Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Trật tự đô thị phố cổ Hà Nội, cần chú trọng an sinh xã hội

Hoàng Hà: Thứ tư 02/10/2024, 14:55 (GMT+7)

Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh và trông giữ phương tiện trái phép là một trong các vấn đề nhức nhối trên địa bàn TP Hà Nội.

Đặc biệt là tại các tuyến phố cổ của Thủ đô, vỉa hè vốn dĩ đã hẹp lại gắn với truyền thống buôn bán, kinh doanh ở hè phố của một bộ phận không nhỏ người dân, vì vậy công cuộc chấn chỉnh lại trật tự đô thị đang là một thách thức lớn.

Tuy nhiên, lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đang từng bước chấn chỉnh và duy trì hoạt động kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự đô thị.

Các tuyến phố cổ đa số có vỉa hè chật hẹp

Các tuyến phố cổ đa số có vỉa hè chật hẹp

Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều tuyến phố cổ như hàng Cá, hàng Cân, Lãn Ông, Lương Văn Can, hàng Buồm, hàng Gai, hàng Trống, Lý Quốc Sư… hàng hóa, xe cộ của các hộ kinh doanh đã chiếm trọn vỉa hè, thậm chí còn bày hàng hóa tràn xuống một phần lòng đường, gây mất mỹ quan đô thị và khiến người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường, nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.

Một số người dân ở quận Hoàn Kiếm và du khách bày tỏ bức xúc.

"Tình trạng này diễn ra thường xuyên, nhất là vào 3 ngày cuối tuần, lòng đường bị lấn chiếm là nơi để xe, trên vỉa hè người ta bày ghế ra để ngồi. Các tuyến phố trên phường Hàng Trống này xảy ra triền miên, nói nhiều rồi nhưng không thấy thay đổi. Khi nào ở trên xuống kiểm tra thì họ sẽ báo cho người kinh doanh vỉa hè, xong họ đi một cái người ta lại bỏ ra, chán lắm".

"Bây giờ có rất nhiều nơi, người ta lấn ra để bán hàng và để xe, nên nhiều tuyến phố chúng tôi phải đi xuống đường, rất khó khăn cho những người đi bộ. Tôi rất sợ nhưng không có cách nào khác cứ phải đi thôi. Luật đã quy định trên vỉa hè dành cho người đi bộ nhưng quy định này bị buông lỏng, họ nói khó khăn nên tạo điều kiện cho dân để kiếm sống, nhưng dần dần nó càng lấn tới, ngày càng lấn chiếm nhiều hơn".

"Các tuyến phố cổ đa số vỉa hè nó hẹp, nhưng người ta lấn chiếm lòng lề đường để xe, khiến khách du lịch phải đi xuống lòng đường, gây khó khăn và cản trở giao thông, ùn tắc, dễ gây quẹt xe, tai nạn giao thông".

Hàng hóa, xe cộ của hộ kinh doanh chiếm trọn vỉa hè

Hàng hóa, xe cộ của hộ kinh doanh chiếm trọn vỉa hè

Theo trung tá Đỗ Xuân Giáp, Phó Trưởng Công an phường Hàng Đào, Hoàn Kiếm, địa bàn phường nằm trong khu vực phố cổ có đặc thù là diện tích nhỏ hẹp, gắn liền với văn hóa vỉa hè, đa số người dân mưu sinh bằng việc buôn bán ở hè phố. Đặc biệt địa bàn phường vừa tiếp giáp với hồ Hoàn Kiếm, vừa có chợ Đồng Xuân và có tuyến phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân nên thu hút rất đông khách du lịch, nhất là vào các tối cuối tuần.

Với nhiều đặc trưng như vậy nên công tác đảm bảo trật tự ATGT, trật tự đô thị và trật tự công cộng luôn được quan tâm, duy trì kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan với phương châm không có ngoại lệ.

Trong đó, thực hiện đợt cao điểm đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị và trật tự công cộng hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10 tới, từ cuối tháng 8 Công an phường Hàng Đào đã tập trung lực lượng lập lại trật tự đô thị và ATGT.  

Trung tá Đỗ Xuân Giáp cho biết: "Trên địa bàn phường có 10 tuyến phố, chúng tôi xác định tập trung giải quyết triệt để, trong đó lấy tuyến phố Hàng Đào – Hàng Ngang – Hàng Đường là tuyến phố điểm, đặc trưng để tập trung lực lượng giải quyết đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị và trật tự công cộng, sạch đẹp hơn để làm mẫu, từ đó nhân rộng ra các tuyến phố khác. Trong thời gian vừa qua Ban chỉ đạo 197 phường đã liên tiếp tổ chức các lực lượng ra quân tuyên truyền, hướng dẫn sắp xếp hàng hóa, các trường hợp cố tình vi phạm thì cương quyết xử lý, không có ngoại lệ"

Cũng theo trung tá Đỗ Xuân Giáp, nhờ các biện pháp quyết liệt trong đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị, tình trạng vi phạm đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, từ đầu năm đến nay Công an phường Hàng Đào đã xử lý gần 500 trường hợp vi phạm, với số tiền gần 281 triệu đồng, trong đó riêng vi phạm về đô thị như lấn chiếm hè phố và buôn bán hàng rong đã xử lý 209 trường hợp, với số tiền 176 triệu đồng.

