm ở trường bình thường được. Nó rất khác nhau, sự so sánh đấy là khập khễnh".

Hiện nay các em học sinh có thể thực hiện đồng thời 2 phương thức xét tuyển bằng học bạ và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp, nên để đánh giá chất lượng sinh viên tuyển sinh bằng học bạ cần có dữ liệu đầy đủ để đối sánh

Hiện nay các em học sinh có thể thực hiện đồng thời 2 phương thức xét tuyển bằng học bạ và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp, nên để đánh giá chất lượng sinh viên tuyển sinh bằng học bạ cần có dữ liệu đầy đủ để đối sánh

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương cho hay, trường đang duy trì 6 phương thức xét tuyển, bao gồm: xét tuyển bằng học bạ; kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với học bạ; kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT; sử dụng hoàn toàn kết quả thi tốt nghiệp THPT; sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. HCM và xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục.

Điểm mới trong phương thức tuyển sinh năm nay là nhà trường bổ sung thêm điều kiện trong phương thức tuyển sinh bằng học bạ. Việc xét tuyển học bạ chỉ áp dụng đối với nhóm học sinh đã được chọn lọc, đã tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Hội thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, Học sinh giỏi tỉnh và học sinh các khối chuyên và có tổ hợp thi tốt nghiệp THPT đạt từ 24 điểm trở lên.

Trong đó chỉ tiêu xét tuyển học bạ đối với học sinh chọn lọc chiếm khoảng hơn 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của nhà trường.

"Để xác định một phương thức xét tuyển sinh nào mới, hoặc xây dựng và duy trì nó thì năm nào nhà trường cũng phải phân tích kết quả học tập của các phương thức và nếu như có những dấu hiệu bất ổn.

Đối với phương thức xét tuyển học bạ thì các bạn đã thể hiện năng lực rất tốt, các bạn đã thể hiện những tố chất rất nổi trội ở những  mặt nhất định. Chuyên thì phải đúng hệ chuyên, chứ cận chuyên cũng không lấy, và chuyên các môn không thuộc các môn xét tuyển của trường cũng không lấy", PGS.TS Vũ Thị Hiền cho biết

TS Quách Hoài Nam, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang cho biết, hiện nay các em học sinh có thể thực hiện đồng thời 2 phương thức xét tuyển bằng học bạ và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp, nên để đánh giá chất lượng sinh viên tuyển sinh bằng học bạ cần có dữ liệu đầy đủ để đối sánh.

Trường ĐH Nha Trang tuyển sinh đại học bằng 4 phương thức xét tuyển, trong đó phương thức xét tuyển bằng học bạ (kết quả học tập 6 học kỳ ở cấp THPT với tổ hợp 4 môn học) đang chiếm tỷ lệ khoảng 40%, tương đương 1.600 học sinh.

Thầy Nam chia sẻ về xu hướng tuyển sinh trong thời gian tới:"Nói rằng học bạ không phản ánh hoàn toàn chất lượng học của các em cũng không hoàn toàn đúng vì xem kết quả điểm thi của các em tương ứng như thế nào xuất phát từ thực tế, có một số trường hợp sinh viên có kết quả học tập không tương thích với kết quả học bạ và kết quả đánh giá ở các trường phổ thông không đồng đều nhau,từ  năm 2025 Nhà trường đã công bố phương án xét tuyển. Theo đó kết quả học tập của THPT chỉ là một điều kiện cần, điều kiện đủ vẫn là dựa vào kết quả đánh giá năng lực".

