Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Từ 01/7/2025: Mặt hàng phân bón chịu thuế giá trị gia tăng 5%

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ sáu 24/01/2025, 19:50 (GMT+7)

Phân bón đã được đưa vào danh sách chịu mức thuế suất 5% từ ngày 01 – 07 – 2025 khi Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) có hiệu lực.

Hiệp hội phân bón Việt Nam và nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, thuế đồng tình với việc phân bốn thuộc diện chịu thuế GTGT 5%, nhằm hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước. 

VIỆC ÁP THUẾ GTGT 5% SẼ GIÚP DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO DÂY CHUYỂN SẢN XUẤT MỚI 

Hiệp hội phân bón Việt Nam hiện có hơn 100 thành viên là doanh nghiệp sản xuất phân bón, chiếm hơn 70% thị phần phân bón trên thị trường. Trong 10 năm gần đây, kể từ khi Luật Thuế GTGT có hiệu lực năm 2014, việc đầu tư mới cho các dây chuyền sản xuất và ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp phân bón bị chậm lại. Một số nhà máy phân bón lớn là thành viên của Hiệp hội dây chuyền sản xuất vẫn rất lạc hậu.

Để giúp các doanh nghiệp phân bón trong nước cải thiện dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ, cũng như quá trình nghiên cứu, cải thiện sản phẩm, cần có sự điều chỉnh về thuế GTGT theo hướng đưa thuế GTGT từ diện không chịu thuế về diện chịu thuế GTGT 5%. 

Ảnh minh họa: Vietnam+

Ảnh minh họa: Vietnam+

Ông Lê Văn Ngân - Chánh Văn phòng Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, việc áp thuế GTGT 5% sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước được khấu trừ đầu vào, doanh nghiệp sẽ có động lực đầu tư vào dây chuyền sản suất mới, hiện đại:

"Các đơn vị sản xuất phân bón trên thế giới ứng dụng khoa học công nghệ rất tiên tiến, hiện đại, giúp tăng năng suất sản xuất, giảm chi phí giá thành sản phẩm. Do đó, khi áp dụng quy định thuế GTGT 5% chắc chắn doanh nghiệp sẽ đầu tư vào công nghệ, từ đó giúp Việt Nam có thêm các sản phẩm phân bón thế hệ mới, phân bón công nghệ cao và phân bón thân thiện với môi trường. Việc điều chỉnh thuế GTGT từ 0% lên 5% là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp có động lực để đổi mới công nghệ".

Theo ông Trịnh Xuân An - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, thuế GTGT với phân bón có giá trị không chỉ dừng lại ở mặt kinh tế mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác, vì vậy cần lắng nghe ý kiến góp ý từ các chuyên gia, các đánh giá dưới góc độ khoa học để có sự thống nhất cao:

"Cái mà chúng ta phải giải quyết bài toán ở đây là liệu chúng ta đưa nó từ không chịu thuế lên chịu thuế 5% thì nó có làm tăng giá sản phẩm, nó có ảnh hưởng bất lợi đến người nông dân hay không, đối với nông nghiệp hay không; Thế rồi nó có bị các doanh nghiệp sản xuất phân bón lợi dụng chuyện đó để tăng giá, để gây ra những cái bất lợi cho nông sản không.

Tôi thấy rằng cái này đã được phân tích rất rõ trong báo cáo với những số liệu rất chi tiết người dân được gì, ngân sách được gì; hai nữa là doanh nghiệp nhập khẩu thì người ta cũng sẽ phải bình đẳng với doanh nghiệp trong nước".

Ảnh minh họa: Vietnam+

Ảnh minh họa: Vietnam+

GIÚP NÔNG SẢN VIỆT KHÔNG THIỆT THÒI TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 

Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, việc mặt hàng phân bón không phải chịu thuế GTGT là không phù hợp bởi tất cả các loại hàng hoá đưa vào sử dụng trong nền kinh tế quốc dân đều phải chịu thuế GTGT để đảm bảo tính công bằng. Trên thực tế việc áp thuế 5% đối với mặt hàng phân bón đã được tính toán kỹ lưỡng và thực hiện ở thời điểm năm 2015 trở về trước rồi:

"Nói về cơ sở khoa học thì chúng tôi tính toán hiện nay thuế GTGT đầu vào nó chiếm khoảng 3,83% giá trị của phân bón. Vì thế, nếu chúng ta áp 5% thì có nghĩa hầu hết các doanh nghiệp phân bón đủ để khấu trừ thuế VAT đầu vào. Nhưng đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm nông nghiệp tăng lên, vì chúng ta khấu trừ nó gần như hết rồi.

