Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Tìm về văn hoá Nam Bộ xưa cùng “Linh nhà cổ"

Ngọc Hương: Thứ bảy 07/01/2023, 15:26 (GMT+7)

Được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước mở cửa hội nhập, sẵn sàng đổi mới để phát triển, thế hệ trẻ được tự do sống với đam mê và lý tưởng của mình.

Trong số ấy có những người dành tình yêu mãnh liệt với truyền thống của cha ông, họ trở thành người kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Cũng bằng tình yêu ấy, chàng trai Nguyễn Duy Linh hay còn gọi là “Linh nhà cổ”– một người con của đất Vĩnh Long đã sẵn sàng mang hành trang sức trẻ rong ruổi khắp nơi để kịp tìm hiểu và ghi lại tư liệu quý giá về các công trình kiến trúc độc đáo đã phủ màu thời gian trước khi chúng biến mất.

Linh nghiên cứu, đọc chữ Hán Nôm tại một ngôi mộ xưa - Ảnh Báo Thanh Niên

Linh nghiên cứu, đọc chữ Hán Nôm tại một ngôi mộ xưa - Ảnh Báo Thanh Niên

PV: Linh có thể chia sẻ nhiều hơn về công việc cũng như ngành học của mình?.

Nguyễn Duy Linh: Em vốn là một sinh viên học về quản trị du lịch, chuyên ngành của em là về du lịch và nhà hàng.

Nhưng mà cơ duyên của em là được sống trong một công trình nhà xưa và được tiếp xúc với những lề lối và những nếp sống xưa của ông bà mình, từ đó dần dần em bắt đầu cảm nhận được cái giá trị và yêu thích nó.

PV: Em đã bắt đầu với việc tìm hiểu và lưu giữ hình ảnh về những ngôi nhà cổ từ khi nào?

Nguyễn Duy Linh: Việc đi tìm hiểu về nhà cổ này có thể nói là mình may mắn vì được sống và được cái là dòng họ của em là những người được ở trong những ngôi nhà xưa. Từ bé em đã được tiếp xúc với những ngôi nhà cổ, mình cảm thấy nó có nhiều cái hay. Tới khi nhận thức được cái giá trị của nhà cổ thì từ năm cấp ba, khi học lịch sử, em được tiếp xúc với những thông tin, em bắt đầu cảm nhận được giá trị lịch sử cần được lưu giữ và nghiên cứu sâu hơn nữa, nhất là về nhà cổ và các công trình văn hóa của miền Nam mình.

Ban đầu thì mình sẽ đi được những địa điểm gần với nhà mình, trên đường mình đi học, mình đi ngang những cái nhà xưa rồi mình rảnh, cuối tuần, mình sẽ đi chơi nhà ông bà để tiếp cận. Tới giai đoạn em có bằng lái xe, năm 18 tuổi, em mới bắt đầu đi chuyên sâu vào những cái công trình luôn, có những cái nhà ở xa, rồi những cái địa điểm xa hơn thì bắt đầu mới đi tìm hiểu.

PV: Khi đến đó thì em sẽ chụp ảnh lại?

Nguyễn Duy Linh: Đúng rồi, trước tiên là em sẽ chụp ảnh. Mình tới đó mình sẽ nói chuyện và trao đổi với những người ở nhà xưa để biết thêm những câu chuyện phía bên trong ngôi nhà. Khi mà mình đi được nhiều rồi thì mình thấy được nhiều nét đặc trưng của mỗi khu vực và em sẽ là người ghi chú lại để viết một bài viết hoặc là chia sẻ về những cái đó cho những nơi khác, để người ta hiểu hơn về địa phương.

Em có làm một cái fanpage là “Tản mạn kiến trúc”, em với những anh em trong nhóm cũng có ý định là viết về các công trình di sản và đồng thời sẽ giới thiệu về văn hóa của người miền Nam. Rất may mắn là fanpage này được rất nhiều người ủng hộ, đặc biệt là giơi trẻ.

Ban đầu tụi em xây dựng thì cứ nghĩ rằng đây là cái fanpage cho những người nghiên cứu, nhưng mà rất may mắn là thu hút được số lượng lớn giới trẻ, có thể nói là hơn 50 %, rất may mắn ở chỗ đó.

PV: Vậy là những bài viết, những hình ảnh mà em chụp được về ccs công trình văn hóa cổ, những ngôi nhà cổ chủ yếu là chia sẻ ở trên fanpage “Tản mạn kiến trúc”?

 Nguyễn Duy Linh: Đúng rồi. Ngoài ra thì em cũng có viết một số bài viết để đăng lên các báo và tạp chí này kia để cho nhiều người được tiếp cận hơn.