Do Việt Nam chưa có hệ thống kiểm định chặt chẽ chất lượng của các trường THPT nên xảy ra tình trạng mỗi trường có cách chấm điểm, quản lý chất lượng riêng, chưa tạo được sự công bằng khi xét tuyển đại học bằng phương thức học bạ

Do Việt Nam chưa có hệ thống kiểm định chặt chẽ chất lượng của các trường THPT nên xảy ra tình trạng mỗi trường có cách chấm điểm, quản lý chất lượng riêng, chưa tạo được sự công bằng khi xét tuyển đại học bằng phương thức học bạ

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục  Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá năng lực học tập bằng kết quả học bạ là cách tư duy đánh giá quá trình học tập của học sinh, chứ không đánh giá đầu vào và chỉ dựa vào điểm số. Phương thức xét tuyển này nếu làm đúng sẽ đem lại hiệu quả, song thực tế triển khai có một số khác biệt:

"Khi mà đánh giá điểm số của học sinh trong quá trình học cấp 3 nó không theo một barem nào cụ thể và không tương đương nhau ở các trường khác nhau, các vùng miền khác nhau dẫn đến độ tin cậy và hiệu lực của điểm xét kết quả trung học phổ thông không hoàn toàn chính xác và có độ tin cậy cao".

Cũng theo PGS. TS Trần Thành Nam, hiện nay một số trường có xu hướng là giảm tỷ lệ xét tuyển đại học bằng học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp. Thay vào đó, nhiều trường dựa trên kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá năng lực tư duy nhằm lựa chọn những học sinh phù hợp.

Đơn cử như Kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia tập trung vào 2 nội dung đánh giá năng lực tư duy định lượng (tư duy số, lo gic, trừu tượng và năng lực tư duy định tính (tư duy ngôn ngữ, tư duy trong mối quan hệ xã hội)

Sở dĩ, phương thức tuyển sinh bằng học bạ thời gian qua chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng, theo TS Lê Viết Khuyến, Hội khuyến học Việt Nam là do Việt Nam chưa có hệ thống kiểm định chặt chẽ chất lượng của các trường THPT nên xảy ra tình trạng mỗi trường có cách chấm điểm, quản lý chất lượng riêng, chưa tạo được sự công bằng khi xét tuyển đại học bằng phương thức học bạ.

TS Lê Viết Khuyến nêu ý kiến: "Tôi không phản đối mà tôi cho rằng việc áp dụng trong điều kiện hiện nay là không phù hợp. Hiện nay nhiều trường trên thế giới cũng áp dụng phương thức tuyển sinh bằng học bạ nhưng trong trường hợp xã hội, môi trường giáo dục hình thành văn hóa chất lượng.

Việt Nam chưa có văn hóa chất lượng. Thứ hai họ có hệ thống kiểm định rất nghiêm túc, rất chặt chẽ đối với trường phổ thông, cho nên mức độ quản lý chặt chẽ trường đó đồng đều như nhau, không có tình trạng chỗ này cho điểm chặt chỗ kia cho điểm lỏng".

Phương thức xét tuyển học bạ theo nhiều trường là phương thức phù hợp, thuận tiện, giảm áp lực và chủ động được phần nào số lượng thí sinh trúng tuyển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phương thức này cũng bộc lộ một số bất cập (Ảnh: VGP)

Phương thức xét tuyển học bạ theo nhiều trường là phương thức phù hợp, thuận tiện, giảm áp lực và chủ động được phần nào số lượng thí sinh trúng tuyển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phương thức này cũng bộc lộ một số bất cập (Ảnh: VGP)

Tuyển sinh đầu vào đại học có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội trong tương lai. Bởi vậy, nếu không có những phương án tuyển sinh tốt để lựa chọn những học sinh có tố chất, kỹ năng phù hợp với các ngành học, không chỉ ảnh hưởng đến nghề nghiệp của các em trong tương lai mà còn có thể gây lãng phí cho nhà trường, gia đình và xã hội.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: "Đa dạng hóa phương thức tuyển sinh để phù hợp với mục tiêu"

Theo thông báo mới nhất của Đại học Luật Hà Nội, mức điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của trường đối với ngành Luật Kinh tế cao nhất 30/30 điểm đối với tổ hợp Toán, Lý, Hóa (A0) và Toán, Lý, Anh (A01) và mức thấp nhất là 26,76 điểm.

Mức điểm chuẩn này đối với nhiều thí sinh đang theo học ở các trường chuyên, trường top đầu của Hà Nội khó có thể đạt được do các em khó có thể đạt được bảng điểm đẹp và không có điểm ưu tiên.

