Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Trung tâm Logistics: Chìa khóa khơi thông dòng chảy kinh tế

Thái Sơn: Thứ sáu 30/05/2025, 07:19 (GMT+7)

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu liên tục biến động, các trung tâm logistics đang được kỳ vọng trở thành mắt xích chiến lược giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị trong hoạt động xuất nhập khẩu và vận tải hàng hóa.

Đây cũng là nội dung được bàn thảo tại tọa đàm “Phát triển trung tâm logistics: Kết nối, khơi thông chuỗi cung ứng bền vững” vừa được tổ chức ngày 29/5 với sự tham gia của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành.

Trung tâm logistics – mạch máu của nền kinh tế

Bà Đặng Hồng Nhung, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Bà Đặng Hồng Nhung, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Theo bà Đặng Hồng Nhung, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trung tâm logistics đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa dòng lưu chuyển hàng hóa, tài chính và thông tin, góp phần tăng hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế. Ngay từ năm 2015, logistics đã được xếp vào nhóm ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và hưởng nhiều ưu đãi theo quy định pháp luật.

Từ thực tiễn hoạt động, ông Hoàng Đình Kiên – Tổng Giám đốc Công ty CP Tiếp vận Hòa Phát cho rằng, thương mại toàn cầu biến động khiến doanh nghiệp logistics đứng trước áp lực kép: một mặt phải chịu chi phí tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng, mặt khác lại bị ép giảm giá để cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, các trung tâm logistics cần phát huy vai trò là "cầu nối chiến lược", điều tiết luồng hàng, kết nối dịch vụ và giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.

“Chúng tôi rất kỳ vọng các trung tâm logistics sẽ cung cấp dịch vụ toàn trình, từ kho bãi, thông quan đến vận chuyển. Khi đó, doanh nghiệp chỉ cần đến một điểm thay vì phải chạy lòng vòng làm nhiều thủ tục”, ông Kiên chia sẻ.

Ảnh minh họa AI

Ảnh minh họa AI

Hai mô hình trung tâm logistics hiện đại vừa đi vào hoạt động gần đây là Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn và Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đang góp phần định hình xu thế phát triển mới.

Theo ông Đào Văn Thuấn, Phó Giám đốc Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn, trung tâm này được xây dựng với mục tiêu tăng thị phần xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị, đồng thời tối ưu chi phí vận tải xuyên biên giới Việt – Trung. Giai đoạn 1 đã đưa vào khai thác 58ha với hệ sinh thái logistics khép kín, chiếm khoảng 30–40% lượng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu.

Trong khi đó, Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang hướng đến mô hình đa phương thức với kết nối đồng thời đường sắt, đường bộ, đường sông và đường hàng không. Theo bà Trương Thị Mùi – Phó Tổng Giám đốc công ty vận hành trung tâm, định hướng của đơn vị là tích hợp các giải pháp logistics xanh, thông minh, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo nền tảng kết nối mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp.

Chính sách phải "mở đường"

Theo các doanh nghiệp, ngoài bài toán đầu tư hạ tầng, công nghệ, nguồn lực, thì rất cần các chính sách ưu đãi cụ thể từ Nhà nước để các trung tâm logistics phát huy hiệu quả. Các kiến nghị được đưa ra gồm: miễn giảm thuế, hỗ trợ mặt bằng, ưu đãi đào tạo nhân lực, đồng thời cho phép trung tâm logistics được kết nối trực tiếp với hệ thống dữ liệu quốc gia để giảm thủ tục, tăng hiệu suất.

Tọa đàm “Phát triển trung tâm logistics: Kết nối, khơi thông chuỗi cung ứng bền vững”

Tọa đàm “Phát triển trung tâm logistics: Kết nối, khơi thông chuỗi cung ứng bền vững”

Bà Đặng Hồng Nhung cho biết, Bộ Công Thương đang hoàn thiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam giai đoạn 2025 – 2035, tầm nhìn đến 2050. Bộ cũng đang nghiên cứu xây dựng một cơ chế riêng cho trung tâm logistics, trong đó bao gồm tiêu chí, phân loại, định danh và các ưu đãi cụ thể để các địa phương có căn cứ thu hút đầu tư.

Với tầm nhìn xa hơn, đại diện các trung tâm logistics đều kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm hình thành một hệ sinh thái logistics toàn diện, nơi các trung tâm có sự phân vai rõ ràng, tránh chồng lắp chức năng, từ đó tạo thành một mạng lưới vận hành thông suốt từ cửa khẩu, cảng biển đến vùng sản xuất và tiêu thụ.

Để làm được điều đó, ngoài sự vào cuộc của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, thì các trung tâm logistics cũng cần chủ động tái cấu trúc, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ thị trường và đối tác quốc tế.

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ thâu tóm đất ở Thanh Trì: Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội vào cuộc

Vụ thâu tóm đất ở Thanh Trì: Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội vào cuộc

Dù chỉ cho thuê đất, nhưng người dân bỗng trắng tay vì biên bản chuyển nhượng “từ trên trời rơi xuống”; Người chết, người khác họ, người không ở địa phương, người mù chữ mà vẫn ký vào biên bản chuyển nhượng...

Giá xăng tăng, dầu giảm

Giá xăng tăng, dầu giảm

Trong kỳ điều chỉnh ngày 29/5, giá xăng bật tăng trở lại.

“Liều thuốc” thật cho “căn bệnh” hàng giả

“Liều thuốc” thật cho “căn bệnh” hàng giả

Đợt cao điểm truy quét hàng giả đang được các bộ, ngành, địa phương triển khai trên toàn quốc nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người dân, nhất là sau những vụ sữa giả, thực phẩm giả, thuốc giả gây xôn xao dư luận.

28 ngày với 10.000km đi qua 6 nước Đông Nam Á bằng ô tô điện

28 ngày với 10.000km đi qua 6 nước Đông Nam Á bằng ô tô điện

Bắt đầu xuất phát từ Hà Nội ngày 5/4/2025, nhóm 8 thành viên là các chủ xe điện VinFast đã thực hiện thành công hành trình Vietnam EV Rally lần 2 dài 10.000km đi qua 6 nước Đông Nam Á với thông điệp “Hành trình xanh – Kết nối ASEAN”.

Phạt lao động công ích: Cần chuẩn bị gì để thực thi?

Phạt lao động công ích: Cần chuẩn bị gì để thực thi?

Hình phạt lao động công ích đối với các hành vi vi phạm giao thông đã nhiều lần được đặt ra. Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cũng đề xuất đưa hình phạt bổ sung này để áp dụng cho các vi phạm giao thông.

COVID-19 quay trở lại,  có đáng lo?

COVID-19 quay trở lại, có đáng lo?

Những ngày gần đây, Covid 19 diễn biến phức tạp tại Thái Lan với số ca mắc mới và tử vong tăng cao. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại một số quốc gia khác như Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc hay Hoa Kỳ.

Nhiều cơ hội về nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp sau khi TP.HCM hoàn tất sáp nhập

Nhiều cơ hội về nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp sau khi TP.HCM hoàn tất sáp nhập

Thời gian qua, thông tin tỉnh Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu sáp nhập với TP.HCM đã tạo nên những tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản tại các địa phương này. Liệu đây có phải là những làn sóng ngắn hạn và đâu là cơ hội về nhà ở thực sự cho người dân, nhất là người thu nhập thấp?