Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

TP.HCM và ĐBSCL, hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững

Thanh Phê: Thứ sáu 24/11/2023, 07:00 (GMT+7)

Mekong Connect 2023 do TP. Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức, tạo sự kết nối chuỗi cung ứng và giá trị giữa vùng kinh tế TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Diễn đàn năm nay tập trung khơi mở những hướng đi mới cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như những kiến nghị chính sách.

Ở tuổi thứ 8, Diễn đàn Mekong Connect đã trở thành một hoạt động quan trọng cấp vùng, tập trung vào việc tạo ra một “sân chơi” giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thúc đẩy kết nối kinh tế giữa vùng kinh tế TTP.HCM  và ĐBSCL. Bởi cả 2 khu vực này, tập hợp được nhiều lợi thế bổ sung cho nhau trong phát triển kinh tế-xã hội. Năm 2023, sau những biến động lớn trên phạm vi toàn thế giới, những xu hướng mới đã hình thành và phát triển nhanh chóng; trong đó, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược.

Đề cập đến vấn đề sản xuất xanh, giảm phát thải, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP. Cần Thơ cho rằng: Tôi rất mừng khi đề án sản xuất 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp sắp được Chính phủ thông qua và sẽ sớm được triển khai. Đề án này sẽ giúp nâng giá trị ngành lúa gạo ĐBSCL. Thời gian tới, cần nhân rộng mô hình ra 2 ngành chủ lực nữa của ĐBSCL là trái cây và thủy sản.

Ông Bình cũng cho rằng, thời gian qua, đã có những chuỗi liên kết sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa, nông sản giữa ĐBSCL với TP.HCM có hiệu quả nhưng chỉ mới là vài điểm sáng, chưa phải đại trà.

Phải thừa nhận rằng, việc phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn vẫn còn mới mẻ với các địa phương, đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực giữa các địa phương, với các bộ, ngành. Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho rằng, để làm được điều này, cần xây dựng khung chương trình hợp tác giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL trong lĩnh vực phát triển hạ tầng xanh, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế xanh.

Đồng thời, hợp tác xúc tiến thương mại sản phẩm và lĩnh vực liên quan kinh tế xanh trên quy mô toàn vùng; hình thành các cơ chế và chính sách phát triển trong vùng và liên vùng. Ông Trần Việt Trường cho biết thêm: Từ cách tiếp cận kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của từng địa phương, cần tăng cường các hoạt động liên kết, cọ sát và đối chiếu, chia sẻ kiến thức thị trường và hợp tác thay cho cạnh tranh bằng mọi giá. Trong đó, hết sức chú ý các tiêu chuẩn và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, kêu gọi hành động vì hình ảnh ĐBSCL và thương hiệu quốc gia chất lượng.

Từ đó, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực của vùng, ưu tiên các hoạt động liên kết chuỗi, liên ngành, kịp thời lấp đầy những khiếm khuyết khi chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế xanh, khắc phục những điểm yếu từ sản xuất, logistics đơn lẻ sang đầu tư hỗn hợp tạo lực đẩy trên thị trường.

15c2_20231115154706

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, TP.HCM vừa được Quốc hội ban hành Nghị quyết 98 về thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố. Tuy nhiên, mọi sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh là hiệu ứng lan tỏa ra cả vùng, thậm chí lan tỏa đến Cà Mau, hay lan tỏa ra phía bắc, đó là kỳ vọng của Trung ương, của Quốc hội khi ban hành Nghị quyết. Do vậy, đây không phải là câu chuyện của riêng TP.HCM mà là câu chuyện của 13 tỉnh ĐBSCL để đón vận hội của TP.HCM như đón vận hội của chính mình bởi không gian kinh tế không có lằn ranh hành chính.