Phương thức xét tuyển học bạ theo nhiều trường là phương thức phù hợp, thuận tiện, giảm áp lực và chủ động được phần nào số lượng thí sinh trúng tuyển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phương thức này cũng bộc lộ một số bất cập.

Chẳng hạn, tại một số trường THPT, một số địa phương có tình trạng “làm đẹp học bạ” để chạy theo thành tích. Hệ quả là nhiều học sinh đỗ vào các trường ĐH Top đầu nhưng không đủ khả năng để theo các chương trình học.

Mặt khác, những bảng điểm có điểm số cao, gần như tuyệt đối ở nhiều trường, nhiều địa phương có chất lượng giáo dục không đồng đều sẽ “không công bằng” và không phân loại thí sinh. Bởi lẽ, chất lượng giảng dạy và học tập của mỗi trường khác nhau và hệ thống quản lý giám sát chất lượng chưa thống nhất. Điều này còn đẩy điểm trúng tuyển ở mức rất cao, phi thực tế. 

Ngoài ra, xét tuyển bằng học bạ còn khiến nhiều trường đại học còn gặp nhiều khó khăn trong việc lọc thí sinh ảo.

Vậy, có nên tiếp tục giữ phương thức tuyển sinh bằng học bạ hay không?

Tuyển sinh đại học dù bằng phương thức tuyển sinh nào cũng hướng đến lựa chọn những thí sinh đầu vào có kiến thức, kỹ năng phù hợp để đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội trong tương lai (Ảnh: CAND)

Tuyển sinh đại học dù bằng phương thức tuyển sinh nào cũng hướng đến lựa chọn những thí sinh đầu vào có kiến thức, kỹ năng phù hợp để đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội trong tương lai (Ảnh: CAND)

Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh phổ biến trong những năm gần đây. Theo phân tích kết quả tuyển sinh đại học của Bộ giáo dục và đào tạo ở hai phương thức là xét tuyển bằng học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT, nếu tính về điểm thi tốt nghiệp THPT ở hai nhóm thí sinh trúng tuyển bằng điểm học bạ và bằng điểm thi tốt nghiệp THPT có sự chênh lệch lớn, đến 3 điểm thi.

Trong khi đối sánh kết quả học tập THPT, tỉ lệ chênh lệch khoảng 1 điểm. Như vậy, điểm thi tốt nghiệp THPT có tính phân loại cao hơn.

Xét tuyển đại học bằng phương thức học bạ sẽ chỉ thực sự hiệu quả và công bằng khi thước đo học bạ là thước đo dùng chung cho tất cả các trường, các địa phương. Ở đó, chất lượng đào tạo và giáo dục của các trường được giám sát, quản lý bởi một hệ thống giám sát nghiêm ngặt và chặt chẽ đồng đều giữa các địa phương.

Các giáo viên, học sinh ở các trường đều đề cao học thực chất thay vì chạy theo thành tích. Có như vậy, việc xét tuyển bằng học bạ mới đảm bảo công bằng, minh bạch và đủ độ tin cậy.

Còn nếu không, các trường Đại học cần phải đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh đại học, giảm dần tỷ lệ tuyển sinh đại học bằng học bạ hoặc bổ sung các điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng thí sinh đầu vào.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2022, số lượng thí sinh nhập học bằng phương thức xét tuyển này là gần 40% và tỷ lệ này giảm xuống 30,24% vào năm 2023, chưa bao gồm các phương thức kết hợp điểm học bạ và các tiêu chí khác.

Một số chuyên gia giáo dục, nhiều trường có xu hướng giảm tỷ lệ thí sinh tuyển sinh bằng phương thức này và thay thế bằng những phương thức mới, hiệu quả và chính xác hơn.

Hiện nay phương thức xét tuyển bằng đánh giá năng lực hoăc đánh giá năng lực tư duy mới chiếm tỷ lệ khiêm tốn 3% nhưng dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới do những phương thức này giúp lựa chọn được những thí sinh phù hợp với yêu cầu đạo tạo và kiến thức và kỹ năng cho từng ngành học.

