Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Tư duy “vào biên chế là ở nhà nước suốt đời” đã không còn phổ biến

Chu Đức: Chủ nhật 16/03/2025, 08:43 (GMT+7)

Mới đây, các đại biểu quốc hội tiếp tục đề cập việc đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng việc quản lý bằng hiệu quả công việc, bỏ tư duy “biên chế suốt đời” với mô hình lao động có thời hạn, dựa trên cơ chế đánh giá minh bạch, loại bỏ những cá nhân trì trệ, lười sáng tạo.

Xung quanh nội dung này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Ngô Dương, chuyên gia chính sách:

PV: Thực tế, từ tháng 7/2020, đã không còn “viên chức suốt đời”, người tuyển dụng mới vào nhà nước chỉ có hợp đồng có thời hạn. Tuy nhiên, vào nhà nước vẫn là một công việc ổn định theo suy nghĩ của nhiều người. Theo ông, cần nhìn nhận tư duy này thế nào?

Ông Ngô Dương: Thực ra, tư duy làm việc cho nhà nước là công việc có tính chất ổn định, khó có thể thay đổi đã tồn tại từ lâu. Không riêng nước ta, nước nào cũng thế thôi, đã làm việc cho Chính phủ thì là ổn định, một số nơi còn đảm bảo về thu nhập, vị trí việc làm.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa vị trí đó không thể bị thay đổi. Mặc dù anh làm tốt, nhưng do điều kiện vị trí đó phải thay đổi, anh có thể sẽ không còn cần thiết cho công việc đó nữa. Việc dừng lại ấy có sự đảm bảo, không như bảo hiểm thất nghiệp đâu.

Ảnh minh hoạ: Báo Phụ nữ

Ảnh minh hoạ: Báo Phụ nữ

Chủ trương, phương án chúng ta đã xây dựng từ lâu, đó là đề án xây dựng vị trí việc làm của công chức, viên chức. Nhưng nguồn ngân sách chi trả cho vị trí việc làm có lẽ khá cao nên bị tạm dừng lại. Đây là biểu hiện, chúng ta đã chuẩn bị rằng, ai cũng có thể thay đổi, vị trí nào cũng thế nếu không đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Chưa nói vi phạm, yếu kém, chỉ nói về việc hoàn thành công việc thôi.

Công chức, viên chức đã chuẩn bị tâm lý rồi, nếu 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì có thể chấm dứt hợp đồng làm việc, nhận quyết định thôi việc. Tôi cho rằng, bản thân các công chức, viên chức họ không có tư tưởng như vậy đâu. Tư duy này chỉ có thể ở những người hợp đồng, chuẩn bị vào biên chế. Tư duy “biên chế là vào nhà nước suốt đời” đã không còn phổ biến nữa.

PV:Trong làn sóng tinh giản trong khối nhà nước đang diễn ra, một số công chức, viên chức buộc phải thay đổi môi trường làm việc. Và tới đây, việc này có lẽ sẽ trở nên tương đối bình thường. Theo ông, người nhà nước có lợi thế và những hạn chế nào khi gia nhập thị trường lao động?

Ông Ngô Dương: Có những cá nhân xuất sắc bỏ nhà nước, ra ngoài làm rất thành công. Nhưng có những người không được như vậy. Có lợi hay bất lợi thì cần phải làm dữ liệu điều tra. Nhưng xét mặt định tính, những người kinh qua các công việc trong nhà nước, họ hiểu biết hơn về các dịch vụ công, thông thạo thủ tục hành chính. Khi ra khu vực tư, họ có thể làm việc có liên quan đến thủ tục đó, có thể giúp các doanh nghiệp tổ chức thuận lợi hơn trong lĩnh vực đó.

Tuy nhiên, thị trường lao động rất khốc liệt. Người ta tuyển anh vào không chỉ làm mỗi việc đấy. Và như vậy, với công việc có tính chất lặp lại, phạm vi không rộng như trước đây ở cơ quan nhà nước, họ ra thị trường lao động sẽ khó khăn. Kinh nghiệm của họ không phải ở nhiều loại dịch vụ công khác nhau.