Người đi bộ bị đẩy xuống đường

Người đi bộ bị đẩy xuống đường

Trao đổi với VOV Giao thông, Trung tá Vũ Thế Cường, Đội trưởng Đội CSGT-TT, Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè đã tồn tại nhiều năm trên địa bàn mặc dù công tác kiểm tra, giải quyết, xử lý cũng như sự chỉ đạo của các cấp rất sát sao, tuy nhiên sau mỗi đợt ra quân các vi phạm lại tái diễn.

Nguyên nhân là bởi đặc thù của Hoàn Kiếm là quận kinh doanh dịch vụ, người dân thường xuyên chiếm dụng trái phép lòng đường, vỉa hè làm nơi trông giữ phương tiện và bày bán hàng hóa. Trước thực trạng này, mới đây lãnh đạo Công an thành phố yêu cầu Công an quận Hoàn Kiếm tổ chức triển khai các lực lượng tập trung xử lý vi phạm trật tự đô thị bằng những giải pháp cụ thể.

Trung tá Vũ Thế Cường cho biết: "Thứ nhất, với các điểm chiếm dụng trên vỉa hè làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo 197, huy động các ngành, đoàn thể phối hợp cùng lực lượng công an vào để giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Với người có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt phải có lực lượng hướng dẫn, tạo điều kiện để họ được chuyển đổi nghề nghiệp. Thứ hai lực lượng công an sẽ tập trung điều tra cơ bản lập danh sách, để đề xuất cho tổ chức sắp xếp một là cho thuê vỉa hè, hai là những tuyến phố có thể bày bán hàng hóa thì kẻ vẽ tiến đến thu phí vỉa hè. Thứ ba là tập trung xử lý các trường hợp cố tình vi phạm, chúng tôi đang nghiên cứu, đề xuất thu hồi giấy phép".

Cũng theo Trung tá Vũ Thế Cường để công tác đảm bảo trật tự đô thị duy trì có tính bền vững thì cần có sự chung sức của các ngành đoàn thể tập trung giải quyết nhu cầu an sinh xã hội trong việc tổ chức sắp xếp bán hàng cho người dân, làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành của các hộ kinh doanh trên địa bàn.

Đồng thời công tác đảm bảo trật tự đô thị cũng tùy vào đặc thù từng khu vực để có những cách làm phù hợp, đặc biệt là khu vực phố cổ làm sao vừa bảo tồn được nét văn hóa vừa đảm bảo bộ măt đô thị không còn nhếch nhác./.

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'

Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'

Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.

Sẵn sàng thông xe 2 công trình giao thông trọng điểm ở cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP.HCM

Sẵn sàng thông xe 2 công trình giao thông trọng điểm ở cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP.HCM

Hai công trình giao thông trọng điểm ở cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP.HCM là dự án cầu Nam Lý, TP.Thủ Đức và dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM đang trong những ngày nước rút hoàn tất để bắt đầu thông xe trong tuần này.

Giá vàng tăng quý thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng quý thứ 3 liên tiếp

Dù giảm xuống còn 2.652 USD/ounce, nhưng giá vàng đã tăng gần 15% chỉ tính riêng trong quý III.

Hàng loạt phụ huynh, học sinh bị CSGT xử lý trong ngày đầu cao điểm

Hàng loạt phụ huynh, học sinh bị CSGT xử lý trong ngày đầu cao điểm

Chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ buổi sáng 01/10 đã có 31 trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, tạm giữ hàng chục phương tiên, trong đó có cả phụ huynh chở con ko đội MBH...

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, vì sao chọn tốc độ 350km/h?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, vì sao chọn tốc độ 350km/h?

Đầu tư tàu đường sắt tốc độ cao 250km/h chi phí sẽ thấp hơn vận tốc 350km/h, nhưng nếu muốn nâng cấp lên 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả. Hơn nữa, đường sắt tốc độ 350km/h sẽ hấp dẫn và dễ thu hút hành khách sử dụng phương tiện này.

Hà Nội: Kiên quyết xử lý phụ huynh và học sinh vi phạm TT ATGT

Hà Nội: Kiên quyết xử lý phụ huynh và học sinh vi phạm TT ATGT

Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông có nhiều diễn biến phức tạp, gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong thời gian qua.

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Nhiều sự kiện đặc sắc đón chờ du khách

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Nhiều sự kiện đặc sắc đón chờ du khách

Trong 3 ngày từ 04 - 06/10/2024, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, số 19C phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.