Tuyển sinh đại học dù bằng phương thức tuyển sinh nào cũng hướng đến lựa chọn những thí sinh đầu vào có kiến thức, kỹ năng phù hợp để đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội trong tương lai.

Do vậy, các trường Đại học cần có sự phân tích, đánh giá và đối sánh dữ liệu tuyển sinh để đưa ra những phương thức tuyển sinh phù hợp, giảm dần tiến tới loại bỏ những phương thức tuyển sinh không đảm bảo công bằng, minh bạch.

Hải Hà - Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thấy gì sau 1 tháng CSGT Hà Nội triển khai 5 tổ công tác đặc biệt?

Thấy gì sau 1 tháng CSGT Hà Nội triển khai 5 tổ công tác đặc biệt?

Sau hơn 30 ngày, 5 tổ công tác đặc biệt của Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) đã linh hoạt triển khai nhiệm vụ vào các khung giờ cao điểm, trên các tuyến đường huyết mạch của của nội đô.

Nút giao Kim Đồng – Giải Phóng: Căng mình phân làn vẫn không hết ùn tắc

Nút giao Kim Đồng – Giải Phóng: Căng mình phân làn vẫn không hết ùn tắc

Tình trạng ùn tắc, bụi bẩn và tiềm ẩn mất nguy cơ gây ATGT trong thời gian qua đã được Kênh VOV Giao thông phản ánh nhiều lần thế nhưng vẫn chưa được khắc phục, dẫn đến việc di chuyển qua nút giao này như một cực hình…

Hà Nội sống và yêu: Mùa hè, dấu ấn khó phai

Hà Nội sống và yêu: Mùa hè, dấu ấn khó phai

Khi nhắc tới vẻ đẹp bốn mùa Hà Nội rất ít người liên tưởng tới mùa Hè. Nhưng kỳ thực, mùa Hè Hà Nội cũng thật đẹp. Bạn có bao giờ tự hỏi những sắc màu mùa hè đã tô điểm cho thành phố và con người Hà Nội thế nào…?

Nhức nhối tình trạng xe máy, xe ba gác ở Vành đai 2 trên cao

Nhức nhối tình trạng xe máy, xe ba gác ở Vành đai 2 trên cao

Sẽ không quá lời nếu nói tình trạng xe máy di chuyển lên Vành đai 2 trên cao tại thủ đô Hà Nội là vấn đề nhức nhối, bởi ngoài việc VOV Giao thông liên tiếp nhận phản ánh của thính giả, mức độ vi phạm còn có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng.

Giải đua Victory Challenge Sailun Cup 2024 chính thức khởi tranh

Giải đua Victory Challenge Sailun Cup 2024 chính thức khởi tranh

Sáng ngày 21/6, Lễ khai mạc Giải đua xe ô tô địa hình Chinh phục thử thách - Victory Challenge Sailun Cup 2024 đã chính thức diễn ra tại Nghinh Lương Đình, TP Huế.

TP.HCM chủ động các kịch bản đối phó với dịch sởi

TP.HCM chủ động các kịch bản đối phó với dịch sởi

Mới đây, TP.HCM liên tiếp ghi nhận 9 ca bệnh sởi, hầu hết chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Đây cũng chính là điểm lo ngại mà nhiều chuyên gia đã cảnh báo ở những mùa dịch trước đó.

Bangkok có “bí mật tỷ đô” mà Hà Nội lãng quên (Kỳ 1): Ưu tiên cao độ bộ hành, giao thông công cộng

Bangkok có “bí mật tỷ đô” mà Hà Nội lãng quên (Kỳ 1): Ưu tiên cao độ bộ hành, giao thông công cộng

Từ năm 2023 đến nay, Bangkok (Thái Lan) bùng nổ du lịch, là thành phố số 1 thế giới về điểm đến, doanh thu đạt tới 15 tỷ USD/năm. Đáng chú ý, toàn bộ hệ thống giao thông Bangkok ưu tiên tuyệt đối cho bộ hành và giao thông công cộng, thứ mà 23 triệu khách quốc tế đến đây đều phụ thuộc.