Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Uống rượu bia gây tai nạn và chống người thi hành công vụ: Xét xử kịp thời để tạo tính răn đe

Nhất Hoàng - Trọng Điển: Thứ tư 08/03/2023, 14:32 (GMT+7)

Ngoài việc xử lý nghiêm lái xe sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông và hành vi chống người thi hành công vụ, cũng cần đưa ra những vụ án xét xử kịp thời các đối tượng để phòng ngừa, răn đe chung cho toàn xã hội.

Hiện trường vụ tai nạn khiến 5 người bị thương ở Thủ Đức. Ảnh CACC

Hiện trường vụ tai nạn khiến 5 người bị thương ở Thủ Đức. Ảnh CACC

Tối ngày 26/2, nam tài xế điều khiển xe ô tô 7 chỗ chạy trên đường Thống Nhất hướng từ đường Đặng Văn Bi về chợ Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Khi đến giao lộ Thống Nhất – Einstein (thuộc phường Bình Thọ, ô tô tông hai xe máy, khiến 5 người bị thương.

Đáng nói là sau khi gây tai nạn, tài xế khai đã lái xe về nhà cách đó 200m rồi để một người khác chạy ôtô quay lại hiện trường. Lực lượng chức năng đã tìm đến nhà tài xế gây tai nạn. Bước đầu, tài xế khai đã có uống rượu bia.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, chiều ngày 18/2, tài xế Nguyễn Văn Tuấn (33 tuổi) chạy xe ô tô trên đường Hương lộ 2. Khi đến ấp Nam (xã Hòa Long thành phố Bà Rịa) thì đâm vào xe máy do anh 1 người đàn ông điều khiển chở theo con gái (13 tuổi), đang lưu thông theo hướng ngược lại khiến 2 người đi xe máy tử vong.

Bước đầu, cảnh sát giao thông nhận định nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do tài xế có sử dụng bia rượu và lái xe mất tập trung. Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Bà Rịa đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với tài xế Tuấn.

Đây chỉ là 2 trong số nhiều vụ tại nạn giao thông có liên quan đến việc lái xe có uống rượu bia khi điều khiển phương tiện.

Còn tại TP.HCM, năm 2022, công an thành phố đã xử lý hơn 55.500 vụ vi phạm về nồng độ cồn, phạt hành chính hơn 400 tỷ đồng. Riêng trong đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông từ ngày 15/11/2022 đến 5/2/2023, Công an TP đã xử lý hơn 17.400 vụ vi phạm về nồng độ cồn, giữ hơn 16.400 phương tiện vi phạm, tước 11.055 giấy phép lái, xử phạt các trường hợp vi phạm nồng độ cồn hơn 66 tỷ đồng.

Thượng tá Nguyễn Văn Bình (Phó trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM) thông tin thêm: “Công an thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố trong công tác tuần tra kiểm soát  xử lý chuyên đề về nồng độ cồn và chất kích thích trên địa bàn thành phố, tập trung vào một số tuyến đường chính, khu vực có những nhà hàng, những cơ sở kinh doanh có bán rượu bia và các chất kích thích”.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an, trong khoảng gần 2 tháng trở lại đây trên toàn quốc đã xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia gây ra. Trong đó có 14 vụ gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết 14 người, bị thương 8 người, 11 vụ ít nghiêm trọng và va chạm giao thông làm bị thương 10 người.

Con số trên cho thấy, việc nhiều người coi thường pháp luật, sử dụng rượu, bia nhưng vẫn lái xe chưa chấm dứt...

“Bữa nay sinh nhật em, em có uống 3 lon à. Tại bữa nay sinh nhật em rồi có mời mấy anh em đi rồi cùng có uống ít à, không có uống nhiều…”, một người dân phân trần.  

Không ít trường hợp có hành vi chống đối lực lượng chức năng, thậm chí gây ra tai nạn đối với người thi hành công vụ (Ảnh minh họa)

Không ít trường hợp có hành vi chống đối lực lượng chức năng, thậm chí gây ra tai nạn đối với người thi hành công vụ (Ảnh minh họa)

Ngoài vi phạm nồng độ cồn có diễn biến phức tạp, không ít trường hợp có hành vi chống đối lực lượng chức năng, thậm chí gây ra tai nạn đối với người thi hành công vụ. Điển hình như ngày 6/2/2023, tổ công tác của Công an tỉnh Lào Cai tiến hành kiểm tra, kiểm soát xử lý chuyên đề vi phạm nồng độ cồn tại đường Trần Hưng Đạo phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy với tốc độ cao có biểu hiện say rượu và không chấp hành hiệu lệnh mà đâm thẳng vào Thiếu tá Quách Văn Trường khiến anh bị thương nặng.