Nếu những người vốn dĩ có kinh nghiệm, thói quen thành nếp có công việc phạm vi hẹp thì đó là bất lợi. Nếu họ không bảo vệ được vị trí việc làm trong nhà nước, thì cũng rất khó để đảm bảo tìm kiếm công việc phù hợp bên ngoài. Dĩ nhiên, có những công chức trẻ tuổi kiến thức tốt về pháp luật, hành chính, quản lý, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, công cụ văn phòng, họ hoàn toàn có thể thích nghi được.

PV: Cảm ơn chia sẻ của ông!

Ảnh minh hoạ: Báo Lao động

Ảnh minh hoạ: Báo Lao động

Nhiều người làm việc trong khối nhà nước, khi ra thị trường lao động đã phải đi học những kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu công việc. Cùng với cuộc cách mạng tinh giản, làm nhà nước không còn mặc định là một công việc ổn định suốt đời, điểm tích cực là thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới, trau dồi và phấn đấu hoàn thiện, nâng cấp bản thân của những công chức, viên chức.

Dần dần, sự trì trệ, thiếu năng động, chây ì sẽ bị đẩy lùi để hệ thống thực sự làm việc tinh gọn và hiệu quả.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thu nhập khủng, cá nhân kinh doanh xe điện trẻ em bất chấp lệnh cấm

Thu nhập khủng, cá nhân kinh doanh xe điện trẻ em bất chấp lệnh cấm

Như VOV Giao thông quốc gia đã từng đề cập về thực trạng kinh doanh xe điện trẻ em ở không gian đi bộ Hồ Gươm không chỉ gây nhếch nhác, ảnh hưởng tới bộ mặt của Thủ đô mà còn khiến người dân và du khách lo lắng.

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.

Du khách đến TP.HCM dịp lễ 30/4 cần lưu ý gì khi đang vào đợt nắng nóng gay gắt?

Du khách đến TP.HCM dịp lễ 30/4 cần lưu ý gì khi đang vào đợt nắng nóng gay gắt?

Gần tới ngày 30/4 dự báo rất đông du khách trong và ngoài nước sẽ đến TP.HCM tham quan du lịch, tham dự những sự kiện lớn nhân 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thời điểm này trùng với đợt nắng nóng gay gắt của Nam bộ, thời tiết sẽ chuyển mùa kèm theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

Mỹ tăng thuế, bất động sản Việt Nam ảnh hưởng ra sao?

Mỹ tăng thuế, bất động sản Việt Nam ảnh hưởng ra sao?

Việc Mỹ tăng cường áp thuế đối ứng với nhiều nền kinh tế lớn đang khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển, kéo theo những tác động không nhỏ tới thị trường bất động sản Việt Nam. Từ khu công nghiệp đến nhà ở, thương mại – mỗi phân khúc có thể đứng trước sức ép phải điều chỉnh chiến lược.

Sở hữu hệ thống metro dài thứ ba thế giới, người dân Ấn Độ vẫn “hờ hững” với metro

Sở hữu hệ thống metro dài thứ ba thế giới, người dân Ấn Độ vẫn “hờ hững” với metro

Một nghiên cứu mới đây cho thấy 7/13 hệ thống tàu metro tại Ấn Độ đang gặp khó khăn khi thậm chí không đạt nổi 10% số lượng hành khách ước tính. Đây là một con số đáng báo động đối với những dự án tiêu tốn hàng chục tỷ rupee. Vậy điều gì đang cản trở người dân đô thị sử dụng metro?

Lạc lối ở Ngõ Văn Chương

Lạc lối ở Ngõ Văn Chương

Ngõ Văn Chương, nằm trong phường Văn Chương, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Gọi là ngõ nhưng thực chất đây là một khu dân cư với hàng ngàn hộ dân sinh sống. Điều đặc biệt ở ngõ này là vẫn còn rất nhiều những ngôi nhà tập thể cũ 2 tầng. Với hệ thống ngõ ngách chằng chịt, dễ lạc lối với người lạ...