Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Từ sản vật địa phương đến con đường làm giàu bền vững

Trần Thanh Phê - Trần Mộng Toàn: Thứ hai 25/12/2023, 09:48 (GMT+7)

Trăn trở làm sao để đưa đặc sản tôm, cua Cà Mau quê nhà đến được với nhiều người khách hàng hơn, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân không phải bỏ xứ đi làm ăn xa, chị Mai Thị Thùy Trang đã quyết định táo bạo bỏ phố về quê gây dựng sự nghiệp.

Chị Trang đã lập nên HTX Tài Thịnh Phát Farm chú trọng đầu tư công nghệ vào chế biến sâu. Đây cũng là một trong những bước đi hiệu quả, bảo đảm môi trường trong quá trình sản xuất.

Chị Mai Thị Thùy Trang, Giám đốc HTX Tài Thịnh Phát Farm

Chị Mai Thị Thùy Trang, Giám đốc HTX Tài Thịnh Phát Farm

PV: Chào chị Trang, trước hết chị có thể chia sẻ về cơ duyên chuyển sang làm kinh tế nông nghiệp của mình?

Cơ duyên mình về quê trong lần thai sản, gần ở quê là vùng nguyên liệu của Năm Căn bây giờ, họ nuôi trồng tôm tự nhiên với tán rừng. Mình tiếp cận và nghe họ chia sẻ những tâm tư và mình hiểu được vùng đó có diện tích nuôi trồng rừng và tôm rất trù phú và chất lượng nhưng gặp nhiều khó khăn.

Người nông dân có những hạn chế là không định hướng được mình sẽ làm gì, làm theo quán tính cứ thấy nhà người ta bỏ tôm, nuôi tôm thì mình cứ làm nhưng không kiểm soát được chất lượng, không xây dựng được quy trình rõ ràng và tạo nên chất lượng khác biệt.

Năm 2018, mình nghỉ việc và mình định hướng với mô hình là từ cơ sở và muốn phát triển những sản phẩm ở địa phương.

PV: HTX Tài Thịnh Phát Farm đã xây dựng vùng nguyên liệu bền vững bằng cách nào?

Tài Thịnh Phát đã có những sản phẩm tôm khô ăn liền trực tiếp, mùi vị của nó vẫn thơm, ngọt, tăng thêm giá trị vừa giải quyết vấn đề công ăn việc làm và người dân địa phương không phải bỏ xứ ra đi để lại những đứa con cho ông bà già và mất đi tình thương của gia đình.

Hiện tại, mình đã làm được điều đó với mô hình 150ha, 70 hộ dân và giúp cho 40 lao động phụ nữ của xã và mong muốn là xây dựng vùng đó nuôi trồng thủy sản tôm bền vững và cùng những đơn vị bán hàng để ngồi lại với nhau có những câu chuyện là tôi có sản phẩm chất lượng như thế này, anh bán hàng như thế nào để đến tay người tiêu dùng chất lượng hoàn hảo nhất.

PV: Được biết cua, tôm của HTX được canh tác theo hướng tự nhiên, đảm bảo các yếu tố về môi trường. Chị có chia sẻ gì về điều này?

Mình định hướng cho người dân là họ sẽ gìn giữ hệ sinh thái rừng, nghĩa là đất của anh nhưng em chọn con giống, tiêu chí chọn con giống cua, dưới đất là trồng rừng ngập mặn, anh phải trồng giữ rừng, không có cắt rừng sau 10 năm và vị trí rừng đó nằm ở vị trí cống để lượng nước từ kênh công cộng vào anh lấy vào trữ nước sao đó anh đưa vào Farm mình nuôi, cua vẫn tự nhiên, không cho ăn gì cả.

PV: Vấn đề nuôi, quản lý vùng nuôi tránh việc xung đột là yếu tố quan trọng. Chị có chia sẻ gì về việc này?

