Ngược dòng thế giới, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn cao chót vót
Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt nhưng giá vàng miếng SJC vẫn rất cao, bán ra 86 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 85,8 triệu đồng/lượng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nỗi lo học phí đang trở thành gánh nặng với rất nhiều gia đình trong bối cảnh nhiều trường đại học trên cả nước đang có xu hướng tăng học phí. Theo khảo sát của phóng viên VOV Giao thông, một số chuyên ngành đã tăng học phí gấp hơn 1,5-2 lần so với năm học trước.
Ở khu vực phía Bắc, từ năm học 2022 – 2023, Trường ĐH Luật Hà Nội thông báo học phí hệ đại trà là 572.000 đồng/tín chỉ, gấp đôi so với năm học trước. Tương tự, trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng dự kiến tăng học phí là 42 triệu đồng/năm, so với 35 triệu đồng/năm của năm học trước.
Trong khi đó, ở khu vực phía Nam, ĐH Luật TP.HCM công bố học phí năm 2022 hệ đại trà các ngành luật, luật thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh có mức học phí là 31,25 triệu đồng/năm, tăng 13,25 triệu đồng so với năm trước.
Đáng chú ý, Trường ĐH Y dược Cần Thơ. Học phí khóa tuyển 2022 của trường cao nhất 44,1 triệu đồng/năm, thấp nhất 29,4 triệu đồng/năm tùy ngành. So với khóa tuyển 2021, học phí các ngành y, dược và răng hàm mặt năm nay tăng gần 20 triệu đồng.
Đứng trước viễn cảnh có thể gặp khó khăn về rào cản học phí, Việt Hoàng, sinh viên Học viện Nông nghiệp ở Hà Nội chia sẻ: “Em thấy các anh chị học trước đây khoảng 5-10 năm, học phí rất rẻ, kể cả các môn phải học lại thì cũng không cao chóng mặt như hiện nay. Nhà em cũng không có điều kiện kinh tế tốt, nên học phí hiện đã khá cao, mà dự kiến sẽ tăng tiếp qua từng năm thế này tất nhiên là rất áp lực”.
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và đào tạo, nguồn thu của các trường đại học hiện nay chủ yếu vẫn là từ học phí. Các nguồn thu từ dịch vụ khác chiếm tỉ lệ rất thấp. Cũng bởi thế mà nhiều người e ngại, khi thực hiện tự chủ đại học, đồng nghĩa với việc nguồn tài chính từ ngân sách giảm dần, các trường phải “tự bơi” và gánh nặng tài chính sẽ đè lên vai sinh viên.
Là một trong 23 trường đại học thực hiện thí điểm tự chủ từ cách đây 7 năm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, năm học 2022-2023 sẽ chính thức điều chỉnh học phí, nhưng chỉ tăng nhẹ khoảng 2 triệu đồng so với năm trước, với cam kết không vượt quá mức 10%/năm đến năm 2025.
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội nhìn nhận, quan niệm tự chủ đại học gắn liền với tự chủ tự chủ tài chính là không hoàn toàn chính xác. Tự chủ đại học nghĩa là các cơ sở giáo dục căn cứ vào nội lực của mình có thể đảm bảo tự chủ việc chi thường xuyên cho con người gồm thầy, trò và một phần liên quan đến đào tạo, nhưng với một số ngành nghề có ý nghĩa lớn với sự phát triển của quốc gia thì vẫn phải cần sự đầu tư của Nhà nước.
Với kinh nghiệm thực hiện tự chủ từ nhiều năm nay, lãnh đạo trường Đại học Bách Khoa cho rằng, để phát triển vững mạnh, trường không chỉ trông chờ nguồn thu từ học phí mà còn tận dụng hiệu quả nguồn kinh phí từ các dự án tài trợ như của Chính phủ, quốc tế, các dự án nghiên cứu…
"Chúng tôi phát triển những chương trình đào tạo phù hợp với sự phát triển của thế giới đồng thời tăng học phí để có trách nhiệm của nhà trường lẫn người học. Thứ hai là tranh thủ tất cả đề án, dự án từ các nguồn lực nước ngoài. Ví dụ: Jica của Nhật Bản, Hàn Quốc, All Bank ADB. Trường Bách khoa Hà Nội xây dựng những đề án phát triển nhà trường theo các lĩnh vực tương ứng”.
Trong khi đó, là một trong ba đại học vùng của đất nước, có không ít sinh viên là người dân tộc thiểu số, khó khăn về tài chính, Đại học Thái Nguyên, với 8 trường trực thuộc, trên 54 nghìn sinh viên, cũng phải xoay sở trước nhiều khó khăn.