Tại vì có nhiều cái khía cạnh trong một cái ngôi nhà xưa người ta không có hiểu thì khi mình được tiếp xúc, mình sẽ khai thác cái giá trị đó để giúp cho nhiều người hiểu hơn. Em sẽ là người làm cầu nối để giúp cho người ta hiểu gì ở chỗ đó.

Đến nay, Linh có hơn 10.000 hình ảnh, tư liệu nghiên cứu về văn hóa, kiến trúc Nam bộ xưa - Ảnh Báo Thanh Niên

Đến nay, Linh có hơn 10.000 hình ảnh, tư liệu nghiên cứu về văn hóa, kiến trúc Nam bộ xưa - Ảnh Báo Thanh Niên

PV: Khi em bắt đầu hành trình đến với những ngôi nhà cổ để nói chuyện với người ta, lúc đó mình cũng là một người trẻ thôi. Vậy giai đoạn đó em tiếp cận có khó lắm không Linh?

 Nguyễn Duy Linh: Có những cái ngôi nhà rất là dễ, mình nói mình là một sinh viên hoặc là con thích về nhà xưa, con tính xin vô tham quan để con chụp hình làm tư liệu thì người ta rất là cởi mở. Một số ngôi nhà họ dè dặt, họ sẽ hỏi kỹ này kia thì mình phải tốn thời gian, có thể là vài tháng hoặc là vài ba lần mình tới hoặc có những ngôi nhà mất tới vài năm để mình tiếp cận.

Nhưng khi họ hiểu được việc mình làm thì họ tạo điều kiện cho mình. Có thể có những thứ họ không bao giờ muốn chia sẻ với ai thì họ vẫn cho mình biết ngay chỗ đó luôn.

PV: Thường để biết được ở nơi nào có nhà cổ cũng như những thông tin ban đầu về những công trình đó thì em tìm nguồn ở đâu?

Nguyễn Duy Linh: Năm lớp 11 em mới được sử dụng điện thoại, em bắt đầu tập sử dụng trên cái Google Map thì em mới sử dụng cái chế độ vệ tinh. Những cái nhà xưa thì nóc nhà nó sẽ có một cái kết cấu riêng, khi mà nhìn xuống như vậy thì em sẽ ghim ở vị trí đó và dần dần có thời gian rảnh sẽ tới ngôi nhà đó để em tìm hiểu.

Trước khi tới nhà đó, em sẽ hỏi người dân ở đó trước để mình nắm một số thông tin. Khi tới ngôi nhà đó, mình hỏi mình tập hợp được những thông tin từ xung quanh hay từ chính ngôi nhà đó luôn.

Ngoài ra, em được một cái may mắn là gia đình em là một gia đình truyền thống, ông bà em lại là người biết về chữ Hán. Từ nhỏ đã được học nên mình biết được chữ Hán. Khi mà mình tiếp cận được một cái nhà cổ hoặc là một cái đình, chùa miếu, mình đọc được cái chữ trên đó thì mình biết được rất là nhiều thông tin hay và bổ ích.

Khi mà em viết được và đọc được thì em dịch cho người ở những ngôi nhà cổ đó, người ta rất là thích. Tại vì có nhiều gia đình họ không có hiểu về cái chữ Hán, họ muốn dịch để họ hiểu, giúp con cháu biết về cái chữ trong gia đình họ đang sử dụng.

PV: Bây giờ em có nhớ là em đã đến được bao nhiêu ngôi nhà cổ và em lưu giữ lại kho ảnh của mình như thế nào?

Nguyễn Duy Linh: Có thể nói bình quân mỗi tỉnh như vậy em đi chắc cũng hai, ba chục căn thôi chứ không không nhiều. Các tỉnh thì có thể hiện tại là trên 300 – 400 căn thôi. Với số lượng hình ảnh của em thì hiện tại là có thể hơn 100 GB rồi, rất là nhiều.

Có một số công trình vẫn còn tồn tại và có những cái công trình đang trùng tu thì em được góp ý, rồi có những công trình hiện nay nó đã biến mất, cũng là một điều đáng tiếc, nhưng mà cũng may mắn là em còn lưu lại được những hình ảnh trước khi nó biến mất.

PV: Cảm ơn Linh nhiều vì những chia sẻ cùng thính giả của Mekong FM.

