Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Trăm năm nghề muối Bạc Liêu

Nhóm PV: Thứ năm 05/01/2023, 16:23 (GMT+7)

Trải qua biết bao thăng trầm, nhưng diêm dân các tỉnh ven biển miền Tây vẫn nặng tình với hạt muối. Nghề làm muối đã có mặt ở vùng đất phương nam gần trăm năm, hình thành nên những cánh đồng muối chạy dọc ven biển.

 

Một cánh đồng muối ở Bạc Liêu đang mùa thu hoạch

Một cánh đồng muối ở Bạc Liêu đang mùa thu hoạch

Một ngày mới bắt đầu với những người làm muối là lúc tờ mờ sáng, cho đến khi nắng chiều tắt hẳn. Hầu hết diêm dân ở đây trực tiếp lao động, ngâm chân trong dòng nước biển mặt đắng là người làm thuê, cuộc sống mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau. Muối mặn thì ai cũng biết nhưng ngay trên đồng muối ấy có những mảnh đời, những nỗi vất vả cùng giọt mồ hôi còn mặn hơn cả muối thì có lẽ ít người biết đến.

Càng phục hơn ở các anh các chú là mặc dù không phải do mình làm chủ cả, nhưng cái nghề muối như vận vào mình, cha truyền con nối bao đời, bỏ cũng tiếc, tìm việc mới thì cũng không quen tay và chẳng biết làm gì, ở đâu. Vậy là mọi người đành bám nghề, bám lấy cánh đồng muối mặn mòi nơi cửa biển quê hương mà lần hồi mưu sinh.

"Làm muối thì mình xuống vụ khoảng 2 tháng mình mới có thể thu được muối".

"Nếu như có nắng lâu thì mình có muối nhiều, còn nếu như mưa sớm thì không có. Tôi làm cũng mười mấy năm rồi giá cả bán Tấn. Từ bốc phát thì cũng còn có mấy trăm mà".

Có thể nói, những người khai phá vùng đất ngập mặn phương Nam đã để lại cho Bạc Liêu một tài sản vô giá, đó là những làng nghề muối. Các làng nghề được công nhận đã và đang trở thành cơ sở để xây dựng vùng nguyên liệu muối bền vững trong tương lai.

Ông Hồ Văn Niên, một người có thâm niên trong nghề muối ở làng muối ấp Trường Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) cho biết, làng nghề muối truyền thống ở đây có diện tích hơn 1.000ha với gần 1.000 hộ sản xuất.

Từ ngày được công nhận làng nghề đến nay đã gần 5 năm, đời sống sản xuất của bà con có nhiều thay đổi. Công nghệ làm muối đã tiến bộ hơn các khâu cán đất, bừa, trục… đều được thực hiện bằng cơ giới thay thế lao động thủ công. Tuy nhiên, diêm dân vẫn giữ lại những kỹ thuật sản xuất cổ truyền như phơi nước biển theo các cấp “xa kề, nhì kề, xắp chuối”.

Do đó, trong cái vị mặn pha lẫn cái hậu ngọt của hạt muối Bạc Liêu là cả một sự kết hợp về công nghệ làm muối truyền trống xưa và hiện đại ngày nay. Dẫu có nhiều đổi thay, nhưng những làng nghề muối ở Bạc Liêu vẫn còn giữ được nét đẹp nguyên sơ, sản xuất độc đáo của người dân xứ biển.

"Mười mấy năm trời làm suốt luôn. Mình làm ở đây sống ở đây chứ đâu có đi đâu được. Mình làm công ăn lương, chủ thì người ta đỡ một chút có chút lời. Còn mình làm công thì chỉ sống qua ngày về thôi. Tới bây giờ mùa mưa thì anh em nghỉ. Trả ruộng để người ta làm nuôi tôm chỉ có bao nhiêu đó thôi. Đợi khi nào thu hoạch tôm xong xuôi thì sẽ làm muối trở lại", ông Hồ Văn Niên nói.

Nghề làm muối rất vất vả nhưng diêm dân vẫn gắn bó không rời. Ảnh: Người lao động

Nghề làm muối rất vất vả nhưng diêm dân vẫn gắn bó không rời. Ảnh: Người lao động

Muối từ bao đời nay đã trở thành một gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mỗi gia đình, 1kg muối bán đi chỉ từ 700 đồng – 1.000 đồng tùy theo thời vụ và thị trường. Vậy mà ít ai để ý khi để làm ra hạt muối, diêm dân phải vất vả từ sáng sớm đến chiều tà, trời nắng nóng nhất cũng là lúc họ làm việc cật lực nhất.

Để làm ra một hạt muối phải trải qua rất nhiều công đoạn, đầu tiên là dội ruộng đến làm sân phơi đất, lấy nước biển vào rồi phơi nắng chờ muối kết tinh. Nhưng để có được hạt muối không phải là chuyện dễ, nếu gặp những cơn mưa trái mùa xem như hoài công.

