Để không bị “chặt chém” khi đi sửa xe máy
Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nhiều hoạt động ý nghĩa
Bà Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM nhấn mạnh: Việc tổ chức tốt Ngày hội đã góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết, tạo sự gắn bó chặt chẽ trong cộng đồng, là cơ sở để phát huy dân chủ, tăng cường sự đồng thuận, phát huy nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân, tạo nên sức mạnh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương và đất nước.
Ngày hội gồm 15 hoạt động ý nghĩa như: Không gian triển lãm; trò chơi dân gian; Lễ Trao giải báo chí “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố - Vì hạnh phúc của Nhân dân” lần 2; Tuyên dương các mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong cộng đồng tôn giáo; phát động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023; Hội thi sân khấu hoá tiểu phẩm tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với chủ đề “Nông sản thời công nghệ số”...
Không gian triển lãm, giới thiệu và trưng bày sản phẩm bao gồm 80 hình ảnh tiêu biểu của các hoạt động tổ chức Ngày hội Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn 2003 – 2023 tại các khu dân cư; Không gian triển lãm “Trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn TP.HCM” trưng bày 16 bộ trang phục truyền thống đại diện các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn TP.HCM; Không gian triển lãm “Sản phẩm, dịch vụ xanh và thân thiện môi trường; sản phẩm bình ổn thị trường, Thương hiệu vàng; sản phẩm đạt OCOP và sản phẩm “Phụ nữ khởi nghiệp - sáng tạo”.
Ra mắt Quỹ an sinh xã hội TP.HCM
Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng Đề án thành lập Quỹ An sinh xã hội TP.HCM.
Quỹ An sinh xã hội TP ra đời với sứ mệnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai các chương trình an sinh xã hội trên trang web của Quỹ, các nền tảng mạng xã hội nhằm kêu gọi sự tham gia đóng góp, ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Việc hỗ trợ được thực hiện công khai, minh bạch và cụ thể đối tượng được hỗ trợ. Đây được xem là một điểm mới, nổi bật và phát huy tính hiệu quả, sáng tạo trong triển khai thực hiện công tác an sinh xã hội trong thời gian tới.
Giai đoạn cuối năm 2023 và quý 1 năm 2024, Quỹ An sinh xã hội sẽ triển khai 8 Chương trình với tổng kinh phí dự kiến vận động là 3 tỷ 850 triệu đồng.
Ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UB MTTQ VN TP.HCM, Phó Ban sáng lập Quỹ cho biết: “Quỹ An sinh TP.HCM sẽ là đơn vị để kết nối các nguồn lực xã hội, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị để tiếp tục thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Hôm nay, Quỹ an sinh đưa ra 8 chương trình cụ thể để tiếp tục chăm lo cho người dân được tốt hơn đặc biệt là trong dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền”.
Ngày hội cũng trao sổ tiết kiệm cho 200 em học sinh mồ côi do dịch bệnh COVID-19 có hoàn cảnh khó khăn, 10 triệu đồng/sổ (từ Quỹ “Vì người nghèo” do Ban tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” tài trợ, tổng trị giá 2 tỷ đồng; trao tặng quà cho đoàn viên, hội viên và hộ dân có hoàn cảnh khó khăn: 300 phần quà do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội vận động chăm lo với tổng số tiền 100 triệu đồng.
Một số hình ảnh PV VOV Giao thông ghi nhận tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc TP.HCM
Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.
Hiện nay kinh tế đang có phần khó khăn hơn, cộng với việc bán hàng qua kênh online phát triển mạnh, chưa kể các siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi mọc lên khắp hang cùng ngõ hẻm....được xem là những nguyên nhân khiến nhiều chợ truyền thống ngày càng ảm đạm, ế khách ngay cả trong mùa mua sắm.
Theo dự liệu thống kê của Cục Đăng kiểm VN, số lượng đăng kiểm viên bị khởi tố và số người nghỉ việc chiếm khoảng hơn 40% lượng đăng kiểm viên của toàn hệ thống.
Phố cổ Hà Nội, nổi danh với những phố Hàng, nhưng bây giờ còn rất ít phố giữ được nghề truyền thống xưa, như chính tên gọi của nó. Nếu ai đã từng đi qua phố Hàng Thiếc sẽ cảm thấy khá thú vị khi cả con phố này hầu hết các gia đình đều giữ được nghề, và sống tốt với nghề chì thiếc.
Giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (7/12) được dự báo giảm theo xu hướng thế giới.
Dù là đường mới làm, vừa sửa xong hay đường đã cũ, trên bất kỳ một con phố nào ở Thủ đô, người dân chưa bao giờ được đi trên một con đường bằng phẳng, không có ổ gà, ổ trâu, hay nhìn thấy những chiếc nắp cống bằng phẳng, vỉa hè không lồi lõm, nứt vỡ...
Tháng 8/2023, UBND TP.Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam triển khai dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng với 1.000 xe tại 79 điểm trên địa bàn các quận Ba Đình, Thanh Xuân, Tây Hồ… Sau một thời gian triển khai, người dân thấy sao về dịch vụ này?