GS.TS Phạm Hồng Quang - Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho biêt: Hiện nay tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học vùng sâu, vùng xa thuộc 62 huyện nghèo mà có nhu cầu tham gia giáo dục đại học rất thấp. Bởi vì các em đang có nhu cầu học nghề để có việc làm và thu nhập. Do đó, Đảng, Nhà nước cần có đầu tư lớn, đặc biệt là giáo dục miền núi và dân tộc vùng sâu, vùng khó khăn và đây là chiến lược phát triển bền vững cho vùng.
“Tôi nghĩ rằng trong nghiên cứu của chúng tôi trong tương lai sẽ cố gắng mô tả công bố được giá định mức để đào tạo và trên cơ sở đó chúng ta mới coi học phí chỉ là một nguồn có nhiều nguồn khác từ doanh nghiệp từ gia đình và hỗ trợ của các đơn vị tài trợ khác. Tự chủ là một quá trình tự mình vươn lên trên cơ sở pháp luật và đóng góp trí tuệ nội lực thì sẽ thành công", TS Phạm Hồng Quang nói.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn thừa nhận khó khăn chung của tự chủ đại học, ngoài năng lực quản trị, còn đến từ thực trạng các cơ sở giáo dục đại học còn thiếu thốn về điều kiện cơ sở vật chất cũng như yếu về nền tảng năng lực tài chính, trong khi ngân sách nhà nước cấp cho lĩnh vực giáo dục đại học cũng ở mức rất thấp, thấp nhiều lần so với mức trung bình các nước trong khu vực.
“Các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là công lập mà không còn nhận ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên và chi đầu tư thì phải định hướng tới những chương trình đào tạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học. Cơ cấu về kinh phí, cơ cấu về tài chính cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu học phí. Họ ít được nguồn khai thác từ hoạt động học nghề dịch vụ”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chia sẻ những giải pháp Bộ GD-ĐT đang thực hiện để gỡ khó trong vấn đề tự chủ đại học: “Chúng tôi đề xuất trước hết là Chính phủ chỉ đạo để các bộ, ngành phối hợp đặc biệt là Bộ Tài chính để làm sao có lộ trình từng bước nâng cao tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, phải có lộ trình tăng trong một vài năm tới làm sao tăng bằng mức trung bình trong khu vực.
Thứ hai, cần phải đổi mới cơ chế phân bổ hiện đúng tinh thần của Nghị quyết của Đảng, cũng như là Luật giáo dục đại học năm 2018. Chúng ta đổi mới cơ chế phân bổ tài chính phân bổ ngân sách nhà nước, chứ không phải cắt giảm ngân sách nhà nước. Khi đổi mới này thì việc đầu tư phải đi vào hiệu quả nhất, cạnh tranh theo năng lực và kết quả hoạt động”.
Tự chủ đại học là một trong những bước đi cần thiết nhằm cải cách giáo dục theo hướng hiện đại, chất lượng, thế nhưng, để triển khai có hiệu quả rất cần sự đầu tư, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm từ chính các trường đại học cũng như sự hỗ trợ, giám sát từ phía nhà nước.
Mời quý vị đến với góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận với nhan đề “Tự chủ để hấp dẫn, dễ thu hút đầu tư hơn”.
Trong một hội nghị về tự chủ đại học, một câu hỏi gây ám ảnh với các hiệu trưởng nhất, đó là “Tự chủ có phải cắt hết ngân sách từ nhà nước?”.
Thực tế, đây là một hiểu nhầm nghiêm trọng từ phía các trường đại học, lẫn một bộ phận người thực thi chính sách về tài chính đại học.
Một lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã trả lời dứt khoát: “Tự chủ tài chính không có nghĩa là nhà nước sẽ cắt ngân sách và các trường phải tự túc”.
Vậy cần phải hiểu tự chủ đại học như thế nào đây?
Mục tiêu của tự chủ đại học là để phát huy được nội lực, sức mạnh của cả hệ thống cũng như của từng đơn vị trong một trường, tới tận cá nhân giảng viên, làm sao mà mục tiêu cuối cùng là các trường đại học thu được thêm nguồn lực và nâng cao được chất lượng đào tạo.
Trên thực tế, những trường đang tự chủ đại học thuận lợi cũng là những trường có chất lượng đào tạo tốt, hợp tác liên kết có hiệu quả với các đơn vị trong và ngoài nước, tạo được thương hiệu uy tín trong xã hội. Và chính những trường này, tuy đã có thể giảm lệ thuộc vào ngân sách nhưng cũng nhận được số ngân sách rót về thuộc nhóm dẫn đầu.