Ông Huỳnh Văn Thới - người có gần 20 năm làm nghề muối chia sẻ, đặc thù nghề muối là trời nắng làm, trời mát nghỉ vì nắng càng to sản lượng muối thu về càng nhiều. Do vậy, những tháng hè thường là thời điểm làm muối chính của bà con, nghề làm muối tuy vất vả nhưng đã gắn bó và nuôi sống gia đình ông qua nhiều thế hệ nên không bỏ được:

"Làm muối buổi chiều khoảng 2 giờ. Mình xuống cào muối khoảng 3 cm thì chừa lại rồi đến khoảng 23 giờ đêm. Rồi mình mướn người ra vác. Từ 2 mình vát cho tới 8-9 giờ mới xong công chuyện. Ví dụ chủ người ta mướn mình cào một sân như thế là 500.000 và vác lên bờ luôn. Rồi mình chia trong tổ mình 8 người. Mình quen làm nghề này rồi mình chịu được còn đối với những người không quen thì họ không chịu được. Muối cũng mặn mà nước cũng mặn".

Hơn 100 năm phát triển, hạt muối Bạc Liêu cũng đã gắn chặt với đất, với người như một phần hương vị không thể thiếu của quê hương. Có lẽ vì thế mà trải qua biết bao nhiêu năm cát lở, sông bồi, những dòng kênh: Huyện Kệ, Trường Sơn, Cái Cùng, Gành Hào… vẫn luôn “thủy chung” chở nước mặn về “dang tay ôm lấy” những làng muối, nuôi sống diêm dân trên đồng đất ven biển Bạc Liêu.

Theo tài liệu ghi chép, ngày xưa người ta gọi muối Bạc Liêu là muối Ba Thắc (Ba Thắc là từ cổ chỉ vùng đất Nam sông Hậu). Sau này người ta còn gọi muối Bạc Liêu là muối Long Điền (vì ở Long Điền có diện tích sản xuất muối nhiều nhất và nổi tiếng nhất Bạc Liêu). Trước đây nghề làm muối Bạc Liêu rất phát triển, sản phẩm muối Bạc Liêu cung cấp cả lục tỉnh Nam kỳ và 3 nước Đông Dương.

Theo thời gian, nghề làm muối cũng trải qua không ít những thăng trầm, biến cố. Để đến hôm nay, Bạc Liêu có được một vùng nguyên liệu muối với diện tích hơn 2.600ha, mỗi năm cho sản lượng hơn 150.000 tấn.

Từ kinh nghiệm sản xuất của người xưa và những tiến bộ khoa học - kỹ thuật của hôm nay, hạt muối Bạc Liêu đã được nâng lên tầm cao mới. Đồng thời, nghề làm muối cũng đã đưa không ít diêm dân “thương muối”, “bám muối” trở thành tỷ phú.

Năm qua, khi muối Bạc Liêu được cấp chỉ dẫn địa lý cũng là lúc kỹ thuật canh tác muối của bà con diêm dân có nhiều cải tiến đột phá. Đồng thời, những chính sách khuyến diêm của ngành Nông nghiệp cũng đã thúc đẩy nhanh việc cơ giới hóa nghề muối.

Từ đó, mở ra cơ hội làm giàu cho diêm dân. Về thăm đất muối, nghe các tỷ phú muối tâm sự trong niềm phấn khởi vì những đổi thay của nghề, ta như thấy được tâm huyết của người xưa đã kết tinh trong từng vụ muối hôm nay.

Ông Hà Ngọc Thanh – ngụ xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải chia sẻ: "Theo tôi biết, nghề làm muối này xuất phát từ trước giải phóng, sau khi giải phóng thì nhà nước tiếp quản khu vực này. Lúc đó lên tập đoàn tập thể rồi lên hợp tác xã. Lên hợp tác xã được một giai đoạn làm muối bà con ở đây cũng phấn khởi có người thì cất nhà tường có người thì cũng mua được xe đời mới".

Như bất cứ một nghề lao động tay chân nào, làm muối là nghề nặng nhọc. Những ngày nắng tới 39 độ C, cánh đồng muối bốc hơi nghi ngút, hơi mặn của muối, cái nóng như rang áp vào đôi bàn chân, phả vào mặt mũi thì diêm dân vẫn bì bõm, dầm gót chân trần dưới ruộng để cào.

Nghề làm muối vừa cực khổ, vừa phụ thuộc cao vào thời tiết. Dù nắng ráo hay mưa phùn, đôi vai của diêm dân vẫn trĩu nặng những gánh muối vô hình, sự âu lo cuộc sống vẫn hằn sâu trong những đôi mắt chân chim. Đó là sự vất vả được tạo thành quy luật, gắn với “đời diêm dân” mặn chát muối và mặn đắng mồ hôi.

Hạt muối trắng mặn mòi là kết tinh hương vị của biển cả và những giọt mồ hôi của các diêm dân rỏ xuống cánh đồng. Nắng càng gắt, càng chói, muối càng “trở mình” kết tinh cao, tạo ra những hạt “mẩy” căng, óng ánh dưới nắng trời.

Đó cũng chính là lúc diêm dân úa ra đồng, tranh thủ “chạy đua” với mặt trời để cào, xúc muối và loại bỏ tạp chất trước khi muối đóng thành viên. Đời diêm dân bao đời nay vẫn cơ cực oằn mình “cõng nắng”, cõng cả những mặn mòi của cuộc sống trên vai.

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.