Vừa biến đổi khí hậu vừa ô nhiễm gây rất nhiều gắt gao cho vùng đó, trước đây vùng đó 400 hộ đó, ông A thích nuôi công nghiệp, ông B thích nuôi tự nhiên ở gần nhau thì anh thấy bị ảnh hưởng rất nhiều nhưng sau một thời gian thì tụi mình cũng cố gắng và vùng đó được tỉnh ngăn cách không được nuôi công nghiệp chen lẫn.

PV: Việc thay đổi tư duy trong sản xuất cho nông dân vốn dĩ không phải dễ dàng. Chị đã thực hiện như thế nào?

Dạ đúng rất khó khăn, bạn biết văn hóa của người quê mà. Mình là người nhỏ tuổi, là phụ nữ nữa, nó sẽ khó. Cái gì làm cũng khó nhưng mà mình phải quyết tâm với mục tiêu của mình đã đặt ra.

Mình nói thật, trong khi sản xuất sản phẩm, mình luôn đặt vấn đề làm sao nó ngon nhất để thể hiện bản chất của sản phẩm và nó đi xa, nó thể hiện được vùng đất ở đó chứ không phải là người ta ăn ngon lúc đó thì thôi mà phải nói à cái vùng đó là của Cà Mau, của người Cà Mau là tụi mình đã thành công.

Đôi lúc tụi mình sản xuất ra mặc dù là không lời giai đoạn đầu nhưng mà từ từ mình sẽ có những cái lợi. Lợi nhất là công ăn việc làm. Cái thứ hai là thể hiện chất lượng sản phẩm cho một vùng đó.

PV: Cảm ơn chị Trang với những chia sẻ vừa rồi.

Vùng nuôi của HTX Tài Thịnh Phát

Vùng nuôi của HTX Tài Thịnh Phát

"Quản lý từ con giống, chỉ có thả giống rồi nó sống tự nhiên thì theo chu kỳ con nước rầm và 30 mình sẽ sổ nước ra giống như cái nhà mình có cửa, mình chặn lưới, giống như đặc thù ở đó con tôm sú là mình thả giống, con cua thả giống còn lại là tự môi trường sinh, nó tự sinh ra giống như tôm đất nè, tôm bạt, tôm thẻ chân đỏ là hoàn toàn tự nhiên, khi thu hoạch làm sao có chất lượng khác biệt".

"HTX của Chị Trang đã giải quyết việc làm cho nhiều bà con khó khăn ở địa phương, ai cũng mừng".

Là người tiên phong mở rộng thị trường, với chị Trang khó khăn là điều không tránh khỏi. Ban đầu, để vận động bà con chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng sạch, HTX của chị gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ tích cực vận động, khuyến khích bà con áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất chị đã nhận được cái gật đầu của bà con trong vùng. Hiện tại, từ 7 thành viên chính thức ban đầu, đến nay, HTX có vùng nguyên liệu ổn định với hơn 50 thành viên liên kết sản xuất.

Không can thiệp thô bạo vào tự nhiên, chị Trang và bà con trong HTX xây dựng quy trình canh tác khép kín và tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm. Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong rừng ngập mặn, tôm sú, tôm đất, tôm thẻ, cua và các loại cá thiên nhiên hoàn toàn được HTX nuôi tự nhiên theo mô hình truyền thống nên hải sản ở đây có thịt thơm, săn chắc.

Chị Trang cho hay: "Giá mà nông dân bán cho HTX cao hơn 5-10% giá thị trường. Họ sản xuất theo quy trình, ví dụ như bà con nào có tiền để trả liền thì sẽ trả còn không thì sẽ trừ vào khi thu mua nguyên liệu cho HTX. Mô hình HTX giống như một công ty cổ phần, giống như con cua là, chị định hướng cho người dân môi trường là gì, định hướng môi trường là gì để họ hiểu cái dây trói không sử dụng dây vải, phải sử dụng dây nào để làm sao khi họ sàng lọc ra những tiêu chuẩn chọn nguyên liệu thì họ giao đến cho HTX thì HTX vẫn có đội ngũ trong nông hộ đó, họ sản xuất".