Đối với vấn đề tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, Bộ trưởng khẳng định hiện nay, tâm thức tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh đã ăn sâu vào tâm trí của mọi người: Bây giờ người ta không mua sản phẩm mà người ta mua câu chuyện tạo ra sản phẩm đó, của con người với tư duy xanh để tạo ra sản phẩm. Mọi sự thay đổi đều khó khăn nhưng không thay đổi còn khó khăn hơn. Chúng ta hay đắn đo, cân nhắc quá nhiều về cái giá phải trả cho sự thay đổi mà chưa cân nhắc, đắn đo về cái giá phải trả cho sự không thay đổi. Sự thay đổi có thể khiến doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí, chính quyền mất thêm chi phí nhưng nếu chúng ta không thay đổi cách thức sản xuất thì sẽ bị đơn độc trong quá trình mà nhân loại đang hướng tới.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, sự đóng góp của TP. Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của đất nước thời gian qua có sự đóng góp của vùng ĐBSCL, có nông sản của vùng ĐBSCL chảy về đây, từ đó chế biến, và tạo ra giá trị gia tăng cho TP.HCM. Quan trọng nhất là liên kết không gian kinh tế. Với thế mạnh có hàng loạt các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu và các cơ quan ngoại giao, tham tán thương mại, các tổ chức quốc tế, TP.HCM phải là nơi dẫn dắt câu chuyện tăng trưởng và mới nhất đó là tăng trưởng xanh.

Sau những biến động lớn trên phạm vi toàn thế giới, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu. Đồng thời, tình hình mới cũng đặt ra nhu cầu tự lực, tự cường, chống chịu của từng quốc gia. Nhu cầu này đòi hỏi các vùng, các địa phương trong cả nước phải liên kết chặt chẽ với nhau để phát huy sức mạnh tổng thể.

Trước thực tiễn đó, năm 2023, TP.HCM cùng 38 tỉnh, thành trên cả nước đã tổng kết, ký thỏa thuận và xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội, giai đoạn đến năm 2025 với mục tiêu phát huy thế mạnh của từng địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế cả nước.

***

Có thể thấy, kết nối chuỗi giá trị vùng ĐBSCL - TP.HCM là một hướng đi bền vững và tất yếu. Mối gắn kết này sẽ góp phần hình thành chuỗi sản xuất liên kết gắn với nhà nông, nhà sản xuất và doanh nghiệp; khuyến khích thiết lập liên kết giữa vùng sản xuất với công nghiệp chế biến sản phẩm. 

ĐBSCL và TP.HCM từ lâu đã có mối gắn kết hết sức mật thiết và quan trọng, trên tinh thần hợp tác tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, cùng nhau phát triển, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. ĐBSCL có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực.

Còn TP.HCM ngoài là đầu tàu kinh tế thì còn có thế mạnh về đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, giao thông và trình độ khoa học thuộc hàng đầu cả nước. Thành phố được đánh giá là nơi dẫn dắt câu chuyện tăng trưởng xanh.

Nhìn lại chặng đường đã qua, TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL đã ký Thỏa thuận hợp tác đến năm 2025 với 6 lĩnh vực trọng tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc kết nối giữa hai bên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chung và chưa tương xứng với tiềm năng của cả khu vực.

“Đoàn kết là sức mạnh”, việc kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL chính là giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm ổn định và phát triển vùng theo định hướng chung của cả nước. Kinh tế là không có ranh giới hành chính. Việc đưa mối liên kết này lên một bước tiến mới và ngày càng bền chặt sẽ giúp từng bước lấp đầy những “khoảng trống” của từng địa phương.

Sự phát triển của TP.HCM luôn gắn liền với sự phát triển của các địa phương khác, nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Có thể thấy, với những thế mạnh sẵn có, đặc biệt về sức mạnh khoa học công nghệ, tri thức từ TP.HCM sẽ giúp các tỉnh ĐBSCL làm tốt hơn việc phát triển của mình. Bên cạnh đó cũng giúp cho việc nâng cấp các sản phẩm ĐBSCL theo hướng xanh hơn, đạt chuẩn xuất khẩu, từ đó gia tăng giá trị sản phẩm, tạo dựng niềm tin và mở rộng thị trường, tăng thu nhập người dân nông thôn.

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.

[Cập nhật Bão số 3] Lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

[Cập nhật Bão số 3] Lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

Trưa 07/9, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13, giật đổ hàng nghìn cây xanh, làm nhiều tàu bè đứt neo trôi ra biển.

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Ngày 06/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Diệp Ngọc Tuyền về tội “Hành hạ người khác” theo Điều 140 Bộ luật hình sự.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.