Sở dĩ như vậy là bởi khi một cơ sở giáo dục đại học sử dụng nguồn lực từ nhà nước hay xã hội tốt hơn, hiệu quả hơn, thì chính Nhà nước sẽ đóng vai trò là chủ đầu tư, nhận thấy hiệu quả suất đầu tư được đảm bảo, đem lại lợi ích cho quốc gia, thì sẽ đầu tư nhiều hơn cho cơ sở đó. Có thể là thông qua các dự án nghiên cứu, đào tạo, thực hành theo đơn đặt hàng, chuyển giao công nghệ, hoặc các đề án khoa học tầm cỡ quốc gia.
Do đó, tư duy trường nào làm tốt rồi, “sống khỏe” rồi thì ưu tiên ngân sách cho nơi khó khăn thực tế là không chính xác. Và thực tế, Luật giáo dục đại học 2018 quy định rõ, Nhà nước chỉ thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách, chứ không phải Nhà nước giảm vai trò trong việc cấp ngân sách và đầu tư vào các trường đại học.
Vướng mắc ở đây là các ngành đào tạo có nhu cầu rất khác nhau về cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị. Việc thực thi chính sách tiếp cận bình đẳng từ tất cả các bên, sự minh bạch trong phân bổ ngân sách cũng cần được cải thiện. Vì hiện rất nhiều lãng phí đã xảy ra ở việc sử dụng, vận hành các khoa, chuyên ngành chủ yếu xuất phát từ sự buông lỏng quản lý, thiếu sâu sát và quản trị cơ chế tài chính yếu kém.
Xét ở tầm vĩ mô, việc phân bổ ngân sách là của Chính phủ. Chính phủ cần tăng chi cho giáo dục tương xứng với nhu cầu về nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội theo đúng các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra.
Xét ở tầm cụ thể, việc thu hút ngân sách và các nguồn lực bên ngoài là nhiệm vụ sống còn của các trường đại học. Tự chủ buộc họ phải đổi mới toàn diện về tư duy, cách vận hành hệ thống, vận hành từng cá nhân trong hệ thống đó để thương hiệu của họ hấp dẫn hơn, thu hút hơn, chất lượng hơn. Bởi thế mà có chuyên gia ví von, “điều hành một trường đại học thật sự hiệu quả thì người đứng đầu không chỉ là hiệu trưởng mà còn là một CEO đúng nghĩa”.
Tự chủ buộc các trường đại học phải tinh gọn bộ máy, tối ưu hóa các công đoạn, cắt bỏ những khoa, lớp đào tạo không hiệu quả, tăng cường đầu tư cho các chuyên khoa mũi nhọn, mang tính chiến lược và hiệu quả hơn.
“Hữu xạ tự nhiên hương”, chân lý này luôn đúng với mọi ngành, không riêng gì giáo dục đào tạo. Khi các trường đại học đủ tốt, đủ tự tin, họ sẽ khiến Nhà nước, các tổ chức xã hội cảm thấy muốn, thấy cần và nên đầu tư.
Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt nhưng giá vàng miếng SJC vẫn rất cao, bán ra 86 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 85,8 triệu đồng/lượng.
Vào trung tuần tháng 9/2024, VOV Giao thông phát sóng loạt phóng sự “Dấu hiệu một siêu lừa và những giấc mơ bị đánh cắp của người già”, đề cập những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các công ty An toàn thực phẩm, AT Bank trụ sở ở Cầu Giấy do ông giám đốc Nguyễn Đức Toản đại diện.
Suốt nhiều năm qua, khu vực ngõ 381 Nguyễn Khang nối từ phố Nguyễn Khang đến Khu đô thị mới Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên trong cảnh ùn tắc, đặc biệt vào khung giờ cao điểm. Mặt đường hư hỏng, không khí thì bụi gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân quanh đây.
Bình quân mỗi người dân Hà Nội có 3 m2 diện tích không gian công cộng. Riêng quận Hoàn Kiếm, mỗi người dân chỉ có khoảng 0,1 m2. Không chỉ thiếu không gian công cộng, mà các công viên, vườn hoa trong thành phố rất khó cho người khuyết tật tiếp cận.
Sự việc hàng vạn người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự mới khai trương phần nào cho thấy tình trạng thiếu điểm vui chơi công cộng tại thủ đô chưa có nhiều cải thiện. Trong khi đó, nhiều bảo tàng cũ hay một số tuyến phố đi bộ mới… lại rơi vào tình trạng đìu hiu, vắng khách.
Dự án xây dựng đường từ phố Vũ Quỳnh đến đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng (đường Vũ Quỳnh kéo dài) có chiều dài 1,4km là tuyến đường quan trọng của quận Nam Từ Liêm. Công trình được khởi công từ năm 2020, dự kiến hoàn thành sau 450 ngày.
Hội An là một thành phố du lịch có nghề “may nóng” nổi tiếng trong và ngoài nước. Cũng vì thế mà mỗi ngày phố cổ Hội An có lượng vải thừa thải ra rất nhiều.