Thịt cua Cà Mau sau khi được bóc tách

Thịt cua Cà Mau sau khi được bóc tách

Chưa dừng lại ở đó, chị Trang còn sử dụng năng lượng mặt trời giúp không khí thải ra môi trường không độc hại, quy trình vận hành thiết bị được tự động hóa, giảm tác động điều khiển bằng tay của nhân công.

Có nhân lực, vùng nguyên liệu thì sản phẩm chất lượng luôn là điều chị Trang đặt lên hàng đầu. Đơn cử như thịt cua sau khi tách thịt không sử dụng chất bảo quản, cấp đông đúng quy trình giúp cho sản phẩm có hạn sử dụng lên đến 1 năm, chất lượng chỉ giảm từ 2% đến 4% so với cua tươi sống ăn trực tiếp. Ngoài bán các sản phẩm từ cua, tôm cho hợp tác xã, các thành viên và hộ dân liên kết còn có thể kiếm thu nhập 4 - 6 triệu đồng mỗi tháng từ nghề lột vỏ cua.

Mỗi tháng, Hợp tác xã Tài Thịnh Phát Farm sơ chế từ 500 đến 1.000 kg cua, đạt lợi nhuận từ 30 đến 40 triệu đồng. Hiện tại, bên cạnh sản phẩm thịt cua, hợp tác xã này còn phát triển nhiều sản phẩm khác từ tôm cua có chứng nhận kiểm nghiệm của các cơ quan chuyên môn và được cấp giấy phép, chứng nhận an toàn thực phẩm, được tiêu thụ ở các siêu thị, các chợ trong nước.

Chị Thùy Trang chia sẻ: "Hiện tại, đối với cua sống, mình đang đi thị trường ngoài nước nhưng mà đi tiểu ngạch Singapore. Còn những sản phẩm giống như tôm khô, chà bông thì mình đem hệ thống Aeon trong nước. Và tôm khô thì mình làm OM cho Aeon để họ đi theo chuỗi, An Nam hoặc là chuỗi cửa hàng chế biến. Hiện tại, cua của mình thì cung cấp cho hệ thống nhà hàng".

Ngoài bán cua tươi sống, HTX Tài Thịnh Phát Farm còn chế biến sản phẩm thịt cua sinh thái. Ảnh: Báo Cà Mau

Ngoài bán cua tươi sống, HTX Tài Thịnh Phát Farm còn chế biến sản phẩm thịt cua sinh thái. Ảnh: Báo Cà Mau

Cũng theo chị Thùy Trang, HTX Tài Thịnh Phát Farm mong muốn hướng đến xây dựng cộng đồng vùng nuôi trồng bền vững của vùng ngập mặn, tạo ra hệ sinh thái trong lành mạnh cũng như hỗ trợ bà con nuôi tôm dưới tán rừng phát triển.

Tính đến tháng 9/2023, HTX Tài Thịnh Phát Farm đã có 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao. Ngoài ra, 2 sản phẩm của HTX là Tôm khô sinh thái được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021 và Thịt cua sinh thái được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực đồng bằng Sông Cửu Long năm 2022.

Ngoài ra, HTX còn được cấp giấy chứng nhận HACCP và có chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm tôm sú với diện tích 50 ha. Từ đó, thương hiệu và sản phẩm chế biến từ sản vật bản địa của vùng đất Năm Căn, Cà Mau dần có chỗ đứng ở các cửa hàng, siêu thị lớn ở nhiều tỉnh, thành phố và xuất khẩu.

Rời văn phòng máy lạnh để bước ra khoác áo làm nông dân là quyết định không phải ai cũng dám làm. Nhưng với chị Trang, chính niềm tin, dám nghĩ dám làm và dám chấp thất bại đã giúp chị thu được trái ngọt của hôm nay. Với người phụ nữ này, những thành quả của hiện tại, chính là chất xúc tác tuyệt vời để chị và bà con trong HTX tiếp tục nỗ lực cố gắng như chị quan niệm “phải đặt mình ở vị trí người tiêu dùng khó tính nhất thì lúc đó mình mới làm được sản phẩm tốt nhất”.

 

Trần Thanh Phê - Trần Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.