Mới đây tại Đồng Nai, Công an TP Biên Hòa đã tạm giữ Thạch Anh Bằng (19 tuổi, quê Sóc Trăng) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Bằng là tài xế tông gãy chân Đại úy Lê Ngọc Bảo Châu (cán bộ Cục CSGT).

Theo thống kê của Công an TP.HCM, từ năm 2022 đến đầu tháng 3 năm 2023, lực lượng chức năng đã xử lý 14 vụ liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ.

Thượng tá Lê Mạnh Hà (Phó Trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM), Công an Thành phố đã triển khai giải pháp đẩy mạnh, đa dạng các hình thức tuyên truyền. Ngoài ra, tăng cường các giải pháp xử lý  hành vi chống người thi hành công vụ, nhất là yêu cầu cán bộ chiến sĩ công an khi thực thi công vụ phải giữ vững tư cách, tác phong chuẩn mực theo quy định.

“Trang bị đầy đủ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng tuần tra kiểm soát, phối hợp với các lực lượng kiên quyết ngăn chặn ngay từ đầu, không để phát sinh các vụ việc phức tạp. Bố trí các đội hình tuần tra kiểm soát, kết hợp với cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự để xử lý. Thứ tư là trang bị hệ thống camera body ghi nhận các hình ảnh của các hoạt động tuần tra kiểm soát phục vụ cho việc xử lý. Cuối cùng là gắn công tác tuyên truyền với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, chống người thi hành công vụ", Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết.

Rõ ràng, mặc dù mức phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông hiện nay được đánh giá ở mức cao, song tình trạng lái xe vi phạm nồng độ cồn và gây tai nạn giao thông vẫn còn xảy ra, đặc biệt là tình trạng chống đối lực lượng chức năng. Số vụ chống người thi hành công vụ đang có chiều hướng gia tăng, thể hiện sự manh động, côn đồ và sự coi thường pháp luật của các đối tượng vi phạm.

Do đó, cần phải đưa ra những vụ án xét xử kịp thời các đối tượng để phòng ngừa, răn đe chung cho toàn xã hội. Mặt khác, khi việc xử phạt được thực hiện trên tinh thần không có vùng cấm, không thể can thiệp; đồng thời thông báo tới đông đảo nhân dân được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng.

untitled-1129

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: “Cần xử lý nghiêm hành vi uống rượu bia gây tai nạn và chống người thi hành công vụ”.

Cách đây khoảng 4 năm, những ngày đầu áp dụng Nghị định 100 của Chính phủ về xử phạt người điều khiển vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, nhất là lái xe khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép; hầu hết mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành.

Tại các buổi họp mặt, liên hoan, sinh nhật; đám tiệc, cưới hỏi, người lái xe ô tô hay chạy xe gắn máy mà chúng tôi quan sát đều chủ động không sử dụng rượu, bia thức uống có cồn trong bữa ăn. Mọi người đều có chung quan điểm là sợ bị phạt nặng khi phải ra đường điều khiển phương tiện. Đây là tín hiệu tích cực; chứng tỏ khi chế tài được ban hành, kèm theo việc truyền thông, phổ biến; nhất là việc thực thi triệt để đối với các lỗi vi phạm, chính là áp lực buộc các chủ phương tiện phải chấp hành nghiêm chỉnh.

Tuy nhiên, thói quen tốt này cũng chẳng duy trì được lâu; tình trạng uống rượu bia rồi vẫn lái xe diễn ra phổ biển; thậm chí có nơi còn trầm trọng hơn. Các tai nạn đau lòng dẫn đến chết người khiển phương tiện có sử dụng rượu bia tiếp tục xảy ra; không đủ sức ngăn cản các tay lái để cho” ma men” dẫn đường.

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là việc thực thi xử lý ở nhiều nơi có phần lơi lỏng. Người sử dụng rượu bia có phần xem thường, bất chấp. Việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chế tài xử phạt cũng không được duy trì thường xuyên, khiến ý thức tự giác của người tham gia giao thông ngày càng kém; những cuộc nhậu liên miên với nhiều người trở thành thói quen xấu. Nguy hiểm hơn là họ tiếp tục tự lái xe, chạy xe trong trạng thái không tỉnh táo, khó tập trung, cá biệt có người còn say mềm, không xuống được xe.

Hậu quả là có quá nhiều những cái chết thương tâm; đau đớn đến thấu trời đất do người điều khiển xe có sử dụng rượu bia gây ra hoặc tự gây ra cho chính mình. Nhiều người bị tước đi mạng sống oan uổng; hoặc bị tàn tật suốt đời chỉ vì sử dụng rượu bia vẫn chạy xe. Khi tỉnh táo, đa số những người gây tai nạn đều ân hận, xót xa nhưng đều quá muộn vì hậu quả họ gây ra quá lớn; gần như không có gì khắc phục nổi.

Một lý lẽ mà nhiều người hiện nay cũng đưa ra là dù có uống rượu bia nhưng khi lái xe thật cẩn thận, thật chậm thì cũng không đáng ngại. Điều này là hoàn toàn ngụy biện vì có thể khi có rượu bia sẽ cố gắng điều khiển phương tiện một cách an toàn nhưng trên suốt đường đi sẽ có biết bao sự cố xảy ra đến từ khách quan. Nhất là các phương tiện khác đâm va vào mình, người đã uống rượu bia sẽ không đủ tỉnh táo để xử lý tình huống.

Hậu quả là tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra; gây bao hệ lụy. Đó là chưa kể, nhiều chủ phương tiện, cậy thế ỷ lại, quen biết, khi bị xử lý thì tìm cách gọi trợ giúp,giải cứu; có trường hợp còn tấn công lại người thi hành công vụ,bất chấp luật pháp. Trong thực thi công vụ, lực lượng chức năng đôi khi cũng du di và cũng có trường hợp cá biệt nhũng nhiễu, tiêu cực để bỏ qua lỗi vi phạm. Đây là những mặt trái cần khắc phục ngay trong thời gian tới.

Hiện nay, lực lượng cảnh sát giao thông và các lực lượng từ trung ương đến địa phương đang tập trung thực hiện các đợt tuần tra, kiểm soát, xử lý không có vùng cấm với người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia. Các đợt kiểm soát này phần nào đang lập lại trật tự; khiến các lái xe e ngại mỗi khi sử dụng rượu bia.

Do vậy, không chỉ làm theo đợt, theo phong trào mà làm liên tục, thường xuyên để mọi người đều phải hiểu rõ khi vi phạm sẽ bị xử lý rất nghiêm. Để những người khác cũng không ép được người điều khiển phương tiện uống bia, uống rượu. Tất cả mọi người khi đã vào bàn tiệc đều thấm nhuần câu: đã uống rượu bia thì không lái xe.

Cùng với đó là đẩy mạnh truyền thông để mọi người hiểu rõ tác hại của rượu bia đang gây gánh nặng quá lớn với đủ các nguy cơ rình rập bất cứ ai nếu cố tình điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

 

Nhất Hoàng - Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người dân nâng cao ý thức từ khi áp dụng Nghị định 168

Người dân nâng cao ý thức từ khi áp dụng Nghị định 168

Hơn 8.000 vi phạm bị phát hiện lập biên bản. Trong đó, gần 2.000 phương tiện bị tạm giữ, hơn 1.000 giấy phép lái xe bị tước và bị trừ điểm giấy phép lái xe. Đây là con số sau 10 ngày thực hiện Nghị định 168 về tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Bến xe miền Tây đã sẵn phương án phục vụ dịp Tết Ất Tỵ

Bến xe miền Tây đã sẵn phương án phục vụ dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết nguyên đán năm nay, người lao động được nghỉ 9 ngày, dự báo lượng khách đi lại qua bến xe Miền Tây sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngày cao điểm 27 tháng Chạp, bến xe phục vụ lượng khách nhiều nhất lên tới hơn 62.000 ngàn người.

Mùa Xuân trên phố

Mùa Xuân trên phố

Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, những cành đào thắm, quất vàng rực rỡ đã lác đác xuất hiện trên phố, đường phố trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn, mọi người bắt đầu tranh thủ đi sắm tết khi hôm nay đã là ngày Rằm tháng Chạp...

Việt Nam được gì sau 6 năm gia nhập CPTPP?

Việt Nam được gì sau 6 năm gia nhập CPTPP?

Sau 6 năm gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hàng hóa Việt Nam đã được tiếp cận với một số thị trường mới. Tuy nhiên, để tối ưu hóa tiềm năng của hiệp định này còn rất nhiều việc phải làm.

Siết quản lý thuế với bán hàng online

Siết quản lý thuế với bán hàng online

Trong năm 2025 này, ngành thuế đang có những biện pháp “siết” quản lý thuế với bán hàng online.

Lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật

Lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật

Thầy Trần Đình Vương (70 tuổi) và rất nhiều các thầy cô giáo khác đã nghỉ hưu tại Quảng Ngãi, dù tóc điểm bạc màu, nhưng trái tim vẫn tràn đầy nhiệt huyết soi sáng hi vọng cho những cô cậu học trò đặc biệt. Đó là những bạn nhỏ khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn.

Định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID

Định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử (TMĐT) để định danh người bán trên các sàn TMĐT thông qua VneID.