Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
"Trường đấy nổi tiếng từ thời xa xưa, thời Pháp thuộc cơ, gia đình phải gia phong nề nếp thì mới cho con gái học trường đó để biết nữ công gia chánh ý. Từ thời các cụ nhà mình, thế hệ trước nhà mình, sinh năm khoảng 3 mấy 4 mấy ấy thì được hưởng cái giáo dục đó".
"Ngày xưa cụ hay dạy thêu thùa. Mình ở đây từ bé thì nói chung là cũng thấy cũng có nhiều người sang học, ngày xưa thôi, sang học thêu là chính…."
Trường Tư thục Nữ Công Tinh Hoa được thành lập tại Hà Nội năm 1950 trên phố Bà Triệu, với nữ hiệu trưởng đầu tiên là bà Vũ Thị Tuyết Nga. Ngôi nhà số 174 phố Bà Triệu đã trở thành một trong những địa chỉ đặc biệt trên con phố này. Rất nhiều thế hệ nữ sinh của Hà Nội xưa mơ ước được học các môn nữ công gia chánh tại đây như thêu thùa, đan lát, may vá, nấu ăn,…
Người dân trên phố ai cũng biết ngôi trường dù đã rất lâu không còn dạy học nữa, nhưng vẫn còn sự hiện diện của biển tên nên vẫn thấy rất đỗi thân quen. Bỗng một ngày, chiếc biển tên trường được gỡ xuống, chiếc cổng màu xanh được sơn lại mới hơn và mang theo một chút thiếu vắng:
"Cụ bỏ dạy lâu rồi, còn cái biển đấy thôi, chứ cũng phải bỏ đến mấy chục năm rồi. Biển thì mới sửa lại nên người ta bỏ quãng đây 2 tháng rồi. Bao nhiêu năm chỗ đấy vẫn là cái biển đấy mà, mất là mất cái tên hiệu là tinh hoa chứ dân ở đây quen rồi thì người ta vẫn gọi…"
“Bao nhiêu năm chỗ đấy vẫn là cái biển đấy mà”. Sự thân thuộc của dòng chữ Nữ công tinh hoa trên tấm biển trường ở số nhà 174 phố Bà Triệu ấy đã ăn sâu vào ký ức của những người đã từng được biết đến, đặc biệt là đã từng được học nữ công gia chánh tại đây.
Ngôi trường là niềm mơ ước, tự hào được học của bao thiếu nữ Hà Thành xưa, cũng là nơi bao bước chân nam thanh chờ đợi, đón đưa người nữ tú của mình sau mỗi buổi học … như thế, làm sao có thể quên được những ký ức đẹp này.
Con gái Hà Thành xưa nổi tiếng bởi sự khéo léo, đảm đang, từ đan lát, thêu thùa, may vá, cho đến cắm hoa, nấu ăn, làm bánh… cũng bởi ý thức luôn đặt yếu tố nữ công gia chánh làm trọng, nên nghiêm túc từ trong việc chọn học, chọn trường, chọn người dạy. Trường tư thục Nữ công tinh hoa ngày ấy đã là một địa chỉ đáng tự hào của đất Tràng An khi đào tạo được nhiều thế hệ phụ nữ vàng như thế cho Hà Nội.
Còn ngày nay, cuộc sống hiện đại với nhiều dịch vụ nở rộ. Việc học nữ công gia chánh cũng đã được chuyên sâu, chuyên nghiệp hóa hơn và nâng tầm thành các trường dạy nghề, hoặc học nghề để kiếm sống, chứ không chỉ đơn thuần là học để khéo léo vun vén việc trong gia đình nữa.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung ở phố Hàng Trống không giấu nổi sự luyến tiếc khi không còn tìm được những nơi để học thêu thùa, may vá như ở trường Nữ công tinh hoa xưa:
"Luyến tiếc chứ! Phụ nữ bao giờ cũng phải biết, biết thì sẽ làm gia đình đầm ấm hơn. Phụ nữ bây giờ bạn nào tích cực lắm còn ham học nấu ăn để nấu ăn trong gia đình thôi, cái khác giờ đưa vào dịch vụ hết rồi. thời xưa các cô chú thế hệ trên mình được học cái đấy nhiều, ai cũng biết, mà về sau những cái đấy thành nghề tay trái trong thời bao cấp khó khăn là nuôi sống bao gia đình đấy.
Ví dụ như biết đan thì bắt đầu đan thuê, biết thêu thì nhận thêu, biết móc thì nhận móc các đồ nọ đồ kia, từ những cái đấy học rất đơn giản thôi mà về sau trở thành nghề nuôi sống hết. nhưng hiện nay những cái đó giờ mai một hết".
Cũng theo bà Dung, phụ nữ thời hiện đại không cần phải quá khắt khe về công dung ngôn hạnh, nhưng đôi tay khéo làm những việc nho nhỏ, mà thể hiện được ý nghĩa, tình cảm, và tấm lòng ấm áp của người phụ nữ trong gia đình thì thời nào cũng thật đáng quý, và thời nào cũng mang lại niềm hạnh phúc cho người phụ nữ:
"Không phải tự nhiên may được cái áo mà ví dụ như cái áo đứt cúc thì phải biết đính, cái áo len nó rách thì phải biết móc vá nó lại thì người đàn ông người ta rất trân trọng điều ấy chứ. Mình nói đơn giản cái này nhé, ví dụ mình may cho cháu mình bộ quần áo, hôm đó đi đón nó ở trường mẫu giáo về, mới lột quần áo ra tắm cho nó thì nó bảo: Bà có nhớ là bộ quần áo này bà may cho con không? Thì mình cũng cảm thấy sung sướng lắm rồi, Chỉ một điều đơn giản như thế thôi thì nó cũng làm cho tình cảm gia đình thân thiết với nhau hơn".
Một chiếc áo sút chỉ, đứt cúc được khéo léo chữa lành bởi đôi bàn tay ấm áp của người phụ nữ trong gia đình, và chắc chắn, người mặc chiếc áo ấy cũng hiểu và trân quý tình cảm trong từng đường kim mũi chỉ. Tinh hoa của hạnh phúc thật bình dị, không chút ồn ào như thế.
Bộ hành qua phố Bà Triệu, một biển tên đặc biệt: Trường Tư thục Nữ công tinh hoa dẫu không còn, nhưng ngôi trường đã hoàn thành sứ mệnh của mình, là lan tỏa được sự tinh hoa trong hạnh phúc của nhiều người phụ nữ, trong nhiều gia đình như thế….
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.