Thêm nữa với việc chúng ta khấu trừ được thuế VAT đầu vào giá thành sản xuất phân bón giảm xuống, doanh nghiệp phân bón nếu bán giá hiện nay thì sẽ được lợi nhuận cao hơn, và họ có điều kiện để đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, ứng dụng các khoa học công nghệ mới vào việc sản xuất các loại bón mới phù hợp hơn với thị trường, với môi trường, và đồng thời có thể hạ giá thành".

Ảnh minh họa: Vietnam+

Ảnh minh họa: Vietnam+

Chuyên gia tư vấn thuế Bùi Ngọc Tuấn - Phó Tổng giám đốc dịch vụ tư vấn thuế Deloitte Việt Nam cũng đồng tình quan điểm việc áp thuế GTGT 5%. Việc đó sẽ giúp cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phân bón, góp phần hạ giá bán sản phẩm phân bón trong nước, tăng đầu tư công nghệ xanh vào ngành nông nghiệp của Việt Nam:

"Về tổng thể cũng đã có những bài toán phân tích ở nhiều góc độ khác nhau để có thể thấy rằng xu hướng giảm giá thành phân bón của sản xuất trong nước nó sẽ rõ rệt hơn, và theo đó, nếu cộng thêm 5% thuế GTGT đầu ra đấy thì về tổng thể thì chi phí mà người nông dân cần phải bỏ ra để trả cho phân bón mới có thể sẽ thấp đi.

Các doanh nghiệp sẽ có những động lực tốt hơn để có thể hạ giá thành, sản phẩm cạnh tranh hơn các sản phẩm phân bón nhập khẩu từ nước ngoài, để góp phần làm tăng trưởng cho nền nông nghiệp của Việt Nam".

Cũng theo các chuyên gia, trước yêu cầu xanh hóa, mục tiêu Netzero và các tiêu chuẩn về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, giảm phát thải khí nhà kính của thế giới ngày càng cao đối với các mặt hàng nông sản. Vì vậy, việc sửa đổi chính sách thuế GTGT sẽ khiến nông sản Việt Nam không chịu thiệt thòi trên trường quốc tế.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Trong bối cảnh hạ tầng chưa đồng bộ, ùn tắc thường xuyên xảy ra, nhiều tài xế, đặc biệt là lái xe khách, container, bị áp lực vì thời gian làm việc giới hạn và lo lắng bị xử phạt, dẫn đến nhiều đơn vị vận tải thiếu hụt lái xe, khó tuyển dụng mới.

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Sở Xây dựng vừa thông báo tổ chức giao thông trên đường vành đai 3 trên cao đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Mai Dịch (giai đoạn 3) để thi công sửa chữa 16 khe co giãn. Thời gian thực hiện từ ngày 12/5/2025 đến ngày 01/7/2025.

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Các bảng thông tin điện tử được lắp đặt tại các nhà chờ xe buýt ở TP.HCM từng mang lại nhiều tiện ích cho hành khách, giúp họ dễ dàng theo dõi lộ trình, thời gian đến của xe và thông tin tuyến đi, góp phần nâng cao trải nghiệm khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được rào chắn tổ chức phục vụ thi công ga ngầm trên đường Trần Hưng Đạo.

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6 tới, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Theo ngành thuế, việc đăng ký sử dụng rất đơn giản, 'chỉ 5 phút là xong'.

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Tình trạng dây điện, cáp viễn thông chằng chịt như "mạng nhện" trên không từng là hình ảnh quen thuộc ở nhiều tuyến đường tại TP.HCM, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn không ít nguy cơ về an toàn. Để từng bước giải quyết vấn đề này, thành phố đã triển khai nhiều dự án ngầm hóa hạ tầng.

Đài Tiếng nói Việt Nam ký Thỏa thuận hợp tác với Đài Phát thanh Truyền hình Quốc gia Belarus

Đài Tiếng nói Việt Nam ký Thỏa thuận hợp tác với Đài Phát thanh Truyền hình Quốc gia Belarus

Ngày 12/05/2025, tại Thủ đô Minsk, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Đài Tiếng nói Việt Nam ký kết Thỏa thuận hợp tác với Đài Phát thanh Truyền hình Quốc gia Belarus.