Có đến hàng trăm nhà cổ đã được Linh đến tận nơi nghiên cứu, khám phá - Ảnh Báo Thanh Niên

Có đến hàng trăm nhà cổ đã được Linh đến tận nơi nghiên cứu, khám phá - Ảnh Báo Thanh Niên

Đặt chân đến hàng trăm ngôi nhà cổ, ghi lại hơn 100 GB hình ảnh về những công trình kiến trúc độc đáo của Nam bộ, biết đọc và viết thành thạo chữ Hán – Nôm… đó có thể xem là tài sản tuổi trẻ quý giá của chàng trai sinh năm 2000, có biệt danh “Linh nhà cổ” này.

Có dịp được gặp gỡ trực tiếp Nguyễn Duy Linh, tận mắt xem cách Linh nắn nót từng nét thư pháp trên liễn đỏ và nghe kể về những chuyến đi tìm nhà cổ trong hơn 5 năm qua, chúng tôi cảm nhận rõ niềm say mê của chàng trai này. Với Linh, việc được gặp gỡ và tìm hiểu về nhà cổ không chỉ là sự cố gắng của cá nhân mà đó còn là những mối duyên vì có nhiều ngôi nhà đã bị đập đi chỉ sau vài mươi phút Linh kịp đến và chụp ảnh.

Duy Linh chia sẻ: “Nói chung đó như là một cái duyên của em vậy đó. Hôm ấy, em chỉ đi trên một đoạn đường để em tham quan thì biết cái đoạn đường đó có nhiều nhà cổ, mình biết đoạn đó đang sửa đường, mình xin chủ nhà để chụp hình thì mình hỏi được thông tin đoạn đường nó đang chuẩn bị xây dựng lại, cái nhà đó nằm trong cái khu quy hoạch buộc phải đập bỏ. Mình cũng hơi tiếc, mình vừa lưu lại những cái hình ảnh xong thì được 15- 20 phút sau thì cái xe múc nó lại nó nó phá đi”.

Không chỉ tận dụng thời gian rảnh để rong ruổi và tự mình tìm hiểu về nhà cổ mà Linh còn ý thức được việc trau dồi kiến thức cho bản thân. Linh không ngừng học hỏi, gặp gỡ các cô chú, anh chị để lắng nghe những chia sẻ và góp ý từ các bậc tiền bối. Hiện Linh cũng là cộng tác viên thân thiết của Hội Khoa học và Lịch sử tỉnh Đồng Tháp.

Chia sẻ cảm nhận về chàng trai trẻ này, anh Nguyễn Thanh Thuận- Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Lịch sử Đồng Tháp cho biết: “Đối với bạn Duy Linh thì chúng tôi thấy là mặc dù là một bạn rất trẻ, tuy nhiên cái niềm đam mê của Duy Linh đối với việc nghiên cứu văn hóa Nam Bộ nói chung, cũng như là nghiên cứu về cái mảng nhà cổ, thì bạn có cái niềm đam mê rất lớn.

Bạn không phải là mới đây, mà có thể là đã có được một cái vốn hiểu biết về nhà cổ trong nhiều năm rồi. Duy Linh đã tự mày mò, tự đi, tự nghiên cứu để đi đến từng cái ngôi nhà cổ ở khắp các tỉnh ở ĐBSCL để tìm hiểu. Việc chụp ảnh, nghiên cứu về những ngôi nhà cổ là điều mà chúng tôi thấy là hiếm ai có thể có được một cái sự đầu tư lớn như vậy cho cái việc tìm hiểu về văn hóa cũng như là nhà cổ”.

Trong suốt buổi trò chuyện cùng Duy Linh, chúng tôi không hề nghe người bạn trẻ này nói về những khó khăn mình gặp phải mà phần nhiều thời gian bạn kể về những kỷ niệm vui, những cảm xúc tự hào khi bạn được chủ nhân những ngôi nhà cổ tin tưởng và thậm chí là chủ động liên hệ để nhờ Linh tư vấn về việc bố trí, sắp xếp các cổ vật trong nhà vào những dịp đặc biệt.

Mong rằng Duy Linh sẽ luôn giữ vững niềm đam mê này để tiếp tục hành trình của người trẻ kết nối quá khứ và hiện tại.

 

Ngọc Hương/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Bắt tín hiệu thị trường cho xuất khẩu gạo năm  2024

Bắt tín hiệu thị trường cho xuất khẩu gạo năm 2024

Dù tình hình thế giới được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gạo đã có những tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm. Do vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt tốt các tín hiệu thị trường để duy trì hiệu quả xuất khẩu.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 16/4, trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, có đến 22 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt giảm giá, kéo chỉ số MXV-Index sụt giảm ngày thứ hai liên tiếp từ vùng đỉnh 7 tháng, với mức giảm 0,67% xuống 